Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Đảng ủy

HĐND

UBND Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể

Các phòng ban chuyên môn Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội nông dân Hội phụ nữ Công an xã Vănhóa xã hội

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức xã Tân Thịnh

(Nguồn: Thu nhập của tác giả, 2018)

Theo sơ đồ dọc

+ Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội, là cơ quan có quyền lực cao nhất của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ.

+ HĐND là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra. HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, khối cơ quan UBND xã Tân Thịnh và cơ quan HĐND huyện Định Hóa. HĐND ban hành ra các nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ và quản lý ngân sách xã, quản lý về quốc phòng an ninh địa phương, có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương.

+ UBND: Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước cấp trên. UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm chức vụ công tác chính quyền.

+ MTTQ và tổ chức đoàn thể: Bao gồm Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban của UBND xã. Thực hiện các kế hoạch, Nghị quyết, huy động quần chúng nhân dân và sức người, sức của để làm nền kinh tế xã hội phát triển, tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân địa phương.

+ Các phòng ban chuyên môn hay còn gọi là các chức danh chuyên môn bao gồm trưởng công an xã, trưởng ban chỉ huy quân sự xã, văn phòng thống

kê, địa chính xây dựng, kế toán – ngân sách, tư pháp – hộ tịch, văn hóa – xã hội và nông – lâm nghiệp

Các chức danh này có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình và lĩnh vực ngành mà mình phụ trách, chủ động giải quyết các công việc được giao, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn phiền hà cho nhân dân. Nếu có vấn đề cần giải quyết vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã để xin ý kiến.

Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của ngành, lĩnh vực mình phụ trách và báo cáo khác của UBND theo sự chỉ đạo của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã

+ Các hội đặc thù bao gồm:

Hội người mù, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, …. Các hội này có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, chính quyền UBND xã, là cánh tay đắc lực hỗ trợ vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.

Theo sơ đồ ngang

+ Quan hệ giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: HĐND, UBND phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi cần thiết.

Thông báo về tình hình phát triển kinh tế – xã hội địa phương và các hoạt động của UBND cho các tổ chức này biết, để phối hợp vận động, tổ chức

các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lỗi chính sách pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân với nhà nước.

Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị thể hiện sâu sắc tính tôn trọng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và chủ động phối hợp với nhau, không cản trở nhau, cùng mục đích mở rộng phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.

Quan hệ giữu các phòng ban chuyên môn: Các phòng ban này có quan hệ phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt các công việc đồng thời tham mưu giúp UBND thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của UBND tiến đến phát triển kinh tế xã hội trong sạch vững mạnh. Khi bàn bạc các công việc mọi tổ chức đều dân chủ trình bày ý kiến của mình trao đổi thuyết phục nhau, không áp đặt, ép buộc, quyết nghị dựa trên cơ sở ý kiến đa số đồng thuận, thống nhất.

3.2.1.3. Tìm hiểu về vai trò,chức năng nhiệm vụ của CBNNX xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Cán bộ nông nghiệp xã Tân Thịnh do anh Vũ văn Quyết, là công chức thuộc biên chế nông nghiệp, được phân công công tác tại UBND xã Tân Thịnh và chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND xã Tận Thịnh.

- Cán bộ NTM: Hoàng văn Hiếu –phụ trách nông thôn mới - Cán bộ thú y cấp xã: Nguyễn Thị Thảo – phụ trách thú y xã.

Cán bộ thú y cấp xã là cán bộ hợp đồng,được phân công công tác tại xã Tân Thịnh, làm việc tại UBND xã Tân Thịnh, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã Tân Thịnh

Vai trò của cán bộ nông nghiệp xã

Cán bộ nông nghiệp cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, cán bộ nông nghiệp trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp cho nhân dân hiểu và thực hiện. Cán bộ nông nghiệp vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là người đại diện cộng đồng là người gần gũi dân, sát dân nhất nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt ra các chính sách phù hợp.

Cán bộ nông nghiệp là lực lượng chủ công trong đưa tiến bộ KH-KT đến với bà con nông dân,là người trực tiếp gần dân,góp phần trong việc thay đổi tập quán canh tác của họ.Họ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt ở các địa phương khi thực hiện các mô hình sản xuất mới,đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã

-Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

-Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch, huy động lực lượng và tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, đê bao, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.

-Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch nông thôn và mạng lưới thủy nông; việc sử dụng nước trong công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

-Phối hợp hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy định. Tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

-Hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.

Tham mưu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp như công tác trồng trọt, chăn nuôi, thú y, rừng, đất lâm nghiệp và các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành tại địa phương.

Giúp UBND thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định, tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn; củng cố các tổ chức dân lập, tự quản của cộng đồng dân cư theo quy định. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.

3.2.1.4. Công tác phụ trách nông nghiệp tại xã Tân Thịnh

Xã Tân Thịnh là một địa bàn tương đối rộng. Vì vậy, để triển khai các hoạt động nông nghiệp cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền một cách hiệu quả thì cán bộ nông nghiệp đã phối hợp với các trưởng xóm, cũng như các ban ngành đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội nông dân để trao đổi hoặc thông tin đến người nông dân.

Trong những năm qua, mặc dù khó khăn, và hạn chế với chỉ một cán bộ nông nghiệp nhưng đã phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.3. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Trong khoảng thời gian em thực tập tại UBND xã Tân Thịnh, do yêu cầu của đề tài em được chú Hoàng văn Hòa (Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh) đưa tới thực tập tại phòng ban chuyên trách: Nông nghiệp – Khuyến nông – Nông thôn mới của xã. Em được phân công những công việc cụ thể là:

* Tìm hiểu khái quát về tổ chức hoạt động của UBND, địa hình, kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, thành tựu đạt

được…của xã Tân Thịnh. Thực hiện hoạt động này sẽ giúp nắm bắt một cách khái quát về những điều kiện, nguồn lực cơ bản, những vấn đề tổng quát liên quan đến nội dung thực tập và cơ sở nơi thực tập.

Tham gia trực tiếp vào các nội dung, chương trình của UBND phát động và tổ chức. Thường xuyên hỗ trợ các công việc của các phòng ban ở UBND, chú ý quan sát lắng nghe và học hỏi và trau

dồi. Kết quả

Em đã tìm hiểu, nắm bắt tốt thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư, KT - XH từ tất cả các nguồn thông tin hiện có (các phương tiện truyền thông, Internet, báo cáo của cơ sở thực tập, qua quan sát thực tế…). Xác định được vị trí, vai trò của các phòng ban, đoàn thể, cán bộ nhân viên của các phòng.

* Tham gia một số cuộc họp tại phường như: cuộc họp giao ban đầu tuần, cuộc họp triển khai Đại hội Thể dục thể thao… Trong cuộc họp giao ban đầu tuần các cán bộ chuyên môn báo cáo vắn tắt tình hình triển khai công việc trong tuần vừa qua.

Kết quả

Sau khi tham gia những cuộc họp này tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách tổ chức, bố trí một cuộc họp, cách báo cáo công việc với cấp trên, cách làm việc với các đồng nghiệp…Tất cả giúp tôi tự tin hơn, cẩn thận trong công việc.

* Chuẩn bị phòng họp: + Sắp xếp bàn ghế

+ Chuẩn bị ấm chén, nước uống

Kết quả

Công việc này giúp tôi biết cách chuẩn bị cho một cuộc họp thì cần những gì, đây là công việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Đây là công việc đầu tiên mà ai làm việc trong cơ quan đều phải trải qua, công việc này sẽ giúp tôi bớt lúng túng hơn trong những công việc tương tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ngoài ra còn trong ủy ban một số công việc

- Quét dọn hội trường, sắp xếp, lau dọn bàn ghế cho các buổi họp, lễ kỉ niệm.

-Tham gia các hoạt động trồng cây cùng các anh,chị đoàn viên thanh niên - Tham gia kiểm tra, đo lại kênh mương cùng cán bộ khuyến nông.

- Tham gia kiểm tra dự án trồng rừng bà con nông dân cùng cán bộ nông nghiệp.

Kết quả

Qua lớp tập huấn em đã biết thêm thông tin và hiểu rõ hơn về hiệu quả của chuyến thưc tế, hiểu được những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình sản xuất.

Bảng 3.5: Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập

Thời gian 20/01/2018 23/01/2018 23/01 – 12/02/2018 15/02/2018 16/02/2018

20/02/2018 22/02/2018 27/02/2018 28/02/2018 01/03/2018 2/3/2018 6/3/2018 07/03/2018 8/3/2018

21/3/2018 22/3/2018 23/03/2018 26/3/2018 03/04/2018 12/4/2018 13/4/2018 14/04 – 19/04/2018

27/4/2018 01/05 – 02/05/2018 03/05 /2018 04/05 – 20/05/2018 (Nguồn: Nhật ký thực tập)

Kết luận: Qua những công việc trên tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn về cả kiến thức và kĩ năng đó là kĩ năng soạn thảo văn bản, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sắp xếp công việc, vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu với những công việc mà tôi chưa được làm trên ghế nhà trường. Các cán bộ ở UBND xã Tân Thịnh rất nhiệt tình, thân thiện giúp đỡ tôi trong công việc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc được giao mặc dù trong quá trình thực tập rất nhiều lần tôi gặp sai sót, đó chính là khoảng thời gian để học hỏi, tích lũy hành trang cho mình, hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới.

3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp xã tân thịnh, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 52)