Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 27)

2016 – 2017

2.2. Cơ sở thực tiễn

Vai trò, nhiệm vụ, chức năng chính của đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xã:

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông; việc sử dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

- Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm, cải thiện

điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.

2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác

2.2.1.1 Một số ví dụ về xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả của các địa

phương khác.

Toàn tỉnh Nam Định có 211 ban nông nghiệp xã, thị trấn và 2 ban nông nghiệp phường Trần Tế Xương và phường Cửa Nam của Thành phố Nam Định.

Ban nông nghiệp các xã, thị trấn của toàn tỉnh hiện có 1.094 cán bộ nhân viên kỹ thuật. Trong đó có: 223 cán bộ khuyến nông, 15 khuyến diêm, 106 khuyến ngư, 209 bảo vệ thực vật, 213 cán bộ thú y, 171 cán bộ quản lý đê nhân dân và 157 cán bộ giao thông thuỷ lợi. Ban nông nghiệp xã là bộ phận chuyên môn giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của UBND xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện. Tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ: xây dựng qui hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn …và hướng dẫn chỉ đạo, điều hành thực hiện qui hoạch, kế hoạch đó.

Sau khi thành lập Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế hoạt động, phân công phân việc cho các thành viên và nhanh chóng đi vào hoạt động theo phương thức: Ban nông nghiệp xã đảm nhận công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể là cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ gieo cấy lúa hoa màu, kế hoạch tưới tiêu và biện pháp kỹ thuật thâm canh; chỉ đạo điều hành sản xuất thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ, đột xuất và hệ thống truyền thanh của xã, HTX, thông báo bản tin triển khai đến HTXNN, các trưởng thôn xóm và các hộ nông dân trên địa bàn xã; Ban nông nghiệp xã đã tham mưu cho UBND xã ban hành các quyết định, thông báo và hướng dẫn để chỉ đạo và điều hành sản xuất. Sau hơn hai năm hoạt động Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực như sau:

- Tham gia tích cực và là chỉ đạo trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhất là công tác qui hoạch, dồn điền đổi thửa; qui vùng sản xuất và giao thông đồng ruộng; công tác phát triển sản xuất xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng con nuôi.

- Về công tác Bảo vệ thực vật: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh, thông báo, đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và hộ nông dân. Hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lượng (như huyện Hải Hậu năm 2010 số lượng thuốc BVTV sử dụng 18 tấn đến năm 2015 giảm xuống sử dụng còn 10 tấn).

- Công tác khuyến nông – khuyến ngư – khuyến diêm: Ban nông nghiệp các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng lịch canh tác, lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ cho hộ nông dân và chỉ đạo sản xuất trong nông nghiệp, bám sát nhiệm vụ chuyển giao hiệu quả các tiến bộ KHKT mới giúp

hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tăng giá trị thu hoạch trên đơn vị diện tích.

Toàn tỉnh xây dựng được trên 250 mô hình. Các mô hình điển hình như: mô hình khảo nghiệm đánh giá thuốc BVTV, tôm he năng suất cao (huyện Hải Hậu), mô hình sử dụng máy gặt đập liên hoàn (huyện Xuân Trường); mô hình trình diễn lúa Thiên ưu 1025 (huyện Nam Trực); mô hình khảo nghiệm giống lạc L26 (huyện Ý Yên); mô hình trồng hoa ly, nuôi baba (TP Nam Định)...

- Công tác về giao thông thuỷ lợi: Hướng dẫn và kiểm tra các HTXNN, các thôn xóm tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy thông thoáng, thuỷ lợi nội đồng, điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất theo qui trình kỹ thuật thâm canh.

- Công tác quản lý đê và phòng chống lụt bão: 95% ban nông nghiệp xây dựng kế hoạch phương án 4 tại chỗ; đã xử lý 269/284 vụ vi phạm đê điều trên địa bàn; 29 ban nông nghiệp tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão.

- Công tác khác: Ban nông nghiệp xã, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra quản lý thị trường về vật tư nông nghiệp được 105 lượt nhằm đảm bảo thị trường vật tư phục vụ nông nghiệp trên địa bàn có chất lượng tốt nhất.

Đánh giá chung

- Các huyện, thành phố đã quán triệt và triển khai nghiêm túc chủ trương chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, thành lập Ban nông nghiệp xã đảm bảo thời gian và thành phần theo qui định; Bước đầu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của Ban nông nghiệp xã.

- Sau khi thành lập Ban nông nghiệp, vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND xã đối với nông nghiệp và PTNT được thể hiện rõ nét hơn. Nhìn chung Ban nông nghiệp các xã, thị trấn có nhiều cố gắng tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn và điều hành sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt một số nhiệm vụ theo qui định của Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-

BNV ngày 15/5/2008 của liên bộ Nông nghiệp và PTNT và bộ Nội vụ, điều phối hoạt động của các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn.

- Thành lập Ban nông nghiệp xã là một bước đi đúng đắn và có hiệu quả, đổi mới về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; đã giảm một số khoản đóng góp theo đầu sào cho hộ nông dân về các khoản điều hành sản xuất, dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh...nên được các hộ xã viên đồng tình, nhất trí. Khi Ban nông nghiệp xã ổn định đi vào hoạt động có hiệu quả sẽ là tiền đề thúc đẩy HTXNN chuyển đổi hoạt động theo đúng luật HTX và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Qua hơn 5 năm hoạt động đánh giá xếp loại về ban nông nghiệp như sau: Số ban hoạt động giỏi:16%, khá: 68%, trung bình 15% còn 1% hoạt động yếu. Nhiều Ban nông nghiệp xã hoạt động tích cực chỉ đạo điều hành tốt sản xuất điển hình như Mỹ Hà, Mỹ Trung (Mỹ Lộc); Nam Thái, Nam Tiến (Nam Trực); Minh Tân, Trung Thành (Vụ Bản); Hải Tân, Hải Tây, Hải Lộc (Hải Hậu); Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng); Yên Đồng, Yên Lợi, Yên Phú (Ý Yên).

Tóm lại: Qua hơn 5 năm thành lập Ban nông nghiệp xã công tác quản

lý nhà nước của UBND xã đối với nông nghiệp và PTNT được tăng cường hơn, UBND xã quan tâm và có trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và điều hành sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước của UBND xã đối với nông nghiệp và PTNT mà Thông tư 61 đã qui định, việc chỉ đạo điều hành và hướng dẫn sản xuất đã sâu sát và thực tế hơn các năm trước góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất đã đạt kết quả tương đối cao.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương.

Cán bộ nông nghiệp cấp xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương cũng như đất nước. Công tác phát triển nông nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền nông nghiệp. Cán bộ nông nông nghiệp với vai trò là lực lượng chủ công trong đưa tiến bộ khoa học kĩ

thuật đến với bà con nông dân, chuyển giao các mô hình mới vào hiệu quả sản xuất, thay đổi nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp cho người nông dân.

Cán bộ nông nghiệp xã là người trực tiếp gần dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật cho người nông dân, góp phần quan trọng vào thay đổi tập quán canh tác của họ. Họ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt ở các địa phương khi thực hiện các mô hình sản xuất mới, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Thế nhưng chế độ dành cho họ nhiều năm qua là chưa thỏa đáng.

Tăng cường quản lý nhà nước của UBND cấp xã, thành lập Ban nông nghiệp là một chủ trương đúng, trúng nhất là trong tình hình thực tiễn hiện nay. Đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền cơ sở để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Do đó khâu cán bộ là quan trọng vì vậy phải thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ xã nói chung và Ban nông nghiệp nói riêng, mạnh dạn lựa chọn những thanh niên trẻ có năng lực, tâm huyết với nông nghiệp nông thôn bố trí vào Ban nông nghiệp xã. Sau đó từng bước có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các nhân viên kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban nông nghiệp xã.

- Sản xuất nông nghiệp liên quan đến số đông các hộ nông dân trong xã và phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên và thời tiết, công việc của Ban nông nghiệp xã rất nhiều nhiệm vụ rất nặng nề vì vậy phải quan tâm chăm lo, động viên cán bộ Ban nông nghiệp về mọi mặt yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Qua đây lựa chọn, bố trí và đào tạo rèn luyện tốt đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật Ban nông nghiệp xã sẽ là nguồn bổ sung cán bộ cho địa phương.

Qua các mô hình và công tác chỉ đạo sản xuất của các địa phương khác tôi rút ra được một số bài học như sau:

Thứ nhất: Phải chấp hành nghiêm lịch thời vụ và cơ cấu giống, không nên sử dụng giống lúa quá dài ngày nếu gặp thời tiết khắc nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thứ hai: Tiếp tục sản xuất 1 giống trên cùng 1 cánh đồng để tiện lợi

trong việc điều tiết nước, quản lý dịch hại, thu hoạch và để giống vụ sau;

Thứ ba: Khi gặp thời tiết rét đậm, rét hại nông dân cần bình tỉnh tháo

nước cạn tránh cho lúa bị chết mầm, tiếp tục theo dõi, không vội gieo lại, vì khi gặp thời tiết tốt lúa sẽ hồi phục nhanh; Quan trọng nhất là khâu chăm bón đúng quy trình, khi lúa đã có màu xanh, đưa nước vào vừa phải, làm cỏ, tỉa dặm, bón phân để lúa đẻ.

Thứ tư: Kết hợp các loại cây trồng hợp lý trong năm sẽ đem lại hiệu

quả kinh tế cao giống như mô hình lúa, sen của gia đình ông Phong.

Thứ năm: Phải luôn học tập kinh nghiệm của các điạ phương khác và

áp dụng để chỉ đạo cho địa phương mình giúp nông dân làm sản xuất nâng cao hiệu quả.

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội (hoặc quá trình hình thành và phát triển) của cơ sở thực tập.

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Vị trí địa lý

Xã Ngọc Long là một xã miền núi cách trung tâm huyện Yên Minh 37 km về phía tây, Đông giáp xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng); Tây giáp xã Du Tiến, xã Lũng Hồ; Bắc giáp xã Mậu Long xã Nậm Ban (Mèo Vạc); Nam giáp xã Thạch Lâm (Bảo Lâm, Cao Bằng), xã Du Tiến. Xã có 1525 hộ, 8457 nhân khẩu, được phân bố ở 25 xóm. Về địa hình có nhiều đồi núi, khe suối phức tạp đường xá đi lại khó khăn. Về địa hình có nhiều đồi núi, khe suối phức tạp đường xá đi lại khó khăn.

6.976,1 ha, gồm; Đất nông nghiệp 4.627,6 ha; trong đất trồng cây hàng năm 1.705,5 ha; trồng lúa 334 ha; cây công nghiệp hàng năm 243 ha; đất lâm nghiệp 2300 ha; đất phi nông nghiệp 1575 ha; đất ở 278,58 ha; đất sông suối 54,18 ha; đất chưa sử dụng 94,25 ha (đất bằng chưa sử dụng 46,8 ha ; đất đồi núi chưa sử dụng 18,6 ha; Núi đá không có rừng cây 28,85 ha).

Toàn xã có 4862 lao động, trong đó 1478 lao động qua đào tạo; lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 4378 người, chiếm 89%. Dịch vụ - thương mại 260 người chiếm 5%. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 213 chiếm 6%.

Đặc điểm địa hình, khí hậu:

Ngọc Long nằm trên cấu trúc địa chất phức tạp, chia cắt mạch, độ dốc lớn.Nhìn chung địa hình của xã có những đồi núi đá cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những thung lũng này có độ dốc khá lớn.

Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Hà Giang qua một số năm gần đây cho thấy xã Ngọc Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

+> Nhiệt độ không khí: TB năm 20 đến 24o C +> Độ ẩm không khí: TB năm 84%

- Mưa: Lượng mưa trung bình cả năm là 2500 - 3200 mm, trong đó mùa mưa chiếm 94,6% lương mưa của cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)