Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội” pot (Trang 33 - 34)

C. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG PHỤC VỤ XÂY LẮP:

e.Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng làm sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp... Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (sản phẩm tái chế) là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.

Phương pháp hạch toán:

* Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được các chi phí về sửa chữa được tập hợp vào TK 142 - Chi phí trả trước, sau đó căn cứ vào nguyên nhân cụ thể xử lý số chi phí này. Có thể phản ánh qua sơ đồ sau: * Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được, có thể phản ánh qua sơ đồ

Thiệt hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ... Những khoản chi phí này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 - Chi phí phải trả.

III.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: 1.Tổng hợp chi phí sản xuất:

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội” pot (Trang 33 - 34)