Kinh nghiệm nuôi cá công nghệ cao tại Hải Dương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 27 - 28)

Sau khi tham quan mô hình nuôi cá "sông trong ao" theo công nghệ Isarel của HTX Thủy sản Xuyên Việt (Gia Lộc), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ấn tượng với quy trình nuôi cá bài bản, khoa học của nông dân Hải Dương. Thông tin khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của Hà Nam, đồng chí Trương Minh Hiến khẳng định phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp ngành nông nghiệp tỉnh Hà Nam thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu các sở, ban, ngành học hỏi nghiêm túc kinh nghiệm nuôi cá của Hải Dương để áp dụng vào thực tế địa phương.

Trao đổi với đoàn công tác của tỉnh Hà Nam, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Đức Sáng cho rằng Hà Nam và Hải Dương có nhiều nét tương đồng trong phát triển nông nghiệp. Do đó, 2 tỉnh cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất để tìm ra giải pháp tối ưu thúc đẩy ngành nông nghiệp của mỗi địa phương phát triển. Chia sẻ với đoàn công tác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Đức Sáng khẳng định thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của Hải Dương. Ngoài hình thức nuôi thả truyền thống, Hải Dương còn tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi cá lồng trên sông. Đồng thời, tỉnh cũng là địa phương đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi cá trong "ao nổi" và "sông trong ao". Nuôi cá theo quy trình công nghệ cao giúp nông dân kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ đó góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Hải Dương hiện có 11.200 ha nuôi thủy sản với tổng sản lượng đạt 72.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 375 cơ sở nuôi cá lồng trên sông với 3.576 lồng, cho sản lượng 6.500 tấn/năm. Mô hình nuôi cá trong "ao nổi" được người dân áp dụng từ năm 2016, đến nay đã mở rộng ra 314,4 ha, tập trung tại các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Thanh Miện. Mô hình nuôi cá "sông trong ao" khởi điểm

từ HTX Thủy sản Xuyên Việt cũng đang được nhân rộng tại các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang.[3]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 27 - 28)