Hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 36 - 60)

Công ty có trang trại nuôi cá tại Hồ Núi Cốc.Quản lý trang trại cá do bà Phạm Thị Thủy làm quản lý. Tại trang trại chủ yếu nuôi các loại cá như: cá trắm cỏ, cá chép, cá rô phi, cá diêu hồng.

Bảng 3.1 Điều kiện sản xuất cá sạch

Nội dung

Địa điểm nuôi

Hồ Núi Cốc là một hồ nhân tạo hồ lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, Hồ có độ sâu 35m, diện tích mặt hồ rộng 25km², dung tích của hồ ước 20-176 triệu m³[7]. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích: Cung cấp nước tưới cho 12.000ha đất. Cấp 40-70 triệu m³ nước mỗi năm cho công nghiệp. Giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu. Đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá.

Con giống

Công việc quan trọng nhất trong việc sản xuất nguồn cá chất lượng và đảm bảo an toàn đó là việc lựa chọn giống. Nên công ty chỉ lựa chọn những doanh nghiệp sản xuất cá giống hàng đầu của tỉnh cơ sở vật chất và nghiên cứu được đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra đàn cá giống tốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người nuôi

Thức ăn Công ty sử dụng một số loại cám công nghiệp và nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, cám gạo, cám ngô.

Phòng bệnh

Chỉ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép với hàm lượng theo quy định của nhà nước hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng của thịt cá đảm bảo gây ít ảnh hưởng độc hại đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chế biến Nông sản Thái Nguyên) 3.2.1.1 Quy trình sản xuất

Cá của công ty hoàn toàn được nuôi theo quy chuẩn của GAP nhằm đảm bảo về chất lượng của cá khi bán ra thị trường.

* Vị trí đặt lồng bè:

-Tránh xa nơi tàu thuyền thường qua lại nhiều.

-Nuôi ở hồ chứa nước chọn khu vực có dòng chảy, không nuôi ở các eo ngách. -Môi trường nước nơi đặt lồngpH = 7,5 - 8,0

-Oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/lít

-Nitrit (N02) và sunfua hydro (𝐻2S) nhỏ hơn 0,01 mg/lít * Cách đặt lồng:

Diện tích lồng chỉ được chiếm không nhiều hơn 0,05% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất. Mỗi khu vực đặt 2 - 5 bè (mỗi bè 4 lồng có diện tích 10𝑚2), khoảng cách giữa các cụm bè là 200 - 500m. Các bè phải đặt so le, khoảng cách giữa các bè là 10 - 15m, đáy lồng cách mặt đáy không nhỏ hơn 0,5m.

* Chọn giống:

Ngoại hình: Cỡ cá đồng đều, cân đối, vây vảy hoàn chỉnh, không sây sát, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng

Trạng thái hoạt động: Nhanh nhẹn, bơi theo đàn, phản ứng nhanh với tiếng động, ánh sáng.

Tình trạng sức khỏe: Không có dấu hiệu bệnh lý, khi bắt buộc xét nghiệm không nhiễm những bệnh nguy hiểm của loài, tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%

Kích cỡ: 8 - 10 cm/con, khối lượng 15 - 20 g/con.

* Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng:

Vôi nung (CaO) để khử trùng và khử chua cho môi trường nước: Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè.

 Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè.

 Liều lượng dụng là 2 - 4 kg vôi cho 10 𝑚3 nước.

Hóa chất để khử trùng, phòng bệnh vi khuẩn, nấm và bệnh ký sinh trùng: VICATO (Trichlocyanuric acid):

 Thuốc đóng viên 200 g/viên để treo trong lồng, thuốc tan dần ra ngoài khoảng 1 tuần.

 Liều lượng sử dụng là 200 g/10 𝑚3 nước, 2 tuần một lần (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

Sulphat đồng (CuSO4) để phòng bệnh ký sinh đơn bào:

 Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi).

 Liều lượng sử dụng là 50 g/10 𝑚3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

Cho cá ăn thuốc phòng bệnh nội ký sinh: Sử dụng một số loại thuốc sau đây trộn lẫn với thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh nội ký sinh (bệnh nhiễm khuẩn máu, bệnh giun sán).

 Thuốc KN-04-12: Thuốc KN-04-12 được phối chế từ những cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Cho cá ăn định kỳ 30 - 45 ngày 1 đợt thuốc KN-04-12. Mỗi đợt cho ăn 3 ngày liên tục, liều lượng 2g/kg cá/ngày; phòng bệnh nhiễm khuẩn máu (đốm đỏ, xuất huyết, thối mang, viêm ruột...). Trị bệnh cho cá ăn 4g thuốc/kg cá/ngày, cho ăn 7 - 10 ngày liên tục.Mùa xuất hiện bệnh nhiễm khuẩn máu từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 10.

 Thuốc kháng sinh: Dùng một số loại thuốc kháng sinh như : Doxycyllin, Sulphatrim, AntiGerm... trộn vào thức ăn tinh cho cá để trị bệnh nhiễm khuẩn máu (Streptoccocus sp, Aeromonas, Pseudomonas ). Liều lượng sử dụng là 100 mg/kg cá/ngày thứ nhất; từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn 50 mg/kg cá/ngày. Khi cá bị bệnh nhiễm khuẩn máu cho ăn 1 đợt, mỗi đợt kéo dài không quá 7 ngày.

 Men tiêu hóa (Lacto-Plus hoặc HI-Lactic): Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày. Liều lượng sử dụng là 1,0 - 3,0 g/kg thức ăn.

-Thức ăn cho cá rô phi sử dụng trong quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp. Dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, sẽ hạn chế sự thất thoát thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm nước trong lồng nuôi. Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm từ 18 - 35%. Thời gian đầu cá còn nhỏ nên cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm cao (30 - 35%) để cá nhanh lớn, có sức đề kháng với bệnh và tăng tỷ lệ sống. Cá nuôi tháng thứ nhất cho ăn 7 - 10% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 2 cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân cá/ngày, cá nuôi tháng thứ 3 cho ăn 3 - 4% trọng lượng thân cá/ngày, từ tháng 4 trở đi cho ăn 2 - 3% trọng lượng thân cá/ngày với hàm lượng đạm 18 - 20%.

-Thức ăn công nghiệp được vãi đều tại vị trí cố định trong lồng.Thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào lúc sáng (7 - 8 giờ) và chiều (17 - 18 giờ). Cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.

-Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

* Thu hoạch

-Sau khi nuôi cá được 4-5 tháng, cá có thể đạt trên 500g tiến hành thu hoạch toàn bộ. Kiểm tra và vệ sinh lồng chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

b. Cá Trắm Cỏ

* Chọn và thả cá giống

 Cá đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đạt trên 20cm.

 Không nên thả cá khi thấy có đốm đỏ, hoặc trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước.

 Mùa vụ thả: Lồng nuôi trên sông, tháng 2 - 3 hoặc thả sau lũ.

 Nuôi cá lồng trên sông: 30 - 35 con/𝑚3.

 Cách thả giống: Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra.

 Thời gian thả giống: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 16 - 18 giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.

 Tắm cá giống trước khi thả: Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng: Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/𝑚3 nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. + Tắm bằng nuớc muối có độ mặn 5 – 7 ‰, trong thời gian 5 phút.

Chú ý: Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy.

* Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá:

 Chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xanh bao gồm: lá sắn, cỏ, rong các loại,...không chứa độc tố, luợng thức ăn xanh chiếm 40% luợng thức ăn trong ngày.

 Cho ăn từ 5 - 7% trọng lượng thân.

 Ngoài ra, để chủ động nguồn thức ăn cho cá, có thể trồng thêm cỏ, sắn, rau các loại.

 Trong quá trình nuôi, cần bổ sung thêm thức ăn công nghiệp dạng bột nổi để cá tăng trưởng tốt.

 Thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hàng ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới.

* Một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ

 Bệnh xuất huyết do virus:

 Dấu hiệu bệnh lý: Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn. Gốc vây, nắp mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết, hậu môn, gốc vây chuyển sang màu đỏ. Cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần. Ruột xuất huyết nhưng không hoại tử. Cá bị bệnh từ 3 - 5 ngày có thể chết, tỷ

lệ chết 60 - 80%, có khi chết đến 100%. Cá bị bệnh từ 6 - 25cm, thường giai đoạn dể cảm nhiểm từ 15 - 25cm (0,1-0,5 kg/con).

 Phòng bệnh: Tạt vôi nông nghiệp trong lồng và xung quanh vùng nuôi với liều lượng 5 - 7kg/lồng. Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3 - 7 ngày, dùng 2 - 5 g/100kg cá/ngày. Sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3 - 5 giảm còn một nửa. Vitamin C liều dùng thường xuyên 2 - 3g/1kg cá /ngày, liên tục 7 - 10 ngày.

 Trị bệnh: Không có thuốc trị đặc hiệu cho bệnh này.

 Bệnh viêm ruột:

 Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện các đốm đỏ lở loét trên thân, vây bụng. - Vây xuất huyết rách nát, cụt dần. Mang xuất huyết dính bùn hậu môn viêm đỏ. Ruột chứa đầy hơi và hoại tử, bệnh tích điển hình ruột trương to, chứa đầy hơi.Cá bị bệnh từ 1 - 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết 30 - 40%. - Bệnh thường gặp ở giai đoạn cá giống.

 Phòng bệnh: Tạt vôi nông nghiệp trong lồng và xung quanh vùng nuôi với liều lượng 5 - 7kg/lồng. Dùng 20 - 30g tỏi + 2kg cây chó đẻ /100kg cá trộn vào thức ăn cho ăn 2 - 3 ngày

 Trị bệnh: Oxytetracyline HCl trị các bệnh nhiễm khuẩn như: đốm đỏ, hậu môn sưng đỏ trên cá nước ngọt.

 Bệnh trùng bánh xe:

 Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh thành của lồng. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy lồng và chết.

 Phòng trị bệnh: Dùng nước muối NaCl: 2 - 3 g/1lít nước tắm cho cá 5 - 15 phút.

 Bệnh trùng mỏ neo:

 Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhớt). Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

 Phòng trị bệnh Dùng lá xoan bó thành từng bó, ngâm xuống ao với liều lượng 1 - 2 kg/ 1000 𝑚2 lồng.

* Thu hoạch

 Ngừng cho cá ăn thức ăn công nghiệp từ 1-2 tháng trước khi thu hoạch để đảm bảo lượng kháng sinh tồn dư trong cá mất đi

 Cá đạt trọng lượng từ 2-3kg có thể thu hoạch tỉa.

c. Cá chép

* Vị trí lồng nuôi

 Chọn khu vực hạ lưu hồ chứa, xa bến tập kết gỗ, nứa, đập tràn.

 Chọn nơi thông thoáng, khuất gió, nước sâu hơn 4m tại thời điểm mực nước hồ xuống thấp nhất, lưu thông nước tốt, lưu tốc dòng chảy 0,2 - 0,3m/giây. Không nên nuôi ở các điểm cuối eo ngách.

 Vị trí đặt lồng cách bờ ít nhất 15 – 20m.

 Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 – 8,5; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít, nhiệt độ nước từ 20 – 330C.

 Ở hồ chứa mỗi cụm bố trí từ 10 – 15 lồng, các cụm lồng cách nhau từ 200 – 300m, đặt so le nhau. Tại hồ chứa tổng diện tích lồng, bè không quá 0,2% diện tích khu vực đặt lồng. Cụ thể là 1ha mặt thoáng hồ chứa chỉ được nuôi 1 cụm lồng 20m2. Nuôi nhiều hơn sẽ bị ô nhiễm không tốt.

 Vị trí đặt lồng phải thuận lợi về giao thông để tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm

* Chọn giống và thả giống

 Mật độ cá thả 1 –1,5con/𝑚2, những nơi có nguồn nước sạch và ra vào thuận lợi có thể nuôi 2 – 3 con/𝑚2

 Giống cá được thả khi trời mát như sáng sớm, hoặc chiều tối.

 Cá giống trước khi thả cần được cần bằng với môi trường nước ao nuôi bằng cách ngâm bao cá vào trong ao từ 10 – 15 phút sau đó mở miệng túi ra từ từ để cá không bị sốc về môi trường.

* Thức ăn và khẩu phần ăn

 Thường xuyên kiểm tra ao cá nuôi vào mỗi buổi sáng và buổi chiều để biết hoạt động bất thường của cá. Kỹ thuật cho ăn 4 định : số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm.

 Thời gian cho cá ăn ngày 2 lần: Buổi sáng 6 – 8 giờ, buổi chiều 16 – 18 giờ. Những ngày thời tiết thay đổi cần giảm lượng thức ăn. Đặc biệt khi cá có hiện tượng nổi đầu không nên cho ăn.

 Cỡ cá đến 100 g: 3 – 5% trọng lượng cá

 Cỡ cá <100 – 300 g : 2 – 3% trọng lượng cá

 Cỡ cá > 300 g: 1.5% trọng lượng cá.

* Một số biện pháp phòng và trị bệnh cá chép

 Phòng bệnh tổng hợp Định kỳ dùng 1 - 2kg vôi/100𝑚3 nước/tuần. Khi trời mưa dùng 2kg vôi/100𝑚3. Treo túi vôi 2 – 4kg/túi tại các điểm cho ăn

Giống trước khi thả tắm qua nước muối 2 – 3kg/100lít nước thời gian 5 –10 phút. Chọn công thức và đối tượng nuôi phù hợp cho lồng. Định kỳ dùng chế phẩm sinh học như EMC, BIODW, BIOBAC… để cải thiện môi trường nước. Bổ sung vitamin C từ 200 – 300g cho 100kg thức ăn, cho cá ăn định kỳ để tăng sức đề kháng cho cá.

 Phòng bệnh bằng một số cây thảo mộc để phòng bệnh cho cá: Cây chuối: thân cây thái nhỏ và lá chặt thành đoạn cho cá ăn. Cây tỏi: Tỏi xay nhỏ trộn vào thức ăn với liều lượng 0.5 - 1kg/100kg thức ăn. Cho ăn 6 ngày liên tục. Cây Rau sam: rửa sạch bằng nước muối và cho ăn 1.5 - 3kg rau/100kg cá Cây nhọ nồi:nghiền lấy nước và dùng cả bã cho cá ăn với liều lượng 2 - 3kg/100kg cá/ngày. Các cây thảo mộc trên đều phòng và chữa tốt các bệnh về đường ruột cho cá.

 Bệnh đốm đỏ ở cá chép

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất và phân phối cá sạch tại công ty cổ phần chế biến nông sản thái nguyên (Trang 36 - 60)