Người dân với vấn đề xây dựngnông thôn mới (3 xóm Bó Hoạt, Bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 55 - 62)

2015 -2017

4.2.4. Người dân với vấn đề xây dựngnông thôn mới (3 xóm Bó Hoạt, Bản

Hoạt, Bản Tám và Co Tó A)

* Đặc điểm về thu nhập hộ gia đình tại 3 xóm chọn nghiên cứu

Bảng 4.7. Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017

ĐVT: hộ (n=60 hộ)

Nguồn thu nhập Xóm Bó Hoạt Xóm Bản Tám Xóm Co Tó A Tổng Tỷ lệ (%) Từ sản xuất nông nghiệp 18 16 18 53 88,3 Từ dịch vụ buôn bán 2 4 2 8 13,3 Từ làm thuê 0 0 0 0 0

Qua bảng 4.7 cho thấy tính đến hết năm 2017 thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn 3 xóm điều tra chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, trung bình chiếm 88,3% tổng số hộ điều tra. Thu nhập từ dịch vụ, buôn bán trung bình chiếm 13,3%, thu nhập từ làm thuê và từ các nguồn khác là không có.

Như vậy qua khảo sát điều tra nhận thấy rằng lao động trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp.

* Nhận thức của người dân 3 xóm (Bó Hoạt, Bản Tám, Co Tó A) về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân về xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm thực hiện thông qua nhiều hình thứcnhư mở lớp tuyên truyền, tuyên truyền qua đài phát thanh địa phương, lồng ghép tuyên truyền cùng với các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp tại các xóm. Qua điều tra 60 hộ nông dân tại 3 xóm cho thấy:

Đa số người dân đều hiểu biết mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới là cải thiện cuộc sống của người dân một cách bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường có 47 hộ chiếm 78,3%. Tỷ lệ người dân biết về chương trình xây dựng nông thôn mới chiếm 71,6%, người dân chưa biết đến chương trình này chiếm 6,6% và người dân mới chỉ nghe, chưa thật sự hiểu về chương trình chiếm 21,6%. Người dân biết về chương trình NTM qua các chương trình tập huấn chiếm 26,6%. Người dân biết qua các cán bộ xã, thôn chiếm 48,3%, điều đó cho thấy các chính sách về chương trình xây dựng nông thôn mới mà nông dân tiếp cận được chủ yếu thông qua chính quyền địa phương từ cán bộ xã, thôn và thông qua các chương trình tập huấn), điều này cho thấy công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương đang được quan tâm và triển khai đồng bộ.

Bên cạnh những hộ hiểu biết về chương trình xây dựng nông thôn mới thì vẫn còn những hộ sự hiểu biết về chương trình còn rất mơ hồ vì người dân bận nhiều việc nên họ không dành thời gian để nghe từ đầu đến cuối bài tuyên truyền, mặt khác trong các buổi họp thôn đôi khi còn lồng ghép nhiều chương

trình. Đại đa số người dân đều đánh giá xây dựng nông thôn mới là rất cần thiết chiếm 58,3%. Đánh giá chung nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 4.8:

Bảng 4.8. Nhận thức của người dân 3 xóm về xây dựng NTM

(n=60)

TT Nội dung Số người Tỷlệ (%)

1 Biết về chương trình xây dựng NTM

A Có 43 71,6

B Không 4 6,6

C Có nghe nhưng không rõ 13 21,6

2 Kênh thông tin

A Từ cán bộ xã, thôn 29 48,3

B Qua các chương trình tập huấn 16 26,6

C Phương tiện thông tin đại chúng 10 16,6

D Không biết 5 8,3

3 Mục đích của chương trình xây dựng NTM

A Xây dựng cơ sở hạ tầng 5 8,3

B Nâng cao thu nhập của người dân 8 13,3

C

Cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bềnvững trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường 47 78,3 4 Sự cần thiết về xây dựng NTM A Rất cần thiết 35 58,3 B Cần thiết 20 33,3 C Không cần thiết 5 8,3

*Sự tham gia của người dân 3 xóm vào chương trình xây dựng nông thôn mới

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm qua Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã đã làm tốt công tác truyền truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Qua số liệu điều tra cho thấy các hộ dân 3 xóm rất ủng hộ các khoản đóng góp: Góp công lao động chiếm 100% chủ yếu là làm đường giao thông nông thôn, san gạt mặt bằng để làm nhà văn hóa...; góp tiền chiếm 91,6%, hiến đất chiếm tỷ lệ 33,3 %, bên cạnh đó còn có 5 trường hợp không tham gia đóng góp với lý do nghèo và sợ tham nhũng. Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua bảng 4.9

Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

(n = 60)

TT Nội dung Số người Tỷ lệ (%)

1 Tham gia họp A Có 54 90 B Không 6 10 2 Tham gia đóng góp A Có 60 100 B Không 0 0 3 Hình thức đóng góp A Tiền 55 91,6 B Công lao động 60 100 C Hiến đất 20 33,3

D Chưa tham gia đóng góp (Tiền) 5 8,3

4 Lý do chưa tham gia đóng góp

A Do nghèo 3 5

B Do không tin tưởng vào công cuộc xây dựng NTM 0 0

C Do sợ tham nhũng 2 3,3

*Ý kiến của cán bộ UBND xã Cô Mười về xây dựng nông thôn mới

Từ khi bắt tay xây dựng NTM, xã đã chú trọng phát huy tối đa nguồn lực trong nhân dân. Trong đó, xã xác định rõ muốn xây dựng thành công NTM thì mỗi cán bộ, Đảng viên và người dân phải thông suốt chủ trương, giải pháp thực hiện chương trình. Do đó, xã tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung chương trình đến từng cán bộ, Đảng viên giúp họ hiểu được sự cần thiết của việc xây dựng NTM. Ngoài ra, xã còn đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cũng như phân công cán bộ, Đảng viên chịu trách nhiệm thực hiện những công việc cụ thể, từ đó, tạo động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn. Nhờ đó, đến nay xã Cô Mười đã hoàn thành 7/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM.

Qua bảng 4.10 dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng nhận thức về chương trình xây dựng NTM của các cán bộ xã Cô Mười, hoạt động của các BQL, Ban PTNT...Các ý kiến về những thuận lợi, khó khăn của địa phương và các giải pháp giúp đẩy mạnh xây dựng NTM tại xã Cô Mười.

Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ UBND xã Cô Mười về xây dựng nông thôn mới

(n=20)

TT Nội dung Số người

đồng ý

Tỷ lệ (%) 1 Nhận thức chung về chương trình xây dựng

nông thôn mới

a. Đã hiểu rõ 17 85

b. Chưa rõ lắm 3 15

c. Không rõ 0 0

2 Hoạt động của Ban quản lý xã

a. Nhiệt tình, có trách nhiệm 12 60

b. Bình thường 8 40

TT Nội dung Số người đồng ý

Tỷ lệ (%) 3 Hoạt động của Ban phát triển thôn

a. Hiệu quả 10 50

b. Bình thường 10 50

c. Chưa hiệu quả 0 0

4 Những thuận lợi trong việc xây dựngnông thôn mới ở địa phương

a. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo 20 100 b. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp CNH HĐH đất

nước trong thời gian vừa qua

8 40

c. Là địa phương có truyền thống cách mạng 4 20 d. Học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi 13 65

5. Những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương

a. Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp 20 100

b. Nguồn lực của địa phương có hạn 19 95

c. Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế 8 40 d. Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát

triển nông nghiệp hàng hóa

20 100

e. Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít 15 75 f. Các khu dân cư cũ lộn xộn, khó khăn cho việc

chỉnh trang

5 25

g. Khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân

7 35

6. Các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng NTM

a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện

20 100

TT Nội dung Số người đồng ý

Tỷ lệ (%)

ruộng đất

c. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 11 55 d. Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị ở

nông thôn

3 15

e. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, vận động nhân dân hiến đất để xây dựng nông thôn mới

18 90

f. Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng các thị trấn, thị tứ

4 20

g. Xây dựng một số công trình liên xã 3 15

h. Ban hành các cơ chế chính sách 5 25

i. Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới

20 100

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn cán bộ năm 2017)

Khi tìm hiểu khả năng nhận thức về chương trình xây dựng NTM của cán bộ; đa phần đều hiểu rõ về nội dung, mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, xác định rõ vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo, Ban quản lý... Tuy nhiên, một số ít cán bộ còn chưa hiểu rõ về nội dung của 19 tiêu chí chương trình xây dựng NTM. Mặt khác năng lực của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế... do đó dẫn đến hiệu quả thực hiện chương trình chưacao.

Qua bảng 4.10 cho thấy, 85 % ý kiến cho rằng đã hiểu rõ về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM; 15% ý kiến cho rằng chưa rõ lắm về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM. Qua đó, cho thấy đội ngũ cán bộ đã được tiếp cận đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM từ đó xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địaphương. Hoạt động của Ban quản lý xã, có 60% ý kiến đánh giá Ban quản lý xã hoạt động có trách nhiệm và nhiệt tình

với công việc. Ban phát triển thôn, 50% ý kiến đánh giá Ban phát triển thôn hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa hiểu rõ về nội dung chương trình xây dựng NTM.

Về thuận lợi trong xây dựng NTM: 100% cán bộ được phỏng vấn đều cho rằng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo; tiếp đến là nhờ có thành tựu của sự nghiệp CNH HĐH đất nước trong thời gian qua chiếm 40%. Là địa phương có truyền thống cách mạng chiếm 20%; học tập được kinh nghiệm của nhiều nơi chiếm 65% và thuận lợi khác như có được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương.

Về khó khăn: Cô Mười là xã miền núi vùng sâu vùng xa, trình độ chưa cao, qua tìm hiểu cho thấy khó khăn lớn nhất khi tham gia xây dựng NTM địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp chiếm 100% cán bộ được phỏng vấn; tiếp theo là nguồn lực của địa phương có hạn chiếm 95%; 35% ý kiến cho rằng khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân; 100% ý kiến cho rằng ruộng đất manh mún, khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa; khó khăn về các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít chiếm 75%. Ngoài ra các cán bộ thêm ý kiến các khó khăn như phong tục tập quán cổ hủ của người dân vẫn tồn tại và một số người dân còn trông chờ ỷ, lại vào nhà nước.

Về giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới: 100% cán bộ được phỏng vấn đồng ý muốn đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ; Ngoài ra các giải pháp khác như hoàn thiện, bổ sung cơ chế chính sách về xây dựng NTM cũng cần được quan tâm chỉnh sửa bổ sung kịp thời phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 55 - 62)