Nhằm chính xác hóa nội dung đánh giá thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp – thành tố thứ nhất cấu thành tính sáng tạo, tác giả tiến hành khảo sát 150 sinh viên Điểm đánh giá theo thang điểm 5 Các ý kiến đánh giá về nội dung Kỹ năng lĩnh vực phù hợp đƣợc thể hiện trong 7 item (Phụ lục 02)
Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp là tập hợp con đƣờng nhận thức để giải quyết một vấn đề, nó bao gồm sự hiểu biết chung về những kiến thức, sự kiện về một lĩnh vực, khả năng nhận thức bẩm sinh, trình độ đào tạo, các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành đƣợc trang bị Thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp đƣợc đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng nhƣ trình độ đƣợc đào tạo Để đo đƣợc thành tố này, tác giả căn cứ vào những chỉ báo đã nêu để xây dựng trong bảng hỏi các câu hỏi từ câu 13 đến câu 19 (Phụ lục 02) Kết quả thu đƣợc đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:
Bảng 3 1: Điểm trung bình các kỹ năng lĩnh vực phù hợp
STT Nội dung Điểm Thứ bậc
1 Kiến thức liên quan đến nghề nghiệp của bản thân vững
3,11 3
2 Đƣợc trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt
3,38 1
3 Có khả năng thực hành và thể hiện tốt các kỹ năng của tiếng Anh
3,05 5
4 Có kỹ năng nghe tiếng anh rất tốt 3,06 4
5 Có thể nói tiếng anh thành thạo, trôi chảy 3,01 6
6 Có kỹ năng viết tiếng anh tốt 2,87 7
7 Có kỹ năng đọc hiểu tiếng anh rất tốt 3,13 2
Kết quả nghiên cứu cho thấy xếp thứ hạng 1 là item “Tôi được trang bị kiến thức về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh tốt” với điểm trung bình 3 38, đạt mức độ trung bình Xếp thứ hạng 2 là item “Tôi có kỹ năng đọc hiểu tiếng anh rất tốt” với 3 13 điểm, đạt mức độ trung bình Xếp thứ 3 là item “Tôi có kiến thức liên quan đến nghề nghiệp của bản thân vững” với 3 11 điểm, đạt mức độ trung bình Các item tiếp theo đƣợc phản ánh trong bảng 3 1 Tổng hợp điểm trung bình cho thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp là 3 09, đạt mức độ trung bình
Bảng 3 1 cho thấy điểm của từng thành tố trong Kỹ năng lĩnh vực phù hợp còn chƣa cao, các kiến thức kỹ năng chuyên ngành của các bạn sinh viên còn ở mức trung bình, kết quả này cũng phù hợp và phản ánh đúng thực trạng kỹ năng lĩnh vực của khách thể nghiên cứu Bởi lẽ, trong số 150 khách thể, chỉ có 21 khách thể là sinh viên năm cuối, còn lại 129 khách thể là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, do đó, các bạn vẫn đang trong quá trình học tập để trang bị, trau dồi và tích lũy kiến thức
Qua phỏng vấn và trò chuyện với một số sinh viên năm thứ hai, để tìm hiểu thêm về kỹ năng lĩnh vực mà các em đƣợc trang bị, tác giả nhận đƣợc những chia sẻ: “Khi học cấp ba, em chủ yếu được học và luyện ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu để làm bài thi, còn những kỹ năng như nghe, nói thì ít được luyện hơn và do đó khi vào trường đại học thì chúng em mới được các thày cô dạy và luyện tập nhiều hơn rất nhiều về những kỹ năng này” Bạn N X H G – Lớp 10A11 – Khoa Tiếng Anh chia sẻ
Nhằm làm rõ hơn về những kiến thức và kỹ năng chuyên ngành đƣợc trang bị, qua phỏng vấn trao đổi với một giảng viên khoa Tiếng Anh, thày H V H cho biết: “Trên lớp, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên ngành cho các em theo khung chương trình đào tạo thì bản thân các em sinh viên cũng phải tự đọc, tìm hiểu thêm sách vở liên quan đến
môn học để tích lũy kiến thức chứ nếu sinh viên chỉ thụ động với những kiến thức trong giáo trình mà không tự học, tự tìm hiểu thì các em không thể có được kiến thức sâu về môn học được Chính vì thế, riêng bài tập về nhà cho sinh viên mình luôn quan tâm đến việc đưa ra những yêu cầu đòi hỏi sinh viên phải tự đọc thêm, tự trang bị trau dồi cho bản thân, tất nhiên là mình sẽ cung cấp nguồn tài liệu để các em tham khảo nhưng quan trọng nhất vẫn là ở các em sinh viên, ở ý thức tự học, tự trau dồi và chiếm lĩnh kiến thức của mỗi em”
Qua đây có thể thấy kiến thức chuyên ngành lĩnh vực mà các thày cô trang bị cho sinh viên luôn đƣợc quan tâm, tuy nhiên kiến thức đó có thực sự trở thành kiến thức của mỗi sinh viên hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân sinh viên ở sự tự học, tự ý thức trau dồi kiến thức cho bản thân
Tìm hiểu thêm về tƣơng quan giữa thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp
với kết quả học tập của sinh viên (Phụ lục 13) thì thấy không có tƣơng quan giữa hai thành tố này Mặc dù trong số 150 sinh viên có đến 75 4% sinh viên đạt kết quả học tập khá và giỏi (Phụ lục 13), điểu này chứng tỏ sinh viên vẫn thụ động tiếp thu bài giảng, chƣa chiếm lĩnh đƣợc kiến thức đã học để biến nó thành kiến thức của bản thân, và cũng phần nào cho ta thấy đƣợc kết quả học tập của sinh viên mới phản ánh đƣợc sự chăm chỉ, nỗ lực cố gắng trong học tập mà chƣa phản ánh đƣợc việc sinh viên biến kết quả học tâp đó thành vốn kiến thức, kỹ năng lĩnh vực thực sự của bản thân
Biểu đồ 3 1 dƣới đây sẽ mô tả cụ thể về thành tố đầu tiên của tính sáng tạo, thành tố Kỹ năng lĩnh vực phù hợp
Biểu đồ 3 1: Kỹ năng lĩnh vực phù hợp
Kết quả khảo sát phản ánh trong biểu đồ 3 1 cho thấy: thành tố thứ nhất – Kỹ năng lĩnh vực phù hợp trong cấu thành tính sáng tạo đƣợc đánh giá ở mức điểm trung bình là 3,09/5 điểm, đạt mức trung bình Thành tố này đƣợc coi là tập hợp con đƣờng nhận thức để giải quyết một vấn đề, nó bao gồm sự hiểu biết chung về những kiến thức, sự kiện về một lĩnh vực, khả năng nhận thức bẩm sinh, trình độ đào tạo Thành tố này đƣợc đánh giá dựa trên sự phù hợp về chuyên ngành cũng nhƣ trình độ đƣợc đào tạo Với điểm 3,09 thành tố kỹ năng lĩnh vực phù hợp chỉ đạt ở mức độ trung bình, điều này cho thấy kiến thức chung cũng nhƣ kiến thức chuyên ngành (ngôn ngữ Anh) của các bạn sinh viên cần đƣợc trang bị và trau dồi nhiều hơn nữa
Phỏng vấn sinh viên Đ H T – một sinh viên năm cuối, đã có thời gian học tập 4 năm tại trƣờng, bạn T cho biết: “Trong quá trình học tại trường, em luôn dành nhiều thời gian cho việc lên Thư viện Trường để học, đọc sách và
tìm hiểu thêm thông tin không chỉ trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo của em Em thấy mình đã có được rất nhiều kiến thức quý báu từ những trang sách, báo, tạp chí… mà mình đọc được Em nghĩ là sinh viên đại học, đặc biệt lại là sinh viên ngoại ngữ thì càng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn tốt, có hiểu biết rộng, có kỹ năng tốt Có như vậy chúng em mới đáp ứng được với những yêu cầu công việc sau này”
Nhƣ vậy, có thể thấy thành tố đầu tiên cấu thành tính sáng tạo của sinh viên là kỹ năng lĩnh vực phù hợp, nó phụ thuộc vào khả năng nhận thức của mỗi ngƣời và quá trình giáo dục, đào tạo, rèn luyện Vì vậy, để tăng tính sáng tạo trong sinh viên thì việc trang bị những kiến thức chung, kiến thức chuyên môn cho sinh viên cần đƣợc quan tâm đầu tƣ hơn nữa từ chính sinh viên và giảng viên Đối với giảng viên ngoài việc cung cấp, trang bị kiến thức cho sinh viên cần trang bị cho các em phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu, giáo dục ý thức tự học và chủ động tích lũy kiến thức cho sinh viên Về phía sinh viên cũng cần có nhận thức tốt đối với việc học tập và quá trình học tập, cần chủ động tích lũy kiến thức để biến kiến thức đƣợc học, đƣợc trang bị thành kiến thức nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động của bản thân