Thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 32 - 34)

3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ Luật kinhdoanh bảo hiểm năm

3.3. Thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

3.3.1. Thủ tục thành lập

Bước 1: Các thành viên sáng lập thành lập Ban vận động thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Các sáng lập viên có thể là tổ chức, cá nhân.

Bước 2: Sau khi được thành lập, Ban vận động có trách nhiệm xây dựng và xin ý kiến Bộ Tài chính bằng văn bản về đề án thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm các tài liệu như dự thảo điều lệ, phương án kinh doanh, năng lực tài chính v.v.

Bước 3: Sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc, Ban vận động tiếp tục tiến hành các hoạt động sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động những người có nhu cầu tham gia tổ chức bảo hiểm tương

b) Tiếp nhận các khoản đóng góp thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ và đơn xin tham gia tổ chức bảo hiểm tương hỗ;

c) Chuẩn bị và nộp Bộ Tài chính hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo quy định;

d) Xúc tiến các công việc cần thiết khác để thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Bước 4: Sau khi có sự chấp thuận về nguyên tắc của Bộ Tài chính và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về số thành viên tối thiểu và số vốn pháp định, các thành viên sáng lập nộp Bộ Tài chính hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Bước 5: Tiến hành các công việc cần thiết để khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép.

3.3.2. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Nói cách khác tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập nếu được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, trước khi đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải giao kết hợp đồng phục vụ cho việc thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ theo điều 12 Nghị định số 18/2005/NĐ-

CP về: “Hợp đồng được ký trước khi cấp Giấy phép thành lập và hoạt động” Theo Điều 11 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP quy định về Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ: “Việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thực hiện theo các quy định có liên quan của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến việc cấp Giấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”

Các tổ chức, cá nhân dự kiến trở thành thành viên sáng lập của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để trở thành thành viên sáng lập của tổ chức, cũng là để tổ chức thỏa mãn điều kiện có đủ từ 10 thành viên trở lên ngay thời điểm thành lập. Khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện, tổ chức bảo hiểm tương hỗ được thành lập và thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ (gửi hồ sơ đề nghị lên Bộ Tài chính và chờ Bộ Tài chính xem xét chấp thuận, trong trường hợp được chấp thuận thì được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ). Theo Điều 1 Chương III Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20/06/2005 của Bộ Tài chính, tổ chức phải thỏa mãn đủ 05 điều kiện sau để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ:

Có mức vốn thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định

Có hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Có lĩnh vực và nội dung hoạt động dự kiến phù hợp Có số lượng thành viên tối thiểu là 10 thành viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w