Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 43)

a) Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua mặc dù tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp nhiều khó khăn và biến động song Tân Thịnh vẫn duy trì tương đối ổn định tốc độ phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của HĐND, sự quan tâm điều hành của UBND xã cùng với những cố gắng, nỗ lực của nhân dân các dân tộc anh em, nền kinh tế của Tân Thịnh liên tục có những bước tiến vững chắc.

Về cơ bản, xã đã hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, mọi chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Công tác xây dựng cơ bản phát triển, công tác y tế, giáo dục và các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, công tác quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo và củng cố bền vững. Xã Tân Thịnh đã tập trung chỉ đạo điều hành việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhà nước trên mọi lĩnh vực, phát huy những thành tựu đạt được. Đồng thời xây dựng những giải pháp tổ chức thực

hiện bám sát vào tình hình thực tế của địa phương. Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành cộng với các ưu thế về điều kiện tự nhiên đã thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nâng cao năng suất, chất lượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm 2015, 2016, 2017 tăng lên đáng kể. Nhờ có đường lối đổi mới cơ cấu kinh tế đúng hướng trên lĩnh vực kinh tế nông thôn, nên đã thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng các loại cây trồng - vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế không ngừng phát triển. Kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện và có hướng phát triển khá tốt, làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.

+ Thu nhập bình quân đầu người 15.000.000 đồng/người/năm.

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt 2.659,75 tấn; giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 81 triệu đồng.

+ Diện tích rừng trồng mới và thay thế 74 ha; Độ che phủ rừng đạt 56 % Sản lượng chè búp tươi 149,5 tấn.

+ Tổng đàn gia súc, gia cầm 40.432 con. Trong đó: Đàn trâu 243 con, đàn bò 216 con, đàn lợn 3757 con, đàn gia cầm 34.461 con, đàn dê 1.755 con. Sản lượng cá 38,5 tấn.

+ Thu chi, ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 8.445.176.915 đồng. Trong đó, thu trong cân đối đạt 183.442.750 đồng; Thu quản lý qua ngân sách: 1.943.497.000 đồng; Tổng chi 8.195.467.990 đồng.

+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng 12.868.237.000 đồng.

+ Tỷ suất sinh thô 10,68 %

+ Giải quyết việc làm mới cho 70 lao động.

+ Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 80,25%. + Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 16,7%

+ Huy động trẻ em đúng độ tuổi đến trường 100% + Tỷ lệ trẻ em lên lớp thẳng 98%.

+ Tỷ lệ hộ dân đạt gia đình văn hóa 89,07 %. + Tỷ lệ cơ quan văn hóa đạt 100%

b) Tình hình sản xuất nông nghiệp

* Về trồng trọt

Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực sản xuất, địa bàn sinh sống của phần lớn dân cư trong xã có vai trò to lớn trong việc đảm bảo ổn định xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi, trường tạo nguồn lực cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, đó là một nền nông nghiệp phát triển với tiêu chí khai thác các nguồn lực sẵn có một cách khoa học, hiệu quả phục vụ cho thế hệ hiện tại nhưng không quên bồi dưỡng phục hồi các nguồn lực đó để phục vụ cho thế hệ mai sau. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, ngành nông - lâm - thuỷ sản của xã cũng đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao, bình quân qua 3 năm (2015 - 2017) cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp có sự thay đồi, trồng trọt có xu hướng phát triển chậm hơn chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 sản lượng lương thực có hạt đều đạt và vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các loại cây màu khác cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Tình hình chăn nuôi ổn định phát triển không có dịch bệnh lớn sẩy ra trên địa bàn.

Ngành nuôi trồng thuỷ sản đang dần phát triển trên địa bàn xã, sản phẩm sản xuất ra phục vụ chủ yếu thị trường tiêu dùng địa phương và bước đầu được bán sang các thị trường huyện và các xã lân cận với các sản phẩm chủ yếu là Cá thịt.

Để thấy rõ tình hình phát triển ngành nông nghiệp của xã Tân Thịnh qua 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017. Chúng ta xem qua bảng sau :

Bảng 3.2: Sản xuất nông nghiệp của xã Tân Thịnh qua 3 năm 2015 - 2017

Chỉ tiêu Tổng sản lượng lương thực có hạt Cây lương thực, thực phẩm, cây màu khác Tổng đàn gia súc, gia cầm Sản lượng cá Sản lượng chè búp tươi Rừng trồng mới và thay thế

(Nguồn: UBND xã Tân Thịnh) Qua bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp qua mỗi năm đều có sự gia tăng đáng kể. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân qua 3 năm 2015-2017 tăng 105%; Cây lương thực, thực phẩm, cây màu khác 102%; Tổng đàn gia súc, gia cầm 106,95%; Sản lượng cá 109,8%; Sản lượng chè búp tươi 107%. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 là 2426,28 tuy nhiên năm 2016 do Sản xuất NLN diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi như đầu vụ chiêm xuân, rét đậm, rét hại kéo dài, cuối vụ khô hạn kèm

mạ bị chết do rét đậm rét hại, một số diện tích ngô do khô hạn nắng nóng cục bộ đúng vào giai đoạn tỗ cờ làm cho hạt phấn chết cây không thụ phấn được dẫn đến ngô ra bắp kẹ không có hạt. Vụ mùa do dịch rầy nâu phá hoại cục bộ nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng cây lương thực nên Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 là 2360,68 bằng 97,3% so với năm 2015; Năm 2017 dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của chính quyền, Ban chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp xã đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo sản xuất, vận động nhân dân khắc phục khó khăn do thời tiết Chính vì vậy sản lượng lương thực có hạt năm 2017 là 2659,75 đạt và vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra và so với năm 2016 đạt 112,7%; Diện tích trồng Cây lương thực, thực phẩm, các loại cây màu khác qua 3 năm 2015-2017 tăng lên đáng kể năm 2015 là 125 ha, năm 2016 là 126 ha tăng 100,8% so với năm 2015, năm 2017 là 130 ha tăng 103,2% so với năm 2016 diện tích trồng Cây lương thực, thực phẩm, các loại cây màu khác qua 3 năm tăng là do nhân dân trong xã mở rộng diện tích trồng cây rau màu vụ 3 (cây khoai tây) qua các năm.

* Về chăn nuôi

Chăn nuôi của xã trong 3 năm 2015 - 2017 có không ít thăng trầm do chịu ảnh hưởng của các bệnh dịch, tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp chính quyền phối hợp với Công tác khuyến nông và Công tác thú y được quan tâm ngành chăn nuôi đã ít bị ảnh hưởng của các bệnh dịch và có sự chuyển biến tích tích cực, số lượng và chất lượng đàn gia súc được kiểm tra chăm sóc chặt chẽ, đàn gia súc, gia cầm vẫn phát triển bình thường. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi tiên tiến được áp dụng sản xuất.

Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế phương thức căn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm,tăng thu nhập,

vừa tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Hiện nay, chất lượng đàn gia súc, gia cầm đang được củng cố và nâng cao, nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất thay thế dần các giống địa phương có năng suất thấp, dễ bị thoái hoá.

Trong 3 năm 2015 - 2017 Công tác phát triển chăn nuôi được sự quan tâm chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tổ thú y xã thường xuyên tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc quy mô đàn gia súc, gia cầm trong nông hộ được nâng lên về số lượng và chất lượng. Hiệu quả chăn nuôi theo hình thức này bước đầu đạt kết quả khá, đã tạo ra được khối lượng hàng hoá lớn, tập chung, hiện đây đang là mô hình được các hộ nông dân quan tâm học hỏi và nhân rộng sản xuất.

Bảng 3.3: Thực trạng ngành chăn nuôi của xã Tân Thịnh qua 3 năm giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu I. Tổng đàn gia súc, gia cầm Đàn trâu Đàn bò Đàn dê Đàn lợn Đàn gia cầm II. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

Qua bảng ta thấy tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2015 là 36.782 con năm 2016 do đàn Dê chịu ảnh hưởng của dịch lở mồm, long móng và đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên ảnh hưởng đến tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã tổng đàn gia súc gia cầm năm 2016 là 31.561 con giảm 14,2% so với năm 2015, năm 2017 tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh 40.432 con tăng 28,1% so với năm 2016, bình quân 3 năm 2015-2017 tổng đàn gia súc, gia cầm tăng 6,95%.

- Đàn Trâu của xã có sự tăng không nhiều qua 3 năm từ 226 con năm 2015 lên 230 con năm 2016, tức là tăng lên 1,7% so với năm 2015. Năm 2017 số lượng trâu là 243 con tăng so với năm 2016 là 3,9% trên địa bàn xã đàn Trâu tăng chậm là do ít nhiều chịu ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm, long móng, một lý do nữa làm đàn Trâu tăng chậm là do bà con nông dân đang dần áp dụng cơ giới hoá vào canh tác đất đai, nhu cầu sức kéo giảm và hiệu quả chăn nuôi Trâu không cao. Bình quân qua 3 năm đàn Trâu của xã tăng 2,65%.

- Đàn Bò phát triển nhanh do hiệu quả kinh tế thu được từ Bò cao hơn Trâu. Năm 2015 toàn xã có 166 con bò, năm 2016 số bò tăng lên 169 con tức là chỉ tăng 1,8% so với năm trước. Năm 2017 tổng số bò tăng nhanh lên 216 con tăng 27,8% so với năm 2016. Trung bình trong 3 năm đàn bò tăng 14,8%. Hiện tại, đàn bò của xã có tỷ lệ bò lai rất cao, chiếm khoảng 59%, đây là giống bò kiêm dụng có giá trị kinh tế cao vừa cho sức kéo tốt lại có tỷ lệ thịt cao. Đây là giống chăn nuôi mới có hiệu quả kinh tế cần dược phát triển mạnh hơn nữa trên địa bàn xã.

- Chăn nuôi lợn là thế mạnh của xã, sản phẩm thịt được tiêu dùng rộng rãi trong xã và tiêu thụ trong huyện, tỉnh và chuyển đi tiêu thụ ở cả những tỉnh khác. Năm 2015 đàn lợn của xã có 3020 con, năm 2016 đàn lợn của xã tăng lên 3100 con, tức là tăng lên 2,6% so với năm 2015. Năm 2017 đàn lợn của xã

tăng nhanh lên 3757 con, tăng 21,2% so với năm 2016. Bình quân trong 3 năm 2015 - 2017 tổng đàn lợn tăng 11,9 %. Hiện nay xã đã triển khai các dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại hiện nay trên địa bàn xã có 8 hộ/8 mô hình trang trại và gia trại bước đầu đã thu được kết quả khả quan đáng khích lệ, cần phát triển thêm.

- Chăn nuôi Dê: Tận dụng ưu thế của xã có nhiều đồi và núi đá vôi chạy dọc theo chiều dài của xã nên những năm qua, nhiều hộ dân ở đã phát triển nghề chăn nuôi dê thương phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015 đàn dê của xã có 1390 con, năm 2016 đàn dê của xã giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm, long móng còn 1320 con, tức là giảm 5,1% so với năm 2015. Năm 2017 đàn Dê của xã tăng nhanh lên 1755 con, tăng 32,9% so với năm 2016. Bình quân trong 3 năm 2015 - 2017 tổng đàn dê tăng 13,9 %. Chăn nuôi dê bước đầu cũng đã thu được kết quả khả quan đáng khích lệ, cần được đầu tư phát triển thêm.

- Về chăn nuôi gia cầm: Thời gian qua nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn thả đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất. Năm 2015 đàn gia cầm của xã có 31.980 con, năm 2016 đàn gia cầm của xã giảm do dịch cúm gia cầm còn 26.742 con giảm 16,4% so với năm 2015, Năm 2017 đàn gia cầm của xã mạnh lên 34.461 con, tăng 28,8% so với năm 2016. Bình quân trong 3 năm 2015 - 2017 tổng đàn gia cầm của xã tăng 6,2%.

- Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở xã chủ yếu là chăn nuôi cá nước ngọt ở các hồ giữ nước phục vụ tưới tiêu và ao canh của hộ gia đình nên diện tích ít và tăng lên không đáng kể qua các năm. Năm 2015 diện tích 28ha, năm 2016 diện tích 28,6ha tăng 2,1% so với năm 2015, năm

2017 diện tích là 30,6ha tăng 6,6% so với năm 2016. Bình quân trong 3 năm 2015 - 2017 diện tích ao hồ nuôi cá của xã tăng 4,25%.

c) Văn hóa – xã hội

* Tình hình xã hội

Tân Thịnh là xã nông nghiệp, phần lớn lao động chủ yếu là nông nghiệp thuần túy. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước có các chính sách về tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh, người lao động đã có những quyền lợi chính đáng nên đã thu hút được nhiều lao động trong độ tuổi trên địa bàn đi làm ở các huyện và tỉnh khác. Xã có nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động cao góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

Xã Tân Thịnh có tổng số 826 hộ với 3.182 nhân khẩu trong đó số lao động trong độ tuổi là 1.912 người chiếm 61.1 % so với tổng số dân toàn xã.

Về Trình độ văn hóa: Tiểu học: 22 %, THCS: 27.67%, PTTH: 24.8 %, Trung cấp: 2,5%, Cao đẳng: 3,1%, Đại học: 3,3%

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 18.2

Cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động theo các ngành nông nghiệp: 84,5%, công nghiệp, dịch vụ: 25,5%.

Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: 250 người.(đi làm việc ở các huyện, tỉnh khác)

Nhìn chung: Với dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tuy nhiên phần lớn số lao động này là lao động phổ thông làm nông nghiệp, chưa qua đào tạo. Đó là những khó khăn của địa phương về giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi ngành nghề, đặc biệt là đối với số lao động trong diện bị thu hồi đất để thực hiện các dự án.

* Công tác văn hóa ,thông tin

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, diễn ra sôi nổi, rộng khắp chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

Bình xét gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan đạt chuẩn văn hóa kết quả năm 2017: gia đình văn hóa 1036/1168 đạt 88,7%; Xóm văn hóa là 12/22

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w