Các phương pháp đóng rắn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ NHIỆT CỦA VIÊN ÉP QUẶNG APATIT SỬ DỤNG CHẤT ĐÓNG RẮN TINH BỘT PHỐT PHÁT HÓA (Trang 25 - 28)

Xử lý quặng vụn

Quặng vụn cần được tạo thành cục với kích thước theo yêu cầu, trước khi được đưa vào dây chuyền sản xuất. Có ba phương pháp chủ yếu để tạo cục quặng phốtphat là ép viên, về viên và thiêu kết.

Quy trình sản xuất yêu cầu đóng rắn bột quặng và các nguyên liệu đi cùng theo một tỉ lệ và kích thước nhất định. Điều này giúp cho dây chuyền sản xuất được đảm bảo hoạt động đúng công suất và hiệu quả, nâng cao quá trình chuyển quá trong lò điện và quá trình tận thu xử lý dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn.

Từ trước kia đã có rất nhiều các phương pháp thủ công, nhiều cách đóng rắn khác nhau. Cho tới nay nhiều phương pháp đóng rắn phổ biến vẫn đang được áp dụng tại các nhà máy như:

Tiến hành ép viên, vật liệu được tạo ẩm, trộn đều rồi ép dưới áp lực 500 - 1000 kg / cm, kích thước viên 20-150 mm, sau đó các viên được sấy hoặc nung. Kích thước quặng đưa vào máy ép thường nhỏ hơn 10 -12 mm. Hạt càng nhỏ thì năng suất thiết bị ép càng cao và độ bền của viên quặng thu được càng lớn. Người ta thường dùng lò tunen để xử lý nhiệt những viên đã ép, chất kết dính thường dùng là đất sét hoặc pck. [6]

Hình 1. 8: Máy ép thủy lực (Minh họa)

Nhược điểm của phương pháp này là năng suất thiết bị thấp, máy ép mau bị mòn. Ngoài ra, phương pháp ép viên không loại được cacbonat và nước chứa trong nguyên liệu.

Phương pháp vê viên

Vê viên thường dùng để tạo hạt đối với những nguyên liệu có kích thước hạt nhỏ hơn 0,1 mm; trong đó cấp hạt dưới 0,05 mm chiếm 70 - 80%.

Hình 1. 9: Phối liệu đã vê viên

Thiết bị về viên thường có dạng đĩa quay hoặc trong quay, chất kết dính có thể là bentonit. Kích thước viên thường từ 12 đến 25 mm.

Ưu điểm phương pháp là dễ sản xuất hàng loại, tiết kiệm chi phí Nhược điểm mật độ và độ cứng chưa đảm bảo trong một số quy trình

Hình 1. 10: Dây chuyền máy vê viên

Phương pháp thiếu kết

Thiếu kết là phương pháp khá phổ biến. Trong công nghiệp luyện kim, phương pháp thiêu kết chiếm 73,2% lượng quặng đưa vào sản xuất, trong khi phương pháp về viên chỉ chiếm 27,8%

Hình 1. 11: Lò thiêu kết (Minh Họa)

Hình 1. 12: Dây chuyền và hệ thống sau thiêu kết (Minh Họa)

Ưu điểm của phương pháp trên là cho lượng sản phẩm kết khối cao, giảm được lượng tạp không cần thiết ảnh hưởng tới quá trình như hơi nước,..

Nhược điểm cần tiêu tốn nhiều nhiên liệu, đối với phối liệu muốn tích kho cần thời gian làm mát.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÀ NHIỆT CỦA VIÊN ÉP QUẶNG APATIT SỬ DỤNG CHẤT ĐÓNG RẮN TINH BỘT PHỐT PHÁT HÓA (Trang 25 - 28)