Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 46)

2016 – 2017

3.1.5. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập

3.1.5.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm lãnh đạo Đảng ủy - HĐND – UBND xã Ngọc Long, sự chỉ đạo sát sao của ngành nông nghiệp và đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời của Trạm khuyến nông.

- Đảng bộ, nhân dân Ngọc Long luôn có tinh thần đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách , pháp luật của Đảng và nhà nước .

- Ngọc Long là xã thuần nông, nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước, cần cù sáng tạo, ham học hỏi áp dụng các những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

- Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ diện tích gieo trồng lúa lai, ngô lai, cây rau màu vụ đông, hỗ trợ công chỉ

đạo các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, một số chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi các mô hình phát triển kinh tế.

3.1.5.2. Khó khăn

- Nông sản phẩm nông dân sản xuất ra giá cả thấp, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá vẫn cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp so với một số các ngành sản xuất khác;

- Nhận thức của nông dân không đồng đều, sản xuất còn manh mún, tính tự cung tự cấp cao, sản xuất hàng hóa còn nhiều khó khăn;

- Thiếu lao động làm nông nghiệp trong một vài năm trở lại đây do các lao động trẻ đi làm ăn ở xa nhà, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp của xã.

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

3.2.1.1.Nội dung thứ nhất:

Hỗ Trợ các cán bộ thực hiện lễ hội lồng tồng xuống đồng cho người dân ở xóm Noong khắt.

- Hỗ trợ các cán bộ văn hóa xã làm tổ trọng tài trong ngày diễn ra lễ hội lồng tồng.

- Tham gia giao lưu văn nghệ cùng các đoàn của các thôn xóm trong ngày lễ hội lồng tồng.

3.2.1.2. Nội dung thứ hai:

Thực hiện các công việc đơn giản với sự giám sát của cán bộ hướng dẫn như: tiếp nhận công văn, soạn thảo công văn gửi xuống các xóm, xin dấu, ghi địa chỉ các trưởng xóm, chuyển công văn đến nơi công văn đi…

- Tiếp cận, đọc các loại công văn từ huyện, tỉnh gửi xuống xã như: công văn chỉ đạo công tác chuẩn bị cho mưa lớn, bão, lũ lụt….nhằm giảm thiệt hại của bão lũ đến mùa màng, nhà cửa của người dân.

- Công văn chỉ đạo phòng tránh rét đậm, rét hại từ huyện….tránh ảnh hưởng đến gia súc gia cầm giảm thiểu hậu quả của các đợt rét.

- Soạn thư gửi đi các xóm để tuyên truyền tới người dân biết, để phòng tránh. => Việc thực hành như vậy đã giúp em nâng cao được kỹ năng cá nhân và tập trung vào công việc hơn. ngoài ra còn được dậy cách đóng dấu vào các loại giấy tờ, chuyển công văn đến từng nhà trưởng xóm.

3.2.1.3. Nội dung thứ ba:

Hỗ trợ công tác chuẩn bị khai mạc lớp tập huấn phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tại xã Ngọc Long.

- Trong thời gian em đến thực tập tại xã thì xã có mở lớp tập huấn phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vào ngày 15/03/2018 – 20/03/2018 để chuẩn bị khai mạc em đã cùng 1 số anh chị chuẩn bị về bố cục, nội dung buổi học, chuẩn bị thành phần tham dự và một số công tác lễ tân khác.

- Em đuợc hỗ trợ các công việc đơn giản như cắt gián chữ, gửi công văn thông báo đến các thôn.

- Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến buổi khai mạc lớp tập huấn phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

3.2.1.4. Nội dung thứ tư:

Hỗ trợ cấp phát các giống cây nông nghiệp.

- Hỗ trợ cán bộ nông nghiệp phát giống lúa lai F1 cho người dân các xóm Bản Rắn, Pắc Ngoa, Bản Lầu… Phổ biến kĩ thuật trồng cây lúa lai cho người dân như cách bón lót bằng phân hoai mục, khoảng cách cây với cây là 15cm – 20cm.

- Hỗ trợ cán bộ nông nghiệp phát giống ngô NK76, ngô nếp cho nông dân đề trồng vụ đông, với kĩ thuật : ruộng trồng độ ẩm yêu cầu tốt nhất từ 85- 90%, nếu ruộng dễ thoát nước thì cứ 5-6 hàng tạo 1 rãnh; với ruộng khó thoát nước cứ 3-4 hàng tạo 1 rãnh thoát nước. Độ sâu của rãnh thoát từ 18-20 cm,

bề mặt rãnh từ 15-20 cm, khoảng cách: hàng cách hàng từ 60 - 65 cm, cây cách cây từ 22 - 24 cm.

3.2.1.4. Nội dung thứ năm:

Hỗ trợ công tác chuẩn bị bế mạc lớp tập huấn phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

- Em đã cùng các anh chị cán bộ xã chuẩn bị buổi bế giảng, tổng hợp kết quả đạt được như số người tham gia và đánh giá mức độ hiểu biết của họ.

3.2.1.5. Nội dung thứ sáu:

Khảo sát hiểu biết của người dân về vai trò trách nhiệm của cán bộ phụ trách nông nghiệp.

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Ngọc Long

HĐND

ĐẢNG ỦY

UBND Ủy ban MTTQ và

Tổ chức đoàn thể

Các phòng ban Chuyên môn Các hội

Hệ thống tổ chức chính trị và tiếp cận pháp luật

Hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn.

Số cán bộ, công chức xã đạt chuẩn 23/23 người gồm: Cán bộ 11 người, công chức xã 12 người; tốt nghiệp THPT 23 người, Trình độ Đại học 12 người, cao đẳng 02 người, trung cấp 9. Trung cấp lý luận chính trị là 13; sơ cấp lý luận chính trị là 10.

Trình độ tin học: Chứng chỉ tin, tiếng mông, tiếng anh: 23 người. Cán bộ công chức biết tiếng dân tộc thiểu số: 18 người.

Hiện xã đã đảm bảo có đủ các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến thôn. UB MTTQ và các đoàn thể chính trị của xã: Hàng năm đều đạt phong trào hoạt động khá trở lên, 25 thôn có đầy đủ 5 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Ban công tác mặt trận thôn; Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ; Chi hội CCB.

Đảng bộ xã có 29 chi bộ, với 226 Đảng viên đạt tiêu chuẩn( gồm 3 chi bộ trường học, 01 chi bộ Y tế và 25 chi bộ thôn). Trong đó đạt trong sạch vững mạnh có 23/29, đạt 79,31 % và Hoàn thành tốt nhiệm vụ có 6/29, đạt 20,69% .

Các tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dề bị tổn thương trog lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

Kết quả thực tập tại địa phương

- Nắm được hoạt động của cán bộ nông nghiệp xã Ngọc Long, những quy định làm việc tại cơ quan.

- Cách xử lí công việc, các văn bản chỉ đạo từ các phòng ban của huyện, sở.

- Tham gia các hoạt động của đoàn xã.

- Trợ giúp sự chuẩn bị cho khai mạc và bế mạc các lớp tập huấn… - Tham gia vào việc cấp phát giống lúa, ngô….

- Kiểm tra đồng ruộng, tình hình sâu bệnh gây bệnh.

- Kiểm tra chuồng trại chuẩn bị phòng tránh rét đậm rét hại gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp

- Khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới của xã, tìm hiểu các tiêu chí đã đạt được và chưa đạt được tại xã.

- Hỗ trợ công tác kiểm tra dịch bệnh trên vật nuôi trên địa bàn xã.

3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Trong thời thực tập tại UBND xã Ngọc Long vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đó chính là khoảng thời gian để tôi học hỏi, tích lũy hành trang cho mình trước khi chính thức đến với công việc sau khi ra trường.

Trải qua 14 tuần thực tập tại UBND đã giúp tôi rút ra được những bài học quý giá, hữu ích cho bản thân:

 Về sự chủ động:

-Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập tôi học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người… tất cả đều giúp cho tôi hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.

- Khi đến UBND xã Ngọc Long thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho tôi được vậy nên tôi đã chủ động cũng giúp cho tôi nắm bắt được những cơ hội và học hỏi được nhiều điều trong thực tế.

 Về trang phục

Trang phục tuy không phải là vấn đề để nhận xét hay đánh giá một người nhưng đây là điều đầu tiên mà người đối diện nhìn vào chúng ta trong lần gặp đầu tiên. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp sẽ gây ấn tượng tốt đối với người đối diện.

 Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin.

-Với vai trò là sinh viên thực tập, những điều gì không biết và không hiểu thì hãy hỏi lại những người xung quanh. Hỏi những người xung quanh sẽ dễ dàng, chính xác, nhanh chóng nhận được những câu trả lời.

-Không cần ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai là biết hết tất cả mọi thứ cả, chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi, nhờ sự hỗ trợ của mọi người mà bản thân có thể dần tiến bộ hơn và càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

-Tự tin giao tiếp, đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngại ngùng hay sợ ý kiến đó là sai mà không dám nói. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi việc.

 Những bài học nghề từ thực tế:

Những công việc mà tôi đã trải qua từ thực tế khác hoàn toàn so với những lý thuyết mà tôi được học từ trên lớp. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc…tôi nhìn thấy những lỗ hổng của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, tôi có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này.

 Những người bạn và những mối quan hệ mới

-Sau khoảng thời gian thực tập, tôi thấy mình trở nên “giàu có” bởi có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, những người bạn lớn trong nghề…Chính những người quen tại cơ quan thực tập đã mang đến cho tôi những bài học nghề từ thực tế và cả những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.

 Kĩ năng mới và những cơ hội mới

-Kĩ năng mềm, đó là điều bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế bạn sẽ học được những kĩ năng cần thiết để làm nghề, để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra.

-Cơ hội sẽ luôn đến với những ai cố gắng và thực sự bỏ tâm huyết với công việc của mình, vậy nên, trong thời gian thực tập, tôi đã bỏ thời gian để học hỏi để làm việc và để học nghề một cách nghiêm túc và cầu thị với mong muốn có được những cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để được học hỏi trong một môi trường tốt.

- Thuận lợi:

+ Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ là người dân tộc ít người, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ học tập và nghiên cứu khoa học, đã cử nhiều lượt cán bộ đi học tập nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại các trường đào tạo trong và ngoài nước.

+ Đội ngũ cán bộ của xã hầu hết được đào tạo qua các trường lớp chính quy, có tinh thần ham học hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành, các cán bộ kỹ thuật phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.

+ Các mô hình triển khai trên địa bàn nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình từ phía người dân.

- Khó khăn:

+ Chế độ chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với thị trường hiện nay.

+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quy định đạt thấp.

+ Tình hình các loại bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, các cán bộ phải thường xuyên xuống cơ sở nhưng không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc triển khai trên thực địa và không được cấp quần áo bảo hộ lao động cũng như dụng cụ trang thiết bị phục vụ chuyên môn đặc thù của ngành.

+ Các mô hình trình diễn có kỹ thật hoàn toàn mới so với phương pháp truyền thống nên nhiều hộ khi mới làm còn lúng túng, gặp khó khăn.

3.2.4. Đề xuất giải pháp

Công tác quản lý: Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương đã tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

- Khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới: xây dựng đề án tập trung vào phát triển kinh tế với những giải pháp sau trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất tiến hành lập vùng quy hoạch sản xuất bao gồm vùng sản xuất , tiểu thủ công nghiệp và xây dựng vùng kinh tế trang trại; Đào tạo kiến thức cho nông dân qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Đào tạo chuyển đổi nghề, đào tạo lao động các nghề cơ khí, thợ xây dựng, dịch vụ thương mại; Đào tạo cán bộ cấp xã có chất lượng.

- Xây dựng các cuộc vận động,tổ chức tuyên truyển quảng bá đến toàn thể người dân để thúc đẩy mạnh mẽ và đạt kết quả cao như: cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã và đang được tuyên truyền trong tầng lớp nhân dân.

- Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống CBNN: Xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống CBNN cấp xã, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 cán bộ phụ trách nông nghiệp. CBNN không chỉ là những người có năng lực, trình độ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 46)