2015 -2017
4.4.1. Quan điểm xây dựngnông thôn mới trên địa bàn xã Cô Mười
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, các cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn; Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động; mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi thôn xóm là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới nhằm tăng trưởng kinh tế ổn định, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; kết hợp với phát triển kinh tế xã hội với củng cố hệ thống chính trị đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng một xã hội nông thôn hòa thuận, dân chủ có đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao, đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tại địa phương là chính, Nhà nước định hướng, xây dựng và ban hành các cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể phát triển kinh tế xã hội phải do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ quyết định và tổ chức thực hiện theo quan điểm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.
Xây dựng Nông thôn mới trên quan điểm phát triển nông thôn bền vững. Phát triển nông thôn không phải là công việc hoàn thành trong một hai tháng hay một hai năm mà nó là cả một quá trình lâu dài, xuyên suốt trong sự phát triển của của đời người nói chung và người dân nông thôn nói riêng. Xây dựng nông thôn mới không phải chỉ nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí mà còn phải đảm bảo lợi ích lâu dài về kinh tế - xã hội - môi trường, xây dựng phát triển hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ hội phát triển trong tương lai, mà chỉ tạo điều kiện cho tương lai ngày càng phát triển.