Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp của xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 43)

a) Nông nghiệp

Trong 3 năm 2015 - 2017, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên, an ninh lương thực luôn trong tình trạng ổn định đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu ngành chăn nuôi. Để thấy rõ hơn sự phát triển của ngành trồng trọt những năm qua chúng ta nghiên cứu bảng :

Bảng 3.4: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu qua 3 năm 2015 - 2017

Chỉ tiêu

- Lúa - Ngô

- Cây khoai lang - Cây sắn - Cây đậu tương - Cây lạc - Cây khoai tây

- Cây đậu đỗ khác - Rau các loại

- Chè

(Nguồn:UBND xã Tân thịnh)

Qua bảng chúng ta nhận thấy:

* Nhóm cây lương thực (Lúa, Ngô): Là nhóm cây trồng quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng Lúa tăng lên năm 2015 diện tích 411 ha năng suất 48,5 tạ/ha sản lượng 1993,3 tấn, năm 2016 diện tích 413 ha năng suất 48,58 tạ/ha sản lượng 2006,3 tấn, năm 2016 về diện tích đạt 100,5% so với năm 2015 về năng suất đạt 100,16% so với năm 2015 về sản lượng đạt 100,65% so với năm

với năm 2016 về sản lượng đạt 107,25% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 100,35% về năng suất đạt 103,6% về sản lượng đạt 103,95%.

Diện tích, năng suất và sản lượng cây Ngô cũng tăng lên đáng kể năm 2015 diện tích 109ha năng suất 30,1 tạ/ha sản lượng 328 tấn, năm 2016 diện tích 111ha năng suất 30,45 tạ/ha sản lượng 337,9 tấn, năm 2016 về diện tích đạt 101,8% so với năm 2015 về năng suất đạt 101,16% so với năm 2015 về sản lượng đạt 103% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích 125 ha năng suất 40,62tạ/ha sản lượng 511,3 tấn, năm 2017 về diện tích đạt 113,4% so với năm 2016 về năng suất đạt 133,4% so với năm 2016 về sản lượng đạt 151,3% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 107,6% về năng suất đạt 117,3% về sản lượng đạt 127,15%.

* Nhóm cây công nghiệp dài ngày (cây chè): Diện tích gieo trồng hằng năm của cây chè không ngừng tăng lên (bao gồm cả diện tích chè được đốn trẻ lại). Năm 2015 diện tích đất trồng chè đạt 10,6 ha, năm 2016 diện tích đất chè là 12,5 ha, tăng 2,5 ha so với năm 2015( đạt 117,9%). Năm 2016 diện tích đất trồng chè là 16,15 ha, tăng 3,65 ha( đạt 129,2). Bình quân qua 3 năm diện tích đất trồng chè là tăng 123,55%. Nhờ sử dụng giống cây chè tốt, chăm sóc, thu hoạch một cách hợp lý, mức độ tái đầu tư cao, những năm qua năng suất chè, sản lượng chè của xã không ngừng tăng lên. Năm 2015 năng suất chè là 109 tạ/ ha, sản lượng chè đạt 115,54 tấn. Năm 2016 năng suất chè tăng lên thành 111 tạ/ha, năng suất đạt 101,8% so với năm 2015, sản lượng là 138,75 đạt 120,1% so với năm 2015, Năm 2017 năng suất chè là 119tạ/ ha đạt 107,2% so với năm 2016, sản lượng chè thu được 149,5tấn, tăng so với năm 2016 đạt 108% bình quân qua 3 năm năng suất chè đạt 104,5%, sản lượng chè đạt 114,5%.

* Nhóm cây rau màu, phong phú về chủng loại và có khối lượng sản phẩm hàng hoá khá lớn.

- Cây có củ: Được trồng phổ biến là khoai lang và sắn, đây là nhóm cây có giá trị kinh tế thấp nhưng phục vụ đắc lực cho ngành chăn nuôi vì vậy trong xã vẫn phải có một điện tích nhất định về loại cây trồng này.

+ Cây khoai lang qua 3 năm 2015 - 2017 diện tích, năng suất, và sản lượng tăng lên nhiều nhưng chủ yếu sản phẩm phục vụ chăn nuôi của các hộ gia đình trên địa bàn xã năm 2015 diện tích 4,2ha năng suất 53,3 tạ/ha sản lượng 22,38 tấn, năm 2016 diện tích 4,3ha năng suất 53,6 tạ/ha sản lượng 23 tấn, năm 2016 về diện tích đạt 102,4% so với năm 2015 về năng suất đạt 100,5% so với năm 2015 về sản lượng đạt 102,8% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích 8,69ha năng suất 53,6tạ/ha sản lượng 46,57 tấn, năm 2017 về diện tích đạt 202,1% so với năm 2016 về năng suất đạt 100% so với năm 2016 về sản lượng đạt 202,5% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 152,05% về năng suất đạt 100,25% về sản lượng đạt 152,7%.

Năm 2015 diện tích là 26ha, năng suất 139 tạ/ha, sản lượng 361,4 tấn năm 2016 do diện tích khai đồi gỗ rừng trồng khai thác lấy gỗ và tận dụng 3ha diện tích này để trồng sắn nêm diện tích tăng lên 29ha năng suất 138tạ/ha sản lượng 400,2 tấn, năm 2016 về diện tích đạt 111,5% so với năm 2015 về năng suất chỉ đạt 99,3% so với năm 2015 về sản lượng đạt 110,7% so với năm 2015. năm 2017 do một số diện tích đồi gỗ trồng đã lớn không trồng xen kẽ được cây sắn nên diện tích giảm đi 5,5ha còn 23,5ha năng suất 145tạ/ha sản lượng 340,75 tấn, năm 2017 về diện tích chỉ đạt 81% so với năm 2016 về năng suất đạt 105% so với năm 2016 về sản lượng chỉ đạt 85,1% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích trồng sắn chỉ đạt 96,25% về năng suất đạt 102,15% về sản lượng đạt 97,9%. Năng suất và sản lượng sắn biến động qua các năm do diện tích biến động và do độ màu mỡ của đất trồng qua các năm cũng khác nhau, diện tích nào vừa khai thác gỗ rừng trồng song đất tốt thì năng suất và sản lượng cao, trồng xen kẽ khi cây gỗ rừng trồng đã lớn do bị cớm nên năng suất và sản lượng giảm đi nhiều.

Cây đậu tương năm 2015 diện tích 0,3ha năng suất 14tạ/ha sản lượng 0,42 tấn, năm 2016 diện tích 0,1ha năng suất 15tạ/ha sản lượng 0,15 tấn, năm 2016 về diện tích giảm nhiều chỉ đạt 33,3% so với năm 2015 về năng suất đạt 107,1% so với năm 2015 về sản lượng chỉ đạt 35,7% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích 1ha năng suất 15tạ/ha sản lượng 1,5 tấn, năm 2017 về diện tích đạt 1000% so với năm 2016 về năng suất đạt 100% so với năm 2016 về sản lượng đạt 1000% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 516,65% về năng suất đạt 103,55% về sản lượng đạt 517,8%. Diện tích và sản lượng cây đậu tương qua 3 năm 2015 - 2017 biến động rất lớn là do cây đậu tương chủ yếu được trồng vào vụ xuân và vụ hè và diện tích trồng cây đậu tương có thể bị trồng thay thế bằng các loại cây trồng khác.

Cây lạc chủ yếu được trồng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã và có thể thay thế bằng các loại cây màu khác nên diện tích năng suất và sản lượng biến động qua các năm năm 2015 diện tích 12ha năng suất 12,2tạ/ha sản lượng 14,64 tấn, năm 2016 diện tích 14,04ha năng suất 12tạ/ha sản lượng 16,84 tấn, năm 2016 về diện tích đạt 117% so với năm 2015 về năng suất đạt 98,4% so với năm 2015 về sản lượng đạt 115% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích 11,4ha năng suất 12tạ/ha sản lượng 13,68 tấn, năm 2017 về diện tích chỉ đạt 81,2% so với năm 2016 về năng suất đạt 100% so với năm 2016 về sản lượng chỉ đạt 81,2% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 99,1% về năng suất đạt 99,2% về sản lượng đạt 98,1%

Năm 2015 diện tích đất trồng đậu đỗ khác là 10,5 ha năng suất đạt 13,5tạ/ha sản lượng là 14,17 tấn. Năm 2016 diện tích này là 10,9 ha đạt 103,8% so với năm 2015, năng suất 13,7 tạ/ha đạt 101,4% so với năm 2015, sản lượng 14,9 tấn 105,1% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích này là 15,89ha đạt 145,8% so với năm 2016, năng suất đạt 13,7tạ/ ha đạt 100% so với năm 2016, sản lượng là 21,76 tấn đạt 146% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 124,8% về năng suất đạt 100,7% về sản lượng đạt 125,55%.

Năm 2015 diện tích đất trồng rau các loại là 63 ha năng suất đạt 137tạ/ha sản lượng là 836,1 tấn. Năm 2016 diện tích này giảm do điều kiện thời tiết bất rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn kèm theo nắng nóng cục bộ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác gieo, chăm sóc đối với các loại rau màu diện tích giảm suống còn 54,32ha chỉ đạt 86,2% so với năm 2015, năng suất 137,2tạ/ha đạt 100,1% so ổn định với năm 2015, sản lượng 745,27 tấn giảm còn 86,3% so với năm 2015. Năm 2017 diện tích này tăng lên là 104,93ha đạt 193,2% so với năm 2016, năng suất đạt 137,2tạ/ha ổn định đạt 100% so với năm 2016, sản lượng là 1439,6 tấn đạt 193,2% so với năm 2016. Bình quân 3 năm diện tích đạt 139,7% , năng suất đạt 100,05% về sản lượng đạt 139,75%.

b) Lâm nghiệp

Tính đến năm 2015 Diện tích rừng trồng mới và thay thế 8,1 ha; Độ che phủ rừng đạt 70 % loài cây chủ yếu được trồng là cây Keo, cây Mỡ. Năm 2016 Diện tích rừng trồng mới và thay thế 44,6 ha; Độ che phủ rừng đạt 62%. Năm 2017 Diện tích rừng trồng mới và thay thế 74 ha; Độ che phủ rừng đạt 56 %. Loài cây chủ yếu được trồng là cây Keo, cây Mỡ. Độ che phủ rừng thay đổi qua các năm là do diện tích rừng trồng trước đây đã đủ tuổi được khai thác để trồng thay thế.

3.1.2. Những thành tựu đạt được của UBND xã Tân Thịnh

Năm 2017 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, bên cạnh những thuận lợi tình hình KT-XH của xã còn những khó khăn nhất định, với sự quan tâm Lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự điều hành của UBND xã tình hình KT-XH của xã đã đạt một số chỉ tiêu đáng kể, các nguồn lực đầu tư cho phát triển được huy động và sử dụng có hiệu quả; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên; công tác y tế, giáo dục, văn hóa và an sinh xã hội có những chuyển biến tích cực; an ninh chính trị ổn định và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường và củng cố vững chắc.

Trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương năm 2017, xã Tân Thịnh đã đạt được 7/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập

3.1.3.1. Thuận lợi

* Đối với cơ sở thực tập

- Được sự quan tâm lãnh đạo Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tân Thịnh, sự chỉ đạo sát sao của ngành nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đảng bộ, nhân dân xã Tân Thịnh luôn có tinh thần đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà nước.

- Tân Thịnh là xã nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước, cần cù sáng tạo, ham học hỏi áp dụng các những tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất.

- Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ diện tích gieo trồng lúa lai, ngô lai, cây rau màu vụ đông, hỗ trợ công chỉ đạo lúa, ngô lai cao sản, các mô hình ứng dụng tiến bộ KHKT, một số chính sách hỗ trợ cho việc chuyển đổi các mô hình phát triển kinh tế.

* Đối với sinh viên thực tập

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban chủ nhiệm Khoa KT&PTNT, giáo viên hướng dẫn, và UBND xã giúp đỡ trong việc đi cơ sở, thu thập số liệu, cung cấp số liệu thứ cấp và những công việc cần thiết trong quá trình thực tập.

- Được tham gia cùng CBNN giải quyết những công việc triển khai tại địa phương, giúp cho bản thân thực hành những kiến thức đã được học trên nhà trường, không ngừng học hỏi thêm những kiến thức bên ngoài thực tế.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của cơ quan đảm bảo, hoạt động tốt thuận lợi cho cán bộ và sinh viên thực tập.

3.1.3.2. Khó khăn

* Đối với cơ sở thực tập

- Nông sản phẩm nông dân sản xuất ra giá cả thấp, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giá vẫn cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp so với một số các ngành sản xuất khác.

- Nhận thức của nông dân không đồng đều, sản xuất còn manh mún, tính tự cung tự cấp cao, sản xuất hàng hóa còn nhiều khó khăn;

- Thiếu lao động làm nông nghiệp trong một vài năm trở lại đây do các lao động trẻ đi làm ở các khu công nghiệp, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp của xã.

* Đối với sinh viên

Bản thân em còn nhiều hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu đề tài gặp một số khó khăn như: lần đầu tiên được đến cơ quan hành chính để làm quen, học hỏi môi trường làm việc, cách sống bên ngoài nên còn bỡ ngỡ, e dè, luống cuống với những công việc được giao, thiếu nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc.

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.1.1. Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Tân Thịnh

UBND xã Tân Thịnh có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 03 tầng trong đó tầng 03 có 1 hội trường nhỏ với 40 chỗ ngồi, 01 hội trường lớn với 200 chỗ ngồi để tổ chức các cuộc họp, các hội nghị của địa phương, các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều được trang bị máy vi tính và mạng Internet nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên được hiệu quả.

3.2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã

Đảng ủy

HĐND

UBND Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể

Các phòng ban chuyên môn Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội nông dân Hội phụ nữ Công an xã Vănhóa xã hội

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Tân Thịnh

(Nguồn: Thu nhập của tác giả, 2018)

Theo sơ đồ dọc

+ Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội, là cơ quan có quyền lực cao nhất của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ.

+ HĐND là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra. HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, khối cơ quan UBND xã Tân Thịnh và cơ quan HĐND huyện Định Hóa. HĐND ban hành ra các nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ và quản lý ngân sách xã, quản lý về quốc phòng an ninh địa phương, có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

+ UBND: Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước cấp trên. UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm chức vụ công tác chính quyền.

+ MTTQ và tổ chức đoàn thể: Bao gồm Hội nông dân, Hội cựu chiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 43)