Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 66)

2015 -2017

4.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng

nôngthôn mới tại xã Cô Mười

Việc xây dựng NTM đã mạng lại một diện mạo mới cho nông thôn hiện nay nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ở nông thôn. Tuy nhiên trong tiến tŕnh xây dựng NTM, không chỉ riêng xã Cô Mười địa phương nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn và thách thức nhất định. Sau đây tôi sẽ sử dụng mô hình SWOT để phân tích về thực trạng nông thôn mới tại xã Cô

Mười dựa trên các tiêu chí về xây dựng NTM nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức rồi từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển nông thôn tại địa phương.

Bảng 4.11. Phân tích SWOT trong tiến trình xây dựng NTM của xã Cô Mười

Thuận lợi

- Được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, có nhiều cơ chế chính sách phát triển nông thôn, Đảng và Nhà nước cũng thể hiện rõ quyết tâm xây dựng NTM thành công trên phạm vi cả nước. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ tỉnh đến cơ sở và luôn được củng cố, kiện toàn.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống cấp ủy, chính quyền đã có nhiều chuyển biến tích cực (Đội ngũ cán bộ xã cơ bản được chuẩn hóa). Có sự đoàn kết, thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự ủng hộ của quần chúng nhân dân tại địa phương.

Khó khăn

- Xuất phát điểm của địa phương còn quá thấp không tự cân đối được ngân sách nên việc huy động nguồn lực tại địa phương còn hạn chế chủ yếu trông chờ nguồn lực từ trung ương nên để thực hiện huy động nguồn lực cho Chương trình MTQG xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn.

- Điều kiện địa hình của xã nhà rất phức tạp, giao thông đi lại rất khó khăn, mỗi xã có đặc điểm riêng, dân cư sống không tập trung, đất sản xuất manh mún do đó công tác quy hoạch nhất là quy hoạch sản xuất hàng hóa quy mô lớn rất khó khăn.

- Trình độ học vấn của người dân còn thấp, không đồng đều giữa các vùng, nhận thức của người dân còn hạn chế, ỷ lại trông chờ nhà nước hỗ trợ... gây khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng NTM nói riêng. - Cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện

- Nguồn nhân lực lượng dồi dào, cần cù sáng tạo. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao. An ninh - chính trị ổn định, cán bộ và nhân dân luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, của Nhà nước.

chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đa phần là sản xuất hộ gia đình. Điều này gây khó khăn trong phát triển sản xuất hàng hóa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, sự liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế vì địa bàn xã vẫn chưa có các doanh nghiệp và HTX đây là khó khăn rất lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Năng lực, trình độ một bộ phân cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện chương trình. -Việc huy động nguồn lực cho Chương trình còn hạn chế.

- Hiện nay, có tiêu chí không thật sự phù hợp với đặc thù miền núi. Có những chỉ tiêu nằm ngoài khả năng đáp ứng của địa phương. Do đó, để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian ngắn là rất khó khăn đối với xã Cô Mười nói riêng và huyện Trà Lĩnh nói chung.

Cơ hội

- Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước

Thách thức

- Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, việc huy động nguồn lực từ Nhà nước

và chính quyền địa phương.

- Đã có nhiều mô hình xây dựng nông thôn mới thành công trên địa bàn cả nước là bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện.

- Có đủ hành lang pháp lý để huy động lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn nông thôn và sự đóng góp hưởng ứng tham gia tích cực của người dân.

và doanh nghiệp, nhân dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý trông chờ, thụ động của một bộ phận người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện cuộc vận động. - Về tiến độ thời gian và tính chất mô hình xã điểm tạo áp lực cho các xã trong tổ chức thực hiện.

- Là địa bàn miền núi, có sự chênh lệch về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa vùng thấp và vùng cao nên có sự tác động và mức độ ảnh hưởng của cơ chế chính sách, các giải pháp thực hiện có khác nhau cần được theo dõi, tổng kết, đánh giá chi tiết để có sự điều chỉnh cho phù hợp, hiệu quả. - Xây dựng nông thôn mới làm thay đổi nhận thức, thói quen, tập quán lâu đời của người dân địa phương.

- Chưa chủ động nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.

- Tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt.

- Ảnh hưởng của phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, tác động đến môi trường, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn phẩm, dịch bệnh...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 66)