Xã Tân Thịnh là một địa bàn tương đối rộng. Vì vậy, để triển khai các hoạt động nông nghiệp cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền một cách hiệu quả thì cán bộ nông nghiệp đã phối hợp với các trưởng xóm, cũng như các ban ngành đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội nông dân để trao đổi hoặc thông tin đến người nông dân.
Trong những năm qua, mặc dù khó khăn, và hạn chế với chỉ một cán bộ nông nghiệp nhưng đã phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.3. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập
Trong khoảng thời gian em thực tập tại UBND xã Tân Thịnh, do yêu cầu của đề tài em được chú Hoàng văn Hòa (Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh) đưa tới thực tập tại phòng ban chuyên trách: Nông nghiệp – Khuyến nông – Nông thôn mới của xã. Em được phân công những công việc cụ thể là:
* Tìm hiểu khái quát về tổ chức hoạt động của UBND, địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, thành tựu đạt
được…của xã Tân Thịnh. Thực hiện hoạt động này sẽ giúp nắm bắt một cách khái quát về những điều kiện, nguồn lực cơ bản, những vấn đề tổng quát liên quan đến nội dung thực tập và cơ sở nơi thực tập.
Tham gia trực tiếp vào các nội dung, chương trình của UBND phát động và tổ chức. Thường xuyên hỗ trợ các công việc của các phòng ban ở UBND, chú ý quan sát lắng nghe và học hỏi và trau
dồi. Kết quả
Em đã tìm hiểu, nắm bắt tốt thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư, KT - XH từ tất cả các nguồn thông tin hiện có (các phương tiện truyền thông, Internet, báo cáo của cơ sở thực tập, qua quan sát thực tế…). Xác định được vị trí, vai trò của các phòng ban, đoàn thể, cán bộ nhân viên của các phòng.
* Tham gia một số cuộc họp tại phường như: cuộc họp giao ban đầu tuần, cuộc họp triển khai Đại hội Thể dục thể thao… Trong cuộc họp giao ban đầu tuần các cán bộ chuyên môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc trong tuần vừa qua.
Kết quả
Sau khi tham gia những cuộc họp này tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách tổ chức, bố trí một cuộc họp, cách báo cáo công việc với cấp trên, cách làm việc với các đồng nghiệp…Tất cả giúp tôi tự tin hơn, cẩn thận trong công việc.
* Chuẩn bị phòng họp: + Sắp xếp bàn ghế
+ Chuẩn bị ấm chén, nước uống
Kết quả
Công việc này giúp tôi biết cách chuẩn bị cho một cuộc họp thì cần những gì, đây là công việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Đây là công việc đầu tiên mà ai làm việc trong cơ quan đều phải trải qua, công việc này sẽ giúp tôi bớt lúng túng hơn trong những công việc tương tự.
* Ngoài ra còn trong ủy ban một số công việc
- Quét dọn hội trường, sắp xếp, lau dọn bàn ghế cho các buổi họp, lễ kỉ niệm.
-Tham gia các hoạt động trồng cây cùng các anh,chị đoàn viên thanh niên - Tham gia kiểm tra, đo lại kênh mương cùng cán bộ khuyến nông.
- Tham gia kiểm tra dự án trồng rừng bà con nông dân cùng cán bộ nông nghiệp.
Kết quả
Qua lớp tập huấn em đã biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về hiệu quả của chuyến thưc tế, hiểu được những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sản xuất.
Bảng 3.5: Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập
Thời gian 20/01/2018 23/01/2018 23/01 – 12/02/2018 15/02/2018 16/02/2018
20/02/2018 22/02/2018 27/02/2018 28/02/2018 01/03/2018 2/3/2018 6/3/2018 07/03/2018 8/3/2018
21/3/2018 22/3/2018 23/03/2018 26/3/2018 03/04/2018 12/4/2018 13/4/2018 14/04 – 19/04/2018
27/4/2018 01/05 – 02/05/2018 03/05 /2018 04/05 – 20/05/2018 (Nguồn: Nhật ký thực tập)
Kết luận: Qua những công việc trên tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn về cả kiến thức và kĩ năng đó là kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sắp xếp công việc, vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu với những công việc mà tôi chưa được làm trên ghế nhà trường. Các cán bộ ở UBND xã Tân Thịnh rất nhiệt tình, thân thiện giúp đỡ tôi trong công việc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao mặc dù trong quá trình thực tập rất nhiều lần tôi gặp sai sót, đó chính là khoảng thời gian để học hỏi, tích lũy hành trang cho mình, hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.
3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế
Khi bước chân ra ngoài thực tế em cảm thấy những kiến thức mà các thầy, cô giáo truyền đạt cho em khi còn ngồi trên ghế nhà trường vô cùng hữu ích. Bởi những kiến thức đó không chỉ là nền tảng, là cơ sở giúp em cảm thấy tự tin hơn trong quá trình thực tập mà còn là tiền đề vững chắc cho sau này khi em ra trường và xin việc. Tuy nhiên, do bản thân còn hạn chế về nhiều mặt nên em rất bỡ ngỡ và lo lắng. Nhưng sau khoảng thời gian được làm
quen, được học hỏi, được tham gia các hoạt động tại UBND xã Tân Thịnh em đã rút ra được một số kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tế như sau:
- Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà khi đi thực tập tôi học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người… tất cả đều giúp cho tôi hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.
- Khi đến UBND xã Tân Thịnh thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho tôi được vậy nên tôi đã chủ động cũng giúp cho tôi nắm bắt được những cơ hội và học hỏi được nhiều điều trong thực tế.
Trang phục tuy không phải là vấn đề để nhận xét hay đánh giá một người nhưng đây là điều đầu tiên mà người đối diện nhìn vào chúng ta trong lần gặp đầu tiên. Trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp sẽ gây ấn tượng tốt đối với người đối diện.
Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin :
- Với vai trò là sinh viên thực tập, những điều gì không biết và không hiểu thì hãy hỏi lại những người xung quanh. Hỏi những người xung quanh sẽ dễ dàng, chính xác, nhanh chóng nhận được những câu trả lời.
- Không cần ngại ngùng, sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mà mình thắc mắc. Vì không ai là biết hết tất cả mọi thứ cả, chính những lỗi lầm mà mình mắc phải lại giúp mình ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi, nhờ sự hỗ trợ của mọi người mà bản thân có thể dần tiến bộ hơn và càng ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Tự tin giao tiếp, đưa ra các ý kiến của bản thân, không ngại ngùng hay sợ ý kiến đó là sai mà không dám nói. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong mọi việc.
Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc…giúp em nhìn thấy những thiếu xót của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, em có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này.
- Sau khoảng thời gian thực tập, em có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, những người bạn lớn trong nghề…Chính những người quen tại cơ quan thực tập đã mang đến cho tôi những bài học nghề từ thực tế và cả những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
- Kỹ năng mềm, đó là điều bất kể sinh viên nào cũng mong muốn có được để thêm tự tin khi ra trường và bắt đầu với những công việc đầu tiên của mình. Và sau thời gian thực tập, trong môi trường thực tế bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết để làm nghề, để giao tiếp và xử lý những tình huống xảy ra.
- Cơ hội sẽ luôn đến với những ai cố gắng và thực sự bỏ tâm huyết với công việc của mình, vậy nên, trong thời gian thực tập, tôi đã bỏ thời gian để học hỏi để làm việc và để học nghề một cách nghiêm túc và cầu thị với mong muốn có được những cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để được học hỏi trong một môi trường tốt.
+ Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ là người dân tộc ít người, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ phát huy năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ học tập và nghiên cứu khoa học, đã cử nhiều lượt cán bộ đi học tập nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn tại các trường đào tạo trong và ngoài nước.
+ Đội ngũ cán bộ của xã hầu hết được đào tạo qua các trường lớp chính quy, có tinh thần ham học hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành, các cán bộ kỹ thuật phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản.
+ Các mô hình triển khai trên địa bàn nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình từ phía người dân.
- Khó khăn :
+ Chế độ chính sách cho cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp với thị trường hiện nay.
+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quy định đạt thấp.
+ Tình hình các loại bệnh, dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, các cán bộ phải thường xuyên xuống cơ sở nhưng không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc triển khai trên thực địa và không được cấp quần áo bảo hộ lao động cũng như dụng cụ trang thiết bị phục vụ chuyên môn đặc thù của ngành.
+ Các mô hình trình diễn có kỹ thật hoàn toàn mới so với phương pháp truyền thống nên nhiều hộ khi mới làm còn lúng túng, gặp khó khăn.
3.5. Đề xuất giải pháp
Công tác quản lý
Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương cần tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.
- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn.
- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.
- Thúc đẩy sự tham gia của người dân bằng cách thay đổi các phương pháp tập huấn, thay vì phương pháp thuyết trình, cán bộ nông nghiệp nên kết hợp sử dụng phương pháp tham gia như: thảo luận, động não… để nông dân có cơ hội trao đổi Những kinh nghiệp trong sản xuất và đặt câu hỏi trực tiếp với người cán bộ, có như vậy thì người nông dân mới đáp ứng được nhu câu, nguyện vọng.
- Mỗi năm mở 4 lớp tập huấn về trồng trọt, 2 lớp tập huấn về chăn nuôi trong lâm nghiệp và thủy sản có ít nhất là 2 lớp tập huấn.
Tăng cường bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động của CBNN
Qua điều tra, khảo sat cho thấy hiện nay UBND xã Tân Thịnh còn thiếu về cơ sở vật chất. Số máy vi tính không đủ để phục vụ cho hoạt động của các cán bộ.
- Bổ sung trang thiết bị chuyên môn cho các cán bộ: * Cán bộ nông nghiệp
- Phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để nâng cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Để thực hiện tư vấn hiệu quả thì những CBNN cần có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, vì vậy bản thân CBNN cần có sư nỗ lực nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn củng cố kiến thức thông tin cho CBNN.
- Mở rộng các nội dung trong tư vấn dịch vụ để người dân có thể đưa ra quyết định hiệu quả trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến nông nghiệp, phối hợp với các trưởng xóm thực hiện thông tin tuyên truyền định kỳ và thường xuyên cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân.
- Mỗi ngày xã nên mở đài phát thanh 3 lần vào các giờ từ 6 -7 giờ sang và 5 - 6 giờ chiều để người dân tiện theo dõi, các thông tin nên phát lại nhiều lần.
* Cơ chế chính sách
Tăng cường hơn nữa các chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên và người trẻ tuổi về làm việc ở cấp xã, đồng thời hỗ trợ đối với các cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn; mạnh dạn giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã có năng lực, trình độ, sức khỏe không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
- Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức vì khen thưởng, kỷ luật là nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Cần quy định cụ thể các hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được đối với những công chức có công trạng và thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ như Huy chương, Huy hiệu, bằng khen, Giấy khen… kèm theo đó là những phần thưởng vật chất nhất định xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Đồng thời, công chức được khen thưởng do có thành tích và công trạng cần được xét nâng bậc lương trước thời hạn; được ưu tiên khi xem xét cửa giữ các vị trí khác cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.
- Bên cạnh các hình thức khen thưởng, cũng cần phải quy định rõ những chế tài nghiêm khắc đối với công chức vi phạm pháp luật có như vậy, biện pháp kỷ luật mới đạt được mục đích là khuyến khích công chức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa việc xảy ra vi phạm kỷ luật, một việc mà cả người công chức, Nhà nước và nhân dân đều không mong muốn, vì nếu xảy ra thì vừa
phải xử lý cán bộ, công chức, vừa làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước. Khi xử lý kỷ luật công chức cần phải chính xác, rõ ràng, minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải thoã mãn người vi phạm và phù hợp với