Chương 3 Đề xuất chiến lược marketing cho doanh nghiệp
3.3. xuất về chiến lược phân phối
3.3.1. Phân phối trực tiếp
Mì ăn liền Hảo Hảo gạo lứt là sản phẩm tiêu dùng ngành ăn uống vì vậy cần tập tập trung vào hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc.
Kênh cấp 1 hay còn gọi là kênh hiện đại.
Xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Chính vì vậy, Công ty cần tiến hành chiến lược phân phối sản phẩm mì ăn liền từ gạo lứt của mình thông qua kênh bán lẻ này. Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ. Kênh cấp 1 được chia ra thành hai loại nhỏ hơn:
Loại 1: là các kênh siêu thị lớn như BigC, Metro, Aeon Mall,..
Loại 2: là các siêu thị nhỏ như CircleK, Vinmart,… là một kênh rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm của Hảo Hảo đến tay người tiêu dùng.
Kênh cấp 2
Đây được gọi là kênh phân phối truyền thống và mang tính chất chiến lược. Theo khảo sát, đây là kênh được người tiêu dùng lựa chọn để mua sản phẩm nhiều nhất nên cần tập trung vào loại kênh phân phối này.
Kênh cấp 2 gồm các đại lý bán lẻ, các cửa hàng tạp hóa,…
Các nhà phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên sẽ tập trung đông hơn ở khu vực thành thị, trung tâm thành phố.
Tại mỗi vùng, số lượng các nhà phân phối được đặt là khác nhau phụ thuộc vào quy mô khách hàng và vị trí địa lí.
Kênh online
Đây là kênh phân phối chưa thu hút được nhiều người tiêu dùng nhưng là một kênh tiềm năng để phát triển dài hạn trong tương lai.
Mì ăn liền Hảo Hảo gạo lứt sẽ được mở bán trên các sàn thương mại điện tử và các trang bán hàng trực tuyến như Shoppe, Lazada, Tiki,… Các trang bán hàng này hoạt động như các đại lý phân phối chính thức của Hảo Hảo.
Kênh online cũng là kênh rất tốt để quảng bá hình ảnh và sản phẩm mì Hảo Hảo gạo lứt tới tay người tiêu dùng.
3.3.2. Ưu điểm, nhược điểm
a. Ưu điểm:
Ưu điểm của kênh phân phối 1 và 2 là vốn đầu tư không quá cao vì đã xây dựng được hệ thống ổn định từ trước. Các kênh này phù hợp với những nhãn hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng như sản phẩm mì Hảo Hảo.
Hoạt động quản lí kênh phân phối 1 và 2 của Công ty tương đối tốt. Việc xây dựng và tổ chức kênh phân phối khá hợp lý với chiến lược phát triển hướng tới phủ rộng thị trường và định hướng phát triển lâu dài.
Độ nhận diện nhãn hiệu Mì Hảo Hảo cao, phủ sóng cả nước và doanh thu tăng đều qua các năm.
b. Nhược điểm
Khi có bất kì vấn đề ngoài ý muốn xảy ra với sản phẩm (ví dụ như chất lượng của một lô sản phẩm có vấn đề), chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới các cấp phân phối dưới. Do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đồng đều mà sẽ có lúc nhanh, lúc chậm.
Công ty chưa có tiêu chí rõ ràng, cụ thể để lựa chọn các thành viên đối tác trong kênh phân phấn, chưa có quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các trung gian phân phối nên việc quản lí chưa đảm bảo được tính chặt chẽ.