Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính sáng tạo

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội 57 (Trang 37 - 41)

Có thể nói có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tính sáng tạo nhƣ yếu tố bẩm sinh di truyền, chỉ số thông minh, giới tính, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng gia đình, môi trƣờng giáo dục…Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm yếu tố môi trƣờng gia đình và môi trƣờng giáo dục có sự tác động mạnh mẽ nhất đối với tính sáng tạo Và trong đề tài nghiên cứu này, luận văn chỉ tập

trung nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng môi trƣờng giáo dục đến tính sáng tạo của sinh viên

Trong cuốn giáo trình tâm lý học sáng tạo, tác giả Phạm Thành Nghị đã chỉ ra những ảnh hƣởng của bạn học đến tính sáng tạo của học sinh; đặc điểm tính cách và hành vi của giáo viên có ảnh hƣởng đến sáng tạo của học sinh; bầu không khí chung của lớp học ảnh hƣởng đến tính sáng tạo nhƣ thế nào; và môi trƣờng trong đại học ảnh hƣởng tới tính sáng tạo của sinh viên ra sao

Hầu hết các nghiên cứu về môi trƣờng giáo dục tập trung vào các lớp tiểu học, chỉ có một số nghiên cứu về môi trƣờng trong đại học tạo điều kiện hay cản trở sáng tạo Trong nghiên cứu kiểu dạy học tạo điều kiện hay cản trở sáng tạo, Chambers (1973) hỏi hàng trăm sinh viên ngành tâm lý học và ngành hóa học cho ý kiến về việc giảng dạy của họ tạo điều kiện hay cản trở phát triển sáng tạo Chambers phát hiện ra các yếu tố tạo điều kiện sáng tạo là:

- Khuyến khích sinh viên độc lập, - Làm gƣơng cho sinh viên,

- Dành nhiều thời gian cho sinh viên ngoài giờ lên lớp, - Cho rằng sự xuất sắc sẽ đến và có thể đạt đƣợc, - Nhiệt tình,

- Coi các sinh viên nhƣ nhau,

- Khuyến khích hành vi hay các công việc sáng tạo của sinh viên, - Có bài giảng hấp dẫn,

- Đánh giá ghi nhận trên cơ sở cố gắng cá nhân

Các yếu tố cản trở sáng tạo là:

- Làm nản lòng sinh viên - Môi trƣờng không an toàn, - Thiếu nhiệt tình,

- Giáo điều cứng nhắc,

- Không cập nhật kiến thức trong lĩnh vực, - Có hứng thú hẹp,

- Không hỗ trợ sinh viên ngoài giờ học

Có thể nói việc tạo môi trƣờng thuận lợi cho tính sáng tạo phát triển ở sinh viên là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Do đó, muốn phát triển tính sáng tạo cho sinh viên thì cần phải quan tâm tới nhóm yếu tố này, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trƣờng cho sinh viên phát huy tối đa tính sáng tạo của mình

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã phác thảo đƣợc bức tranh chung kết quả nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài và trong nƣớc về sáng tạo, tính sáng tạo, các mức độ sáng tạo, các yếu tố cấu thành tính sáng tạo, các yếu tố ảnh hƣởng đến tính sáng tạo Đây là những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tính sáng tạo

Với hƣớng tiếp cận nghiên cứu tính sáng tạo của sinh viên theo cả chiều cạnh nhận thức, cả chiều cạnh nhân cách, kế thừa mô hình cấu trúc ba thành tố mà Amabile đã đƣa ra, tác giả luận văn đã xây dựng đƣợc hệ thống chỉ báo để đo tính sáng tạo của sinh viên Đây là cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu làm rõ tính sáng tạo của sinh viên Trƣờng đại học Hà Nội

Luận văn đã lựa chọn trắc nghiệm sáng tạo hữu ngôn TST của

K J Schoppe do tác giả Nguyễn Huy Tú Việt hóa để đánh giá thực trạng mức độ sáng tạo của sinh viên và từ đó có kết quả để đối chiểu, kiểm chứng với kết quả đo tính sáng tạo theo mô hình ba thành tố

Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tính sáng tạo của sinh viên trường đại học hà nội 57 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w