Phương pháp tính giá thành:

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội” pot (Trang 39 - 43)

IV. Tính giá thành sản phẩm: 1 Đối tượng tính giá thành:

3. Phương pháp tính giá thành:

Để tính giá thành sản phẩm xây lắp có thể áp dụng nhiều phương phá tính giá thành khác, áp dụng phương phá nào là phụ thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Thông thường các doanh nghiệp XDCB thường áp dụng những phương pháp sau:

a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn):

Phương pháp này thường phù hợp với các xí nghiệp xây lắp vì trong các xí nghiệp xây lắp thông thường sản xuất các loại sản phẩm mang tính chất đơn chiếc. Khi áp dụng phương pháp này cần chú ý đến các điểm sau:

- Trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đều là hạng mục công tình thi tổng chi phí sản xuất từ khi khởi công đến khi hoàn thành đã tập hợp riêng cho từng hạn mục công trình chính là giá thành thực tế của hạng mục công trình đó.

- Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp được cho cả nhóm công trình, để tính giá thành cho một hạng mục công trình nếu các hạng mục công trình đó có dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trường đảm nhận và không có điều kiện hạch toán theo dõi riêng thì việc tính chi phí về vật tư, xe máy, nhân công cho từng hạng mục công tình sẽ là chi phí thực tế chung cho cả công trường và phải tiến hành phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp với hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình.

Giá thành thực tế của hạng mục công trình được tính theo công thức: Ztti = Ti x H

Trong đó Ztti là giá thành thực tế của hạng mục công trình thứ i.

Như vậy, ta tính được giá trị thành thực tế của hạng mục công trình thông qua tổng chi phí sản xuất, giá thành dự toán và hệ số phân bổ. Muốn xác định được từng khoản mục giá thành, ta căn cứ vào từng khoản mục chi phí đã tập hợp được cho toàn đơn vị, tính ra tỷ trọng của nó trong tổng chi

phí sản xuất đã tập hợp được, nhân tỷ trọng đó với giá thành thực tế từng hạng mục công tình, sẽ tính được từng khoản mục từng trong giá thành thực tế từng hạng mục công trình.

Trường hợp tồn tại sản phẩm dở dang thì kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp và khi đó giá thành thực tế được xác định theo công thức:

Ztti = Ctk + Cđk - Cck Trong đó:

Ctk: Chi phí sản xuất được trong kỳ Cđk: Chi phí sản xuất dở đầu kỳ Cck: Chi phí sản xuất dở cuối kỳ

Ztti: Giá thành thực tế của hạng mục công trình thứ i. b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

Phương pháp này áp dụng phù hợp với xí nghiệp lắp máy và xí nghiệp xây lắp. Đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng sản xuất xong mới tính giá thành. Những đơn đặt hàng chưa sản xuất xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất của sản phẩm làm dở.

Kế toán phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được hi vào theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết để ghi sang bản ghi giá thành có liên quan. Khi nhận được chứng từ xác định đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán chỉ cần cộng chi phí sản xuất đã tập hợp được ở bảng tính giá thành sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm thuộc đơn vị sửa chữa nhà cửa hoặc cho công tác xây lắp phụ cho bên ngoài.

Phương pháp này vận dụng thích hợp với các đối tượng tính giá thành là loại hình sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có hạch toán riêng biệt. Đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng khối lượng công việc ây lắp có dự toán thiết kế riêng có bộ phận riêng đảm nhận. Nhưng công việc tính giá thành sản phải là giá thành của sản phẩm khâu cuối cùng. Ta có công thức sau:

Ztt = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck Trong đó:

Ddk, Dck - là chi phí sản xuất dư đầu kỳ, cuối kỳ.

C1, C2..., Cn là chi phí sản xuất các khối lượng công việc ở các giai đoạn, các bộ phận.

Ngoài phương pháp trên, trong xí nghiệp xây lắp có sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp định mức, phương pháp kết hợp...

Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán của toàn bộ doanh nghiệp sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản pham lại là khâu hạch toán ngày càng được quan tâm đặc biệt, vì tính chất đặc thù của ngành xây lắp như chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm lớn, điều kiện bảo quản vật tư, máy móc thi công phức tạp do phải thi công ở ngoài trời hay di chuyển...

Trong điều kiện thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN, trước sự vận hành của cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi việc tập hợp chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác, giá thành sản phẩm phải được tính đúng, tính đủ, hợp lý. Có như vậy mới nâng cao được vai trò nhiệm vụ của kế toán trước yêu cầu thực hiện chế độ tư chủ tài chính và tăng cường hạch toán kinh tế

nội bộ của cí nghiệp, từ đó giúp cho doanh nghiệp đứng vững trước cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội” pot (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w