Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả nước

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hoa cao, xã nhạo sơn, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

2.2.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định.

Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [8]

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [7]

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: [6]

Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa

Thiên Huế (27 xã). [6]

Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [6]

2.2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho các địa phương và các đơn vị sử dụng đất. Sở đã tiếp nhận 320 hồ sơ của các Tổ chức, đã giải quyết 256 hồ sơ. Hoạt động của Văn phòng đăng ký và các chi nhánh từ khi tiếp nhận đến nay đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, đã tiếp nhận, thẩm định thực hiện tốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được giao theo quy định.

Trong 8 tháng (01/4-31/12/2016) đã tiếp nhận và giải quyết cho 16324 hồ sơ. Trong đó:

Cấp đổi 3 hồ sơ, giải quyết 6.365 hồ sơ;

Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất 230 hồ sơ, đã giải quyết 81 hồ sơ;

Đăng ký biến động 9959 hồ sơ; đã giải quyết 8563hồ sơ.

Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận được 36.872ha đạt 93,69% diện tích cần cấp.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện kê khai, đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Hoa Cao, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc theo kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính năm 2017

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn thôn Hoa Cao, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể là trên thôn Hoa Cao

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long

- Địa điểm nghiên cứu và thực hiện: Thôn Hoa Cao, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ ngày 19/06/2017 đến ngày 19/09/2017.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Nhạo Sơn

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý

- Đặc điểm địa hình - Khí hậu

- Thủy văn

3.3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội - Kinh tế

3.3.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã - Hiện trạng quỹ đất

- Tình hình quản lý đất đai

3.3.2. Khái quát về dự án

3.3.3.Trình tự các bước tiến hành kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

3.3.4. Thực hiện kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Hoa Cao trên địa bàn thôn Hoa Cao

3.3.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. 3.4. Phương pháp thực hiện 3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai, … của xã Nhạo Sơn.

- Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Nhạo Sơn.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Thực hiện công tác tổ chức kê khai tại thôn Hoa Cao trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau:

- Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau:

+ Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ.

+ Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích.

3.4.2. Phương pháp thống kê

- Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng...đã được thu thập thông qua quá trình điều tra.

- Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, v.v…

- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel

3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo

- Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và viết báo cáo.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Nhạo Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Nhạo Sơn nằm ở phía Tây Bắc thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 30,1 km về phía Tây, tổng diện tích tự nhiên của toàn xã năm 2017 là 371,87 ha bao gồm 7 thôn

-Vị trí địa lý:

+ Từ 21o24’05” vĩ độ Nam đến 21º26’08” vĩ độ Bắc

+ Từ 105º24’07” kinh độ Tây đến 104º25’05” kinh độ Đông

Có vị trí tiếp giáp với các địa phương lân cận như sau:

- Phía Tây Bắc giáp xã Đồng Quế, Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Đông giáp xã Tân Lập, huyện Lập Thạch.

- Phía Tây và Nam giáp TT Tam Sơn, Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Nhạo Sơn là một xã miền núi, những cánh đồng và khu dân cư, các đồi núi bao quanh. Địa hình của xã nghiêng dần từ Bắc đến Nam. Địa hình không bằng phằng với điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn, thêm vào đó lại thường xuyên bị úng ngập do nước sông Lô dâng cao điều này ảnh hưởng lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế.

4.1.1.3. Khí Hậu

Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Vĩnh Phúc, xã Nhạo Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 24oC, nhiệt độ tối đa 37oC. Tổng số giờ nắng trong năm đạt 1.400 -1800 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển nông - Lâm nghiệp.

4.1.1.4. Thủy Văn

Do có nhiều đồi núi, nên diện tích nước mặt chuyên dùng là 3,9ha. Đất nuôi trồng thủy sản 6,62ha. Hệ thống kênh mương còn yếu, nhiều nơi trong năm chỉ có 6 tháng có nước. Gây khó khăn thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nhiệp

4.1.2. Kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Kinh tế

- Sản lượng lương thực có hạt đạt 1507 tấn/2000 tấn, bằng 75% kế hoạch. Diện tích gieo cấy 152,1/ 195,73ha, đạt 77.7% kế hoạch. Năng suất lúa bình quân 55,9 tạ/ha.

- Lương thực bình quân đầu người năm 2017 đạt 475 kg/người/năm, đạt 100,% kế hoạch.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 30.000.000 đ/người/năm, bằng 100% kế hoạch.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã đạt 141% kế hoạch.

- Số gia đình văn hóa xét năm 2017 là 900/935 hộ, đạt 91,9% kế hoạch; Thôn văn hóa xét năm 2017 đạt 7/7 xóm, đạt 100% kế hoạch; cơ quan văn hóa đạt 5/5 = 100% kế hoạch.

- Số hộ nghèo đầu năm 2017 là 35 hộ qua xét duyệt cuối năm 2017 còn 20 hộ giảm 15 hộ so với đầu năm chiếm 4,8%; số hộ cận nghèo là 40 hộ nay còn 15 hộ, giảm 25 hộ so với đầu năm chiếm 4,8%.

4.1.2.2. Xã hội a. Dân số.

- Xã Nhạo Sơn có 935 hộ được phân bố tại 7 thôn trên địa bàn. Tổng số nhân khẩu: 3058 người, trong đó nữ: 1353người; chiếm 44,2 %. Nam 1705 người chiếm 55,8 %.

- Số hộ làm nông nghiệp là 457 hộ, chiếm 48,8 % so với tổng số hộ trong toàn xã; số hộ CN-TMDV, hộ khác: 349 hộ, chiếm 23,4%. Mật độ dân số: 834người/km2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ.

- Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 1,4%.

- Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 2957người chiếm 96,7 % dân số. Dân tộc khác: 124 người chiếm 3,3 % dân số.

b. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi là 2358 người, chiếm 77,1 % so với tổng dân số trong toàn xã, trong đó lao động nữ: 1358 người.

- Số lao động qua đào tạo: 1.123 người chiếm 30,66 % so với tổng số lao động của toàn xã.

4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã

4.1.3.1. Hiện trạng quỹ đất

- Đất đồi gò chiếm 26% tổng diện tích tự nhiên, tầng đất canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chủ yếu được nhân dân sử dụng để trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả , cây thanh long và xây dựng nhà ở.

- Đất ruộng và đất soi bãi có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn và đạm ở mức khá cao, hàm lượng lân và kali ở mức trung bình đến khá. Loại đất này rất thích hợp đối với các loại cây lương thực và các loại cây hoa màu.

Bảng 4. 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 xã Nhạo Sơn - Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc

STT Loại đất Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 371,57 100,00

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 195,73 52,68

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 156,4 42,09

STT Loại đất Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 107,9 29,04

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 77,88 20,96

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 30,02 8,08

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 44,21 11,90

1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 44,21 11,90

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4,29 1,15

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 32,71 8,80

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 32,71 8,80

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6,62 1,78

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 173,94 46,81

2.1 Đất ở OCT 119,42 32,14

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3,95 1,06

2.1.2

Đất ở tại nông thôn + đất trồng cây lâu năm

ONT +

CLN 115,47 31,08

2.2 Đất chuyên dùng CDG 48,69 13,10

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4,02 1,08

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,08 0,29

2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7,49 2,02

2.2.3.1 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 0 0,00

2.2.3.2 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 3,69 0,99

2.2.3.3 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 2,3 0,62

2.2.3.4 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 1,5 0,40

2.2.3 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 35,14 9,46

2.2.3.1 Đất giao thông DGT 24,55 6,61

2.2.3.2 Đất thuỷ lợi DTL 6,41 1,73

2.2.3.3 Đất danh lam thắng cảnh DDL 0 0,00

2.2.3.4 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,83 0,22

STT Loại đất Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

2.2.3.6 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,04 0,01

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0 0,00

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,93 0,52 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 0 0,00 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3,9 1,05

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1,91 0,51

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1,91 0,51

(Nguồn: UBND xã Nhạo Sơn năm 2017) 4.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai

Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã.

Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý.

Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hoa cao, xã nhạo sơn, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)