Thực trạng vấn đề kinhdoanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 40 - 43)

III. Thực trạng vấn đề kinhdoanh bảo hiểm và giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của VN

1. Thực trạng vấn đề kinhdoanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm hiện nay được xem như là một loại hình kinh doanh khả năng sinh lời cao. Xuất phát điểm từ việc thời kỳ hiện đại, con người ta ý thức rõ ràng hơn về việc phòng ngừa những rủi ro có thể xảy đến với bản thân hoặc tài sản của họ.

Bảo hiểm sinh ra là để đảm bảo khắc phục những rủi ro này và bảo vệ lợi ích của người mua bảo hiểm không bị tổn thất quá nặng nề. Tuy vậy, thực trạng kinh doanh bảo hiểm hiện nay còn tồn dư nhiều những biến tướng và tiêu cực. Có thể xem những biến tướng hay tiêu cực này là những “điểm đen” của kinh doanh bảo hiểm. Mặc dù kinh doanh bảo hiểm là một vấn đề được pháp luật bảo hiểm nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung đặc biệt có sự

quan tâm và quy định qua nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Song, thực tế những “điểm đen” này vẫn xảy ra và gây ra nhiều những vấn đề rối loạn trong thị trường kinh doanh bảo hiểm.

Thực trạng tiêu cực về bảo hiểm tiêu biểu và dễ thấy nhất là vấn đề “trục lợi bảo hiểm”. Bản chất của hành vi này là việc lợi dụng cơ chế bồi thường của bảo hiểm để biến bản thân thành đối tượng bị thiệt hại, nằm trong danh sách được hưởng bảo hiểm hoặc được hưởng bảo hiểm với giá trị nhiều hơn giá trị bảo hiểm thực mà cá nhân trục lợi được phép hưởng. Thông qua bản chất chung, có thể suy ra khái niệm đầy đủ của tiêu cực “trục lợi bảo hiểm” là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm.” Như vậy, chỉ cần đáp ứng hai yếu tố là “cố ý” và có “dấu hiệu lừa dối”, không trung thực khi tham gia vào mối quan hệ bảo hiểm, một cá nhân đã được tính là đã và đang thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm. Nguyên nhân khiến cho hành vi trục lợi bảo hiểm nào diễn ra rất đa dạng, nếu xét từ phía người trục lợi bản chất đến từ lòng tham. Ngược lại từ phía doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm, chính việc chi phí tài chính và chi phí nhân công cho việc phòng chống trục lợi bảo hiểm lớn hơn so với khả năng chi trả tài chính chính cho doanh nghiệp khiến cho việc phòng chống trục lợi này không có động cơ lợi ích thúc đẩy. Cuối cùng, nguyên nhân chính dẫn đến từ vấn đề luật pháp khi pháp luật về kinh doanh bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở mức quy định những điều cơ bản nhất về kinh doanh bảo hiểm và chưa chú trọng đến vấn đề trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra. Do vậy, nhiều vụ lợi dụng trục lợi bảo hiểm đã diễn ra theo hình thức một cá nhân muốn được hưởng tiền bảo hiểm hoặc hưởng nhiều hơn những gì mà bảo hiểm cho phép đã thực hiện mua bảo hiểm và cố tình đưa mình thành đối tượng bị thiệt hại để bảo hiểm chi trả khoản phí bồi thường. Thực tế, những vụ trục lợi bảo hiểm xảy ra rất nhiều.

Từ việc tự kê tay chân lên đường ray rồi thuê người khác chặt đứt lìa để nhận tiền bảo hiểm nhân thọ hơn 3 tỷ đồng (đã từng xảy ra ở Phú Thọ, Hà Nội), hay đơn giản là một cá nhân thực hiện khai bảo y tế gian dối để trục lợi bảo hiểm y

tế trong thời kỳ dịch Covid19,... điều cho thấy sự đa dạng và ngày càng tinh vi trong các thủ đoạn trục lợi bảo hiểm. Như vậy, việc trục lợi này không chỉ gây ra hệ thống bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm bị rối loạn mà nếu không được điều tra kỹ lưỡng và xác định có yếu tố “lừa dối” hay không, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoàn toàn còn có thể phải chịu bồi thường số tiền bảo hiểm không chính đáng, gây tổn thất tài chính cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và đối tượng trục lợi đạt được mục đích trục lợi của mình. Một thực trạng cũng khá phổ biến hiện nay trong vấn đề kinh doanh bảo hiểm đó là việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa cấp kiếm tìm lợi nhuận thông qua việc “lợi dụng các loại hình kinh doanh bảo hiểm để thực hiện đa cấp huy động vốn”. Bản chất của tình trạng này xuất phát một phần từ việc thời đại 4.0 con người ý thức rõ ràng và quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ lợi ích bản thân và tài sản của mình trước những rủi ro tổn thất. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng bảo hiểm ngày càng gia tăng với đa dạng những hình thức bảo hiểm mà một người tối thiểu cần có như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe,,... Dựa trên thị yếu chung, những doanh nghiệp đa cấp dễ dàng thực hiện các hình thức huy động vốn đa cấp thông qua việc tiến hành tìm kiếm và ký hợp đồng ủy thác đại lý bảo hiểm cho các cá nhân khác nhau. Những đại lý này thường là đại lý không chính thức, thực hiện hành vi tự do lôi kéo những người mua bảo hiểm cấp thấp hơn trở thành đại lý tiếp thị bảo hiểm cho họ. Qua đó hình thành đường dây đa cấp với nhiều cấp tiếp thị khác nhau. Việc mua bán bảo hiểm thông qua những đại lý không chính thức và những đại lý tiếp thị “không bài bản” này tồn tại nhiều rủi ro cho người mua. Người mua có thể bị lừa đảo sau khi mua bảo hiểm và đóng tiền bảo hiểm theo thời hạn, người mua cũng có thể bị lừa đảo quyền được nhận bảo hiểm khi có sự kiện rủi ro gây tổn thất diễn ra. Bên cạnh đó, hệ lụy để lại đường dây đa cấp thu động vốn cũng sẽ là thực trạng có thể xảy ra đối với mô hình này và điều này có thể dẫn đến thị trường bị nhiễu loạn.

Thực trạng thứ ba về kinh doanh bảo hiểm được xem như là một thực trạng diễn ra cực kỳ phổ biến đó là việc “mất kiểm soát đối với việc quản lý đa cấp, tiếp thị bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hợp pháp”. Dấu hiệu của việc mất kiểm soát này đến từ việc các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tiếp cận thị trường khách hàng thông qua hệ thống tiếp thị (telesales bảo hiểm) với hình thức gọi điện thoại trực tiếp, nhắn tin quảng cáo, tiếp thị dịch vụ bảo hiểm đối với khách hàng. Tuy nhiên, việc đa cấp này được xem như mất kiểm soát khi những cuộc gọi hay những tin nhắn tiếp thị đến khách hàng quá nhiều. Điều này gây sự không thoải mái đối với nhiều khách hàng. Nguyên nhân đến từ việc một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm lựa chọn dữ liệu khách hàng không chọn lọc, không tiếp thị được đến những người có nhu cầu hay khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng rất hạn chế chú trọng vào khâu đào tạo nhan viên tiếp thị nên chất lượng dịch vụ tiếp thị bảo hiểm và hiệu quả doanh thu từ telesales bảo hiểm rất thấp. Mặt khác, do bản chất của bảo hiểm không phải là mặt hàng mua và sử dụng nhiều lần, một cá nhân chỉ cần mua bảo hiểm và sử dụng lâu dài cho đến khi bảo hiểm đó hết hạn và cần mua mới. Do vậy nhu cầu mua bảo hiểm là nhu cầu ai cũng có, song không phải thời gian nào cũng cần có nhu cầu mua bảo hiểm. Điều này dẫn đến việc tiếp thị bảo hiểm qua hình thức gọi điện giới thiệu hay nhắn tin tiếp thị thường không được ủng hộ và gây khó chịu, ác cảm đối với khách hàng và khiến doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có khả năng thua lỗ và mất uy tín nếu không thay đổi chiến lược marketing của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w