Chế độ tiền lương cấp bậc là chế độ trả công cho công nhân sản xuất căn cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động khi họ thực hiện một công việc nhất định.
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của người lao động. Trình độ lành nghề của công nhân là tổng hợp của sự hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, của những kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình hoạt động lao động.
Do đó, chất lượng lao động được thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, các kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động được sử dụng để thực hiện công việc.
Các yếu tố hình thành chế độ lương cấp bậc:
a) Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ, gồm:
Bậc lương: là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân và
được xếp từ thấp đến cao
Hệ số lương: là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó
được trả lương cao hơn người lao động làm ở những công việc được xếp vào mức lương tối thiểu là bao nhiêu lần
b) Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương. Mức lương được tính dựa vào công thức:
Mi = M1 x Ki
Trong đó:
Mi: Mức lương bậc i
M1: Mức lương cơ sở (1.490.000đ) Ki: Hệ số lương bậc i
c) Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết
34
nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành.
Ví dụ: Ông A được đào tạo qua đại học thì lương sẽ được tính như sau: Mi+Mi*7%