Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát đối với việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam trong vụ án người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng ninh) (Trang 74 - 84)

18 tuổi

3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi, nhằm đảm bảo thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động tố tụng, phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, chặt chẽ hơn về các căn cứ, điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay quy định về vấn đề này còn tồn tại một số hạn chế như: còn bị lạm dụng trong quá trình giải quyết vụ án của các Cơ quan tiến hành tố tụng, một số quy định vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp 2013 trong việc

đảm bảo quyền con người. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 cần phải sửa đổi, bổ sung những vấn đề sau về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi cho phù hợp như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ

Hiện nay, về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ còn có sự mâu thuẫn. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định: “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”.

Đồng thời, tại BLTTHS quy định về thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng [35, Điều 110, khoản 2].

Thấy rằng, những chủ thể được quy định tại điểm a và điểm b là những chủ thể thuộc cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Việc pháp luật cho phép các chủ thể ở điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS như: “c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” được quyền ra lệnh tạm giữ là không hợp lý. Bởi lẽ:

Một là, các chủ thể này không thuộc những chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra theo Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

Hai là, quy định tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS năm 2015 thì biện pháp tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Vậy các chủ thể này có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ trong trường hợp nào?

Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tại BLTTHS năm 2015 về giữ người trong trường hợp khẩn cấp lại quy định:

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó [35, Điều 110, khoản 4].

Như vậy, những chủ thể được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

Những người thuộc điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 chỉ có thẩm quyền: Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay

cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

Nếu như chủ thể tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 có quyền ra lệnh giữ người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hay người bị bắt theo quyết định truy nã thì lại mâu thuẫn với Điều 111 và Điều 112 BLTTHS năm 2015. Cụ thể, khoản 1 Điều 111 BLTTHS quy định:

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền [35].

Còn tại BLTTHS năm 2015 quy định:

Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền [35, Điều 112, khoản 1].

Như vậy, công việc đầu tiên khi bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang là giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất chứ không quy định được phép tạm giữ trong trường hợp này. Còn đối với trường hợp người phạm tội tự thú hoặc đầu thú với những chủ thể quy định tại điểm c khoản 2 cũng không phải là những cơ quan, tổ chức để người phạm tội đến tự nguyện khai báo hành vi của mình. Nên quy định tất cả những chủ thể tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 được quyền ra quyết định tạm giữ là không hợp lý. Do

vậy sửa đổi khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ như sau:

“Điều 117. Tạm giữ …

2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại điểm a,b khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”.

Thứ hai, về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam

Theo quy định tại khoản 5 Điều 119; khoản 1 Điều 113 BLTTHS năm 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS nhân dân và VKS quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định:

Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước Tòa án, nhằm mục đích để Tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp [12, Điều 9, khoản 4].

Pháp luật tố tụng hình sự một số nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng quy định chỉ có Tòa án mới có quyền áp dụng biện pháp tạm giam với một thủ tục giản lược do một Thẩm phán chủ tọa. Ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng, cần thiết phải thu hẹp đối tượng có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, và chỉ có Viện kiểm sát và Tòa án mới có thẩm quyền này. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thu hẹp đối tượng có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam là không khả thi, mà vấn đề chủ yếu là xây dựng pháp luật hoàn chỉnh, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, có cơ chế kiểm soát hiệu quả của các tổ chức, công dân [53].

Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra định hướng: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam” [5]. Định hướng này phù hợp với xu thế mở rộng dân chủ tôn trọng quyền con người trong TTHS và phù hợp với tinh thần tôn trọng đảm bảo quyền con người của Hiến pháp 2013 [10].

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ nhất, cho rằng cần thiết phải thu hẹp đối tượng có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, chỉ có Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS cấp cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án các cấp, Hội đồng xét xử mới có quyền này, bởi lẽ: Tác giả cho rằng, không nên quy định cho phép Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giam. Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng cho thấy, quyền áp dụng của những người này không phải là thẩm quyền độc lập; quyết định tạm giam, bắt tạm giam của họ phải được sự phê chuẩn của VKS cùng cấp mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần bỏ thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp của các đối tượng này, thay vào đó là quyền đề nghị VKS áp dụng biện pháp tạm giam, nếu thấy có căn cứ và cần thiết.

Thứ ba, về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam

Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đưa ra định hướng cần phải: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm” [5].

Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam “không có nơi cư trú rõ ràng” tại khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015. Để có thể áp dụng được căn cứ này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định được nơi cư trú của bị can, bị cáo

dựa theo Luật cư trú và Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực từ 01/7/2021. Điều 19 Luật cư trú năm 2020 xác định nơi cư trú của công dân bao gồm:

Nơi thường trú, nơi tạm trú còn trường hợp nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại [39, Điều 19].

Như vậy trên thực tế quy định về nơi cư trú của công dân tại Luật cư trú năm 2020 vẫn giống với Luật Cư trú năm 2006, trong nhiều vụ án để xác định được bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh hoặc bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú lại đang sinh sống ở một nơi khác thì việc xác định nơi cư trú thế nào? Hay cả khi Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thì trường hợp bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh có nơi thường trú cụ thể, đến địa bàn nơi thực hiện tội phạm đăng ký tạm trú sau đó thực hiện hành vi phạm tội. Cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể trường hợp thế nào là “không có

nơi cư trú rõ ràng”. Nếu không hướng dẫn có thể làm cho các cách hiểu

không thống nhất giữa các cơ quan tố tụng, dẫn tới có thể lạm dụng biện pháp tạm giam, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, nhất là đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi. Theo tác giả, cần giải thích trong văn bản hướng dẫn làm rõ thuật ngữ “không có nơi cư trú rõ rànglà không có nơi ở thực tế, có địa chỉ cụ thể và tồn tại trên thực tế cùng với việc phải đăng ký nơi cư trú theo Luật Cư trú.

Thứ tư, về thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng nhiều trong thực tế. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này còn một số vấn đề bất cập so với quy định phân loại tội phạm của BLHS năm 2015 [46]. BLTTHS năm 2015 quy định:

Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã [35, Điều 419, khoản 4].

Như vậy, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi chỉ có thể được áp dụng khoản 4 Điều 419 khi mà quy định hình phạt tù đến 02 năm; còn từ 02 năm đến 03 năm của tội ít nghiêm trọng sẽ được áp dụng theo quy định chung về biện pháp ngăn chặn như người đủ 18 tuổi, quy định này không hợp lý về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi. Ngoài ra, theo quy định của BLHS năm 2015 thì tội ít nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt đến 03 năm tù. Do đó, BLTTHS năm 2015 và BLHS năm 2015 chưa có sự tương thích.

Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã phân hóa độ tuổi để xác định trách nhiệm hình sự (14 tuổi đến dưới 16 tuổi; 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Tuy nhiên, đoạn thứ hai khoản 1 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi nhưng lại không phân hóa độ tuổi để tương tích với BLHS năm 2015 nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp đối với người dưới 18 tuổi. Chính vì vậy, BLTTHS năm 2015 chỉ quy định chung tại khoản 1 Điều 419 về thời hạn tạm giam cho đối tượng dưới 18 tuổi bằng hai phần ba đối với người từ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi so với đối tượng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là những

đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Do đó, chính sách áp dụng với họ cũng cần nhiều ưu đãi, cụ thể hơn.

Về thời gian tạm giữ, khoản 1 điều này không điều chỉnh về thời gian tạm giữ, cũng như gia hạn tạm giữ nên dẫn đến người dưới 18 tuổi khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ giống như người đủ 18 tuổi trở lên theo tác giả là chưa hợp lý và không có sự phân biệt giữa người đủ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác đối với người dưới 18 tuổi. Nhưng quy định này lại chưa đề cập đến biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người dưới 18 tuổi có được gia hạn hay không đã dẫn đến người

Một phần của tài liệu Vai trò của viện kiểm sát đối với việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam trong vụ án người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh quảng ninh) (Trang 74 - 84)