Lý do chọn “tổ chức bảo hiểm tương hỗ” để phân tích trong nội dung về “pháp

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 30 - 31)

3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ Luật kinhdoanh bảo hiểm năm

3.1. Lý do chọn “tổ chức bảo hiểm tương hỗ” để phân tích trong nội dung về “pháp

luật về kinh doanh bảo hiểm”

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam trong vài năm gần đây đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công đó là sự xuất hiện và lớn mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội dẫn đến nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, phong phú và các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường vẫn chưa đáp ứng được hay đáp ứng không hiệu quả nhu cầu của người dân. Chẳng hạn như nhu cầu bảo hiểm cho những rủi ro mang tính đặc thù như: nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, thiên tai, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, đánh bắt cá xa bờ,... Nguyên nhân của tình trạng trên là do tính chất đặc thù của những rủi ro này mà trên thực tế các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm hiện tại khó đáp ứng được. Điều này có thể phần nào khắc phục được thông qua loại hình doanh nghiệp bảo hiểm tương hỗ, một loại hình bảo hiểm mang tính chất tương trợ nhau mà thành viên vừa là bên bảo hiểm, vừa là bên mua bảo hiểm. Việc phát triển hoạt động bảo hiểm tương hỗ đóng một vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển thị trường bảo hiểm ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w