CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. CHLOROPHYLL
1.3.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chlorophyll
* Thế giới
Năm 1771, Joseph đã khám phá cơ bản về quá trình quang hợp ở Anh. Năm 1800, Jean Senebier công bố bộ chuyên khảo của mình "Le physiologie vegètale," về nghiên cứu quang hợp được coi là một phần của sinh lý thực vật. Năm 1817, lần đầu tiên các nhà khoa học người Pháp Pellitier và Caventou đã chiết sắc tố từ lá cây bằng cồn với nước sôi và cũng đã biết về thành phần và vai trò sinh học của Chlorophyll. Tại thời điểm đó, các nhà khoa học cho biết rằng cây xanh tiêu thụ carbon dioxide và giải phóng lượng và oxy [60].
Năm 1883, nhà sinh lý học người Đức - Julius von Sachs cho thấy, chất diệp lục được tìm thấy trong các cấu trúc đặc biệt gọi là lục lạp của thực vật. Ông đã chứng minh được chất diệp lục có liên quan tới quang hợp. Nhiều nghiên cứu sau này chỉ ra, chất diệp lục là chất hóa học cần thiết cho quá trình quang hợp [60]. Chlorophyll a và b đã được tinh chế bởi nhà khoa học người Đức, Richard Willstatter trong thời gian 1906-1914. Willstatter nhận được giải Nobel Hóa học năm 1915 cho công trình “Cấu tạo hóa học của hồng cầu gần như đồng nhất với chlorophyll giúp tăng cường hồng cầu” [60].
Năm 1930, Hans Fischer đã nhận giải Nobel hóa học với công trình nghiên cứu “Chlorophyll giúp thải lọc độc tố khỏi cơ thể” [60].
Năm 1965, một nhà khoa học Mỹ là Robert Burns Woodward đã giành giải thưởng cao quý trong Hóa học về việc tìm ra cấu trúc của các phân tử chất diệp lục.
Năm 1966, nhà khoa học người Mỹ, Everett M. Burdick đã phát minh ra phương pháp phục hồi Chlorophyll từ cây đu đủ.
Từ năm 1978 trở đi, với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã chiết xuất và định lượng được Chlorophyll từ nhiều loài thực vật khác nhau trong các loại dung môi khác nhau. Cụ thể, Moed và Hallegraeff (1978), Nusch (1980), Arvola (1981), Sartory và Grobbelaar (1984), hay Lichtenthaler K. H. và cộng sự (1987, 1989) đã chỉ ra các phương pháp định lượng Chlorophyll trong các dung môi khác nhau như acetone, ethanol, methanol, dimethyl formamide, dimethyl sulfoxde [60].
Việc tìm ra các đặc tính sinh học và lợi ích của Chlorophyll với sức khỏe con người đã được các nhà sản xuất lớn trên thế giới quan tâm và đã sản xuất các dòng sản phẩm nhằm mang lại sức khỏe tốt cho con người từ thực vật. Tuy nhiên, các sản phẩm về Chlorophyll chủ yếu ở dạng dịch lỏng cô đặc khó bảo quản. Công ty của Mỹ đã ứng dụng công nghệ cao mới sản xuất được chế phẩm Chlorophyllin, nhưng giá thành rất cao [60].
Hiện nay, trên thế giới mới nghiên cứu về mối tương quan giữa điều kiện tự nhiên, phân bón với hàm lượng Chlorophyll từ cây ngô. Chiết tách, tinh chế để tạo ra sản phẩm từ Chlorophyll cây ngô để ứng dụng trong thực phẩm vẫn chưa được công bố. Một số sản phẩm chứa hoạt chất Chlorophyll trên thị trường hiện nay:
Chlorophyll Fibersol Plus:
Diệp lục trong sản phẩm Chlorophyll Fibersol Plus được lấy từ cỏ linh lăng. Trong tiếng Arab cỏ linh lăng nghĩa là "cha của thực phẩm", vì chúng tốt cho sức khỏe và 01 gói tương đương dinh dưỡng chứa trong 01 kg rau xanh. Cỏ linh lăng chứa hàm lượng diệp lục cao gấp 4 lần so với các loại rau thông
thường, do vậy đây là thực phẩm tự nhiên tuyệt vời để cải thiện sức khoẻ con người.
Hình 1.6. Các sản phẩm về chlorophyll trên thị trường
Chiết xuất diệp lục (Liquid chlorophyll- synerry):
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Tập đoàn Synergy - Nature's Sunshine là nhà nhập khẩu cỏ Linh Lăng lớn nhất toàn cầu. Tập đoàn sử dụng cỏ Linh Lăng để chiết xuất ra chất diệp lục. Sản phẩm của tập đoàn chứa 8 loại Enzym cơ bản ở dạng tự nhiên, các vi lượng và khoáng chất, hoàn toàn không có hoá chất, chất bảo quản và độc tố gây hại cho cơ thể người.
* Trong nước
Việc sử dụng Chlorophyll từ lá cây làm màu trong thực phẩm đã được ứng dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Chlorophyll trong nước cũng chỉ trong thời gian gần đây và chủ yếu áp dụng cho việc đánh giá năng suất sinh học sơ cấp ở vùng sinh thái biển ven bờ; xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước [61], hay để xác định mức độ sinh trưởng của cây; hay sự thay đổi hàm lượng Chlorophyll, carotennoid và xác định alen kháng mặn ở một số giống lúa trong điều kiện mặn, v.v.... Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng đã sử dụng những công nghệ mới để chiết tách Chlorophyll từ một số loại cây dược liệu hay cây trồng như dứa, nha đam, rau Dền xanh, rau Ngót [62] và một số loài rong từ biển [63]. Năm 2011, Đặng Xuân Cường đã nghiên cứu chiết xuất và xác định hoạt tính sinh học của dịch chiết giàu Chlorophyll từ một số loài rong nâu [64]. Bột diệp lục (bột chlorophyll), trà hòa tan và nước uống
từ cây ngô đã được nghiên cứu và công bố bởi nhóm nghiên cứu của Đặng Xuân Cường từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, viên hoàn polyphenol, chlorophyll là chưa có công bố nào cũng như chưa có sản phẩm tương tự trên thị trường Việt Nam.