Giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm của VN

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 43 - 48)

III. Thực trạng vấn đề kinhdoanh bảo hiểm và giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của VN

2. Giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm của VN

của VN

Thông qua những điểm tiêu cực, những “điểm đen” của thực trạng về kinh doanh bảo hiểm, có thể thấy sự chưa hoàn chỉnh của pháp luật là một trong số các nguyên nhân khiến trục lợi bảo hiểm hay lợi dụng kinh doanh bảo hiểm để thực hiện đa cấp,.... có cơ hội tồn tại và xảy ra. Đây là lý do, thực hiện phòng

ngừa những vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm cần thiết phải có những quy định hoàn thiện và chặt chẽ hơn về lĩnh vực này.

Sau quá trình thống nhất sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010, hiện nay vấn đề về kinh doanh bảo hiểm được quy định tại bộ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019. Nhìn chung luật kinh doanh bảo hiểm 2019 đã tổng hợp lại những điểm mới của những sửa đổi bộ luật cũ, song những nội dung về kinh doanh bảo hiểm thường rất rộng và trong luật kinh doanh bảo hiểm 2019 chưa thể quy định hết toàn bộ vấn đề. Đơn cử về các hình thức kinh doanh bảo hiểm được quy định tại điều 59 bộ luật này, theo đó thừa nhận 04 hình thức kinh doanh bảo hiểm gồm: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh bảo hiểm duy nhất được Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể duy nhất chỉ có “tổ chức bảo hiểm tương hỗ”. Cụ thể, hình thức kinh doanh bảo hiểm nay được quy định tại Mục 2 chương III từ điều 70 đến 73 trong bộ luật. Nội dung quy định gồm lý giải khái niệm, quy định các vấn đề về thành viên, giới hạn trách nhiệm, việc thành lập và tổ chức, hoạt động. Song, các hình thức kinh doanh bảo hiểm còn lại không được lý giải hay quy định cụ thể trong bộ luật này. Điều này cho thấy một sự thiếu đồng bộ trong quá trình lập pháp các quy định pháp luật về hình thức kinh doanh bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo hiểm 2019. Sự thiếu đồng bộ này cũng khiến bộ luật không có sự cụ thể và đầy đủ cũng như rõ ràng các vấn đề. Do đó, cần thiết phải có sự bổ sung thêm những điều khoản về các hình thức kinh doanh còn lại thành mục riêng trong chương III, có tính tương xứng nội dung như những gì đã quy định về “tổ chức bảo hiểm tương hỗ” tại mục 2 chương III.

Dựa trên thực trạng những vụ việc “trục lợi bảo hiểm” xảy ra trong xã hội ngày một gia tăng, để lại hậu quả xấu đối với ngành kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nước, một phần nguyên nhân đến từ pháp luật kinh doanh bảo hiểm chưa đầy đủ các chế tài cần thiết cũng như trục lợi bảo

hiểm vẫn chỉ đang dừng lại ở mức vi phạm hành chính. Điều này có nghĩa pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn xem nhẹ vấn đề này. Trên thực tiễn, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần quy định chặt chẽ và bên cạnh đó là những ngành luật khác cũng cần có sự kết hợp để hạn chế những hành vi trục lợi bảo hiểm, gây tổn hại đến doanh nghiệp, công ty kinh doanh bảo hiểm. Thứ nhất, để đạt được chế tài cao nhất đối với việc xử lý trục lợi bảo hiểm, cần thiết trục lợi bảo hiểm phải được quy định như một tội danh trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Dựa trên tính chất của hành vi này mặc dù chưa đạt về mục đích, tức là chưa nhận được lợi ích vật chất, tiền,... nhưng đã hoàn thành về hành vi gian lận, kê khai gian dối, tạo hiện trường giả, lập hồ sơ khống, không trung thực,... có thể xếp tội này vào những tội chưa đạt về mục đích nhưng đã hoàn thành về hành vi. Nếu xét riêng về yếu tố khách thể, hành vi trục lợi bảo hiểm hoàn toàn xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bởi việc trục lợi bảo hiểm đã đạt có thể khiến doanh nghiệp phải bồi thường bảo hiểm sai, nghiêm trọng hơn doanh nghiệp đó có thể bị ảnh hưởng gây ảnh hưởng các doanh nghiệp khác nếu như doanh nghiệp này là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường,... Như vậy, cụ thể hóa trục lợi bảo hiểm là một tội danh của luật hình sự là điều hợp lý.

Thứ hai, nghị định số 41/2009/ NĐ-CP về “xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm” cần có sự sửa đổi khoản 2 và khoản 3 điều 15. Theo đó, thay vì phải quy định các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các cá nhân vi phạm, những biện pháp khắc phục hậu quả này có thể lồng ghép vào nội dung tại khoản 2 và 3 điều luật này. Điều này khiến quy định trở lên chặt chẽ và tránh sự dài dòng không cần thiết. Tại khoản 4 “Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả “ chỉ cần quy định “Tất cả những biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 2 và khoản 3 là bắt buộc” cũng có thể thể hiện đầy đủ tinh thần chung của các biện pháp khắc phục hậu quả gian lận bảo hiểm.

Thứ ba, bộ luật kinh doanh bảo hiểm nên đặt vấn đề trục lợi bảo hiểm thành một chương cụ thể trong bộ luật với các quy định về khái niệm, dấu hiệu hành

vi và mức xử phạt cũng như biện pháp khắc phục. Điều này khiến quy định về những vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm trở thành một vấn đề được bộ luật luật hóa cụ thể và thuận tiện hơn trong thực tế áp dụng pháp luật cho việc xử lý vi phạm trục lợi kinh doanh bảo hiểm cũng như tăng cường phạm vi điều chỉnh của bộ luật kinh doanh bảo hiểm 2019.

Dựa trên thực trạng một số các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm uy thác đại lý bảo hiểm và các đại lý bảo hiểm đó tự do kiếm các “chân rết” là những người mua bảo hiểm thấp hơn làm đại lý bảo hiểm nhỏ hơn thực hiện tiếp thị bảo hiểm khiến xảy ra tình trạng “đa cấp bảo hiểm” thành một đường dây đa cấp nhằm huy động vốn cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2019, cụ thể tại mục 1 chương IV quy định về đại lý bảo hiểm cần bổ sung thêm một số điều để hạn chế cơ hội đường dây đa cấp bảo hiểm có thể xảy ra.

Thứ nhất, việc một cá nhân có thể dễ dàng tham gia làm đại lý bảo hiểm cũng là một cơ hội để hành vi đa cấp huy động vốn diễn ra. Điều 86 quy định “điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm” đưa ra các điều kiện về độ tuổi, về yêu cầu bằng cấp hay quốc tịch nhìn chung chỉ có thể hạn chế một phần vấn đề bởi đây đều là quy định điều kiện đối với cá nhân trước khi ký kết hợp đồng làm đại lý bảo hiểm. Tại khoản 1 điều 86 nên bổ sung thêm “điều kiện yêu cầu” sau khi ký kết hợp đồng làm đại lý bảo hiểm, theo đó những quy định điều kiện cần bổ sung này sẽ làm rõ việc cấm một cá nhân sau khi trở thành đại lý bảo hiểm được thực hiện một số các hành vi, trong đó có “hành vi lôi kéo những người mua bảo hiểm thấp hơn tham gia làm đại lý đa cấp” vì điều này dẫn đến đường dây đa cấp được thành lập. Bên cạnh đó điều 28 “Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm” tại Nghị định số 45/2007/ NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều luật kinh doanh bảo hiểm” cũng không quy định vấn đề cấm lôi kéo chân rết tham gia hình thành hệ thống đa cấp đối mà chỉ quy định các điều cấm như: cán bộ, nhân viên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không được làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp mình; Tổ chức cá nhân không được

đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mình đang làm đại lý; Đại lý bảo hiểm không được xúi dục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức. Như vậy, nghị định 45/2007/ NĐ-CP cũng cần bổ sung vấn đề tương tự.

Thứ hai, vấn đề trách nhiệm của đại lý bảo hiểm quy định tại điều 88 còn sơ sài và còn nhiều thiếu sót. Điều 88 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định như sau: “Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.” Nhìn chung từ quy định này có thể thấy luật đặt nghĩa vụ bồi thường vi phạm hợp đồng bảo hiểm cho nạn nhân lên doanh nghiệp và nghĩa vụ bồi hoàn cho doanh nghiệp lên đại lý vi phạm hợp đồng. Đặt vấn đề nếu trường hợp đại lý vi phạm hợp đồng vì trường hợp bất khả kháng thì doanh nghiệp có tiếp tục đền bù nạn nhân hay không? Sẽ xảy ra trường hợp doanh nghiệp bồi thường nạn nhân những đại lý bảo hiểm vi phạm vì lý do bất khả kháng không thể đủ điều kiện và khả năng bồi hoàn lại cho doanh nghiệp hoặc nếu doanh nghiệp từ chối bồi thường cho nạn nhân vì không xác định được lỗi của đại lý bảo hiểm bên mình, nhìn chung nạn nhân vẫn là bên chịu thiệt hại. Như vậy, điều 88 này cần cụ thể hóa trách nhiệm và nghĩa vụ đền bù và bồi hoàn đối với các bên liên quan khi có vi phạm hợp đồng bảo hiểm xảy ra và cần bổ sung thêm vấn đề vi phạm hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp bất khả kháng với quy định giải quyết cụ thể hoặc dựa trên quy định đã có của Luật dân sự 2015.

Vấn đề cuối cùng về thực trạng “mất kiểm soát đối với việc quản lý đa cấp bảo hiểm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm”. Khắc phục được vấn đề này

không chỉ đơn thuần dựa trên sự quản lý của pháp luật. Trên thực tế, nghị định 91/2020/NĐ-

CP về ”chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác” có hiệu lực như một cơ sở pháp lý ràng buộc các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải hạn chế lại các chiến lược marketing thái quá của mình. Tuy nhiên, để triệt để vấn đề mất kiểm soát việc quản lý quảng cáo, đa cấp tiếp thị bảo hiểm còn cần sự tham gia thực hiện của chính bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. Bản thân các doanh nghiệp cần thiết phải thực hiện lại những chiến dịch quảng cáo tiếp thị của mình sao cho phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng chọn dữ liệu khách hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019

3. https://tailieu.vn/doc/tieu - luan - khai - quat - ve - kinh - doanh - bao - hiem - phap - luat

- kinh doanh - bao - hiem - 1951283.html?

fbclid=IwAR1S sxjVA_z6QNnc1qodZQbkGR2cY5jLXK9yya8v7e - qJpRyVLgP7docuo

4. https://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien - thuc - Bao - hiem/Phap - luat - ve - kinh doanh - bao - hiem/Cac - van - ban - phap - luat - lien - quan - den - hoat - dong - kinh - doanh - bao hiem/204/3454/MediaCenterDetail/

5.

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/tag?keyword=Lu%E1%BA%ADt

%20Kinh%2 0doanh%20b%E1%BA%A3o%20hi%E1%BB%83m

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (tổ chức bảo hiểm tương hỗ) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w