Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 54)

2016 – 2017

3.2.4. xuất giải pháp

Công tác quản lý: Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương đã tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

- Khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới: xây dựng đề án tập trung vào phát triển kinh tế với những giải pháp sau trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất tiến hành lập vùng quy hoạch sản xuất bao gồm vùng sản xuất , tiểu thủ công nghiệp và xây dựng vùng kinh tế trang trại; Đào tạo kiến thức cho nông dân qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Đào tạo chuyển đổi nghề, đào tạo lao động các nghề cơ khí, thợ xây dựng, dịch vụ thương mại; Đào tạo cán bộ cấp xã có chất lượng.

- Xây dựng các cuộc vận động,tổ chức tuyên truyển quảng bá đến toàn thể người dân để thúc đẩy mạnh mẽ và đạt kết quả cao như: cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động đã và đang được tuyên truyền trong tầng lớp nhân dân.

- Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống CBNN: Xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống CBNN cấp xã, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 cán bộ phụ trách nông nghiệp. CBNN không chỉ là những người có năng lực, trình độ mà phải có tâm huyết, có lòng yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Do vậy chỉ quy hoạch những người có cam kết gắn bó với nông nghiệp, nông dân.

- Rà soát lực lượng cán bộ nông nghiệp, loại bỏ những cán bộ yếu kém không đủ năng lực, kết quả và hiệu quả làm việc thấp hoặc những người không có tâm huyết với nghề. Tuyển dụng những người có đủ năng lực, tâm huyết.

- Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ CBNN theo yêu cầu, nhiệm vụ. Định kỳ 5 năm 1 lần tiến hành đánh giá năng lực CBNN cấp xã để xem năng lực có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Chỉ những người đủ năng lực về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức mới được giữ lại làm CBNN.

- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cộng tác viên thôn bản: thú y thôn bản, CTV khuyến nông, các CLB ở các xã, phường, thị trấn...

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBNN cấp xã - Tăng cường công tác đào tạo tập huấn.

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.

- Tăng cường các lớp tập huấn tại hiện trường để nông dân có thể vừa nghe lý thuyết vừa thực hành.

- Thúc đẩy sự tham gia của người dân bằng cách thay đổi các phương pháp tập huấn, thay vì phương pháp thuyết trình, cán bộ nông nghiệp nên kết hợp sử dụng phương pháp tham gia như: thảo luận, động não… để nông dân có cơ hội trao đổi Những kinh nghiệp trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp

với người cán bộ, có như vậy thì người nông dân mới đáp ứng được nhu câu, nguyện vọng.

- Mỗi năm mở 2 lớp tập huấn về trồng trọt, 2 lớp tập huấn về chăn nuôi trong lâm nghiệp.

Tăng cường bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động của CBNN

Qua điều tra, khảo sat cho thấy hiện nay UBND xã Ngọc Long còn thiếu về cơ sở vật chất. Số máy vi tính không đủ để phục vụ cho hoạt động của các cán bộ.

- Bổ sung trang thiết bị chuyên môn cho các cán bộ:

+ cán bộ Khuyến Nông: đề nghị UBND xã cung cấp cho cán bộ Khuyến Nông kho chứa các loại giống cây trồng mới,

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn và dịc vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp

- Phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để nâng cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Để thực hiện tư vấn hiệu quả thì những cán bộ phụ trách nông nghiệp cần có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. vì vậy bản thân cán bộ nông nghiệp cần có sư nỗ lực nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn củng cố kiến thức thông tin cho cán bộ nông nghiệp.

- Khuyến khích người dân chủ động trao đổi hợp tác với cán bộ phụ trách nông nghiệp

- Mở rông các nội dung trong tư vấn dịch vụ để người dân có thể đưa ra quyết định hiệu quả trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền

- Thường xuyên đổi mới nội dung phương pháp tuyên truyền để tăng sức hấp dẫn. tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiên thông tin như đài phát thanh của xã.

- Tăng cường thông tin trên thị trường, tạo điều kiện và cơ hội để nông dân tiếp cận với thị trường, chủ động bố trí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể địa phương như: hội nông dân , hội phụ nữ, hội đoàn thanh niên…giúp đỡ cán bộ phụ trách nông nghiệp thực hiện công tác tuyên truyền.

- Tìm kiếm và hợp tác với những nông dân nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của những cán bộ phụ trách nông nghiệp, tăng cường tập huấn đào tạo cho những nông dân đầu mối này để họ có thể giúp cán bộ nông nghiệp thực hiện công tác thông tin tuyên truyền một cách hiệu quả và sâu rộng.

- Liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến nông nghiệp. phối hợp với các trưởng xóm thực hiện thông tin tuyên truyền định kỳ và thường xuyên cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Mỗi ngày xã nên mở đài phát thanh 3 lân vào các giờ từ 6 -7 giờ sáng. Và 5 – 6 giờ chiều để người dân tiện theo dõi, các tông tin nên phát lại nhiều lần.

- Cơ chế chính sách: Tăng cường hơn nữa các chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên và người trẻ tuổi về làm việc ở cấp xã, đồng thời hỗ trợ đối với các cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn; mạnh dạn giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã có năng lực, trình độ, sức khỏe không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

- Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức vì khen thưởng, kỷ luật là nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

- Cần quy định cụ thể các hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được đối với những công chức có công trạng và thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ như Huy chương, Huy hiệu, bằng khen, Giấy khen… kèm theo đó là những phần thưởng vật chất nhất định xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Đồng thời, công chức được khen thưởng do có thành tích và công trạng cần được xét nâng bậc lương trước thời hạn; được ưu

tiên khi xem xét cửa giữ các vị trí khác cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

-Bên cạnh các hình thức khen thưởng, cũng cần phải quy định rõ những chế tài nghiêm khắc đối với công chức vi phạm pháp luật có như vậy, biện pháp kỷ luật mới đạt được mục đích là khuyến khích công chức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa việc xảy ra vi phạm kỷ luật, một việc mà cả người công chức, Nhà nước và nhân dân đều không mong muốn, vì nếu xảy ra thì vừa phải xử lý cán bộ, công chức, vừa làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước. Khi xử lý kỷ luật công chức cần phải chính xác, rõ ràng, minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải thoã mãn người vi phạm và phù hợp với quy định của pháp luật.

Phần 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương, mặc dù thời gian ngắn và bản thân còn nhiều hạn chế, xong nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Đức Quang và cùng với sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các anh chị, chú bác, các cô chú tại UBND xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Em đã rút ra một số kết luận như sau:

Trong những năm qua cán bộ phụ trách nông nghiệp có vai trò chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nắm vững tình hình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp của địa phương các cán bộ nông nghiệp xã đã thực hiện tốt việc chuyển giao kỹ thuật về các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp đến nông dân. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, tông tin tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc tạo cơ hội cho người dân tận mắt nhìn thấy kết quả thực tập của các mô hình, giúp nông dân mở rông tầm hiểu biết, tin tưởng và áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân.

Cán bộ phụ trách nông nghiệp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

Các hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã đã mang lại hiệu quả thiết thực trong các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường trong nông nghiệp nông thôn

Về kinh tế, cán bộ nông nghiệp có vai trò tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Các hô nông dân tham gia vào các trường trình, các hoạt động của cán bộ phụ trách nông nghiệp tích cực đầu tư và áp dụng KHKT vào sản xuất.

Về xã hội và môi trường, cán bộ nông nghiệp có vai trò chức năng nhiệm vụ lớn trong chuyển giao KHKT, nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất người dân đã tận dụng chất thải chăn nuôi ủ hoai mục làm phân bón sinh học, tận dụng các san phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi… làm cho môi trường trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động của những cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã còn những hạn chế sau: trình độ của cán bộ phụ trách nông nghiệp còn thiếu đồng bộ tất cả chỉ mới được đào tạo một chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác, nội dung và các thông tin truyền đạt còn chưa đầy đủ mới chỉ thiên về nội dung mang tính kỹ thuật.

Vì vậy, từ những nguyên nhân mà khóa luận đưa ra thì UBND xã có thể áp dụng một số giải pháp mà em đã đưa ra vào việc thúc đẩy hoạt động của cán bộ nông nghiệp,nhận rõ vai trò quan trọng của cán bộ nông nghiệp trong bộ máy quản lí nông nghiệp xã, đặc biệt đó là nâng cao sự nhận thức cho người dân để họ hỗ trợ cán bộ nông nghiệp và họ tự lực phát triển kinh tế của gia đình mà không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nữa.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Về phía chính quyền địa phương

- Cán bộ nông nghiệp xã cần thực hiện tốt vai trò lãnh đạo và phát huy vai trò của mình về việc chỉ đạo thực hiện, về việc quản lý, giám sát tiến độ thực hiện.

- Cán bộ nông nghiệp trực tiếp là người bạn của dân luôn giám sát, tư vấn kiến thức nông nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả nông nghiệp của địa phương.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn, bản về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp về kiến thức và về kinh tế, xã hội.

- Chính quyền địa phương tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó là việc hỗ trợ cho người dân về sản phẩm đầu vào và thông tin thị trường đầu ra giúp họ có thể xác định được nên trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, học hỏi các mô hình sản xuất nông nghiệp,các lớp trung cấp, sơ cấp về nông nghiệp cho người dân trong địa phương.

4.2.2 Đối với người dân

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trau đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là ngành trồng trọt), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.

- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, ti vi,...

- Hợp tác với các cơ quan quản lý thực hiện các dự án, chính sách áp dụng tại địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất (sự kết hợp từ 2 phía).

- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc, khó khăn cần các cơ quan quản lý giải quyết để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn cho người dân.

- Mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phát triển mô hình sản xuất có chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. UBND xã Báo cáo tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH, QPAN năm 2017 phương hướng, nhiệm vụ năm 2018.

2. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của UBND xã Ngọc Long.

3. Giáo trình kinh tế nông nghiệp- nhà xuất bản Đại Học Thái Nguyên 2007 4. Thông tư số 04/2009 TT-BNN Hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên

chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã.

5. Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội ban hành.

6. Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” .

7. PGS. TS Dương Văn Sơn (2012), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh

tế xã hội, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (2012).

II. Tài liệu Internet

8. Thông tư 04/2009, thông tư Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhiệm vụ cán bộ nhân viên chuyên môn kỹ thuật ngành nông nghiệp phát triển nông thôn công tác địa bàn cấp xã.

9.http://thukyluat.vn/vb/thong-tu-04-2009-tt-bnn-nhiem-vu-can-bo-nhan-vien- chuyen-mon-ky-thuat-nganh-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-cong- tac-dia-ban-cap-xa-14ecc.html 10. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-tim-hieu-chuc-nang-nhiem-vu-cua-can- bo-khuyen-nong-cap-huyen-68443/ 11. http://sonnptnt.namdinh.gov.vn/Home/lvcn/2012/189/Mot-so-ket-qua-dat- duoc-cua-Ban-nong-nghiep-xa-thi.aspx

12.http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.as px?itemid=12562 13.http://int.search.tb.ask.com/search/GGmain.jhtml?searchfor=n%C3%B4ng +nghi%E1%BB%87p+nam+%C4%91%E1%BB%8Bnh&st=sb&tpr=o mni&p2=%5EBSB%5Exdm071%5ES17547%5Evn&ptb=BF275A93- 525A-4D15- B9E39511E4A8DCCA&n=782b942e&si=CJ2ZmIfZ_9ACFYKavAod QL8BvA

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã ngọc long – yên minh – hà giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)