Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của các hợp chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư và kháng khuẩn của các hợp chất thứ cấp từ chủng vi nấm aspergillus niger IMBC NMTP01 (Trang 72 - 73)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của các hợp chất

Các hợp chất phân lập đƣợc từ chủng nấm mốc A. niger IMBC-NMTP01 đƣợc đánh giá hoạt tính gây độc tế bào đối với sáu dòng tế bào ung thƣ biểu mô ở ngƣời, bao gồm: HepG2, KB, HL-60, MCF-7, SK-Mel-2 và LNCaP bằng phƣơng pháp sulforhodamine B (SRB). Kết quả là, trong số các naphtho--pyrones (A6-A9), hợp chất A9 có độc tính tế bào mạnh nhất đối với tất cả các dòng tế bào, với giá trị IC50

nằm trong khoảng từ 9.1 đến 23.5 M, trong khi hợp chất A6 (rubrofusarin B) chỉ gây độc tế bào đối với hai dòng tế bào HepG2 và MCF-7, với giá trị IC50 lần lƣợt là 77.1 và 68.3 M (Bảng 3.15). Theo nghiên cứu của Song Y.C và cộng sự, rubrofusarin B có nguồn gốc từ chủng Aspergillus niger IFB-E003 đƣợc chứng minh là gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thƣ ruột kết SW1116 với giá trị IC50 là 4,5 µg/mL) [51].

Cả hai naphthopyrones dimeric là nigerasperone C (A12) và asperpyrone A (A13) và dẫn xuất acid furancarboxylic (A14) đều thể hiện độc tính tế bào vừa phải đối với tất cả các dòng tế bào ung thƣ biểu mô trên, với giá trị IC50 nằm trong khoảng từ 47.7 đến 84.5 M. Asperpyrone A là một hợp chất tự nhiên đƣợc phân lập từ

Aspergillus niger với các hoạt tính sinh học khác nhau là kháng u, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nghiên cứu của Xu K. và cộng sự 2019 đã chỉ ra rằng asperpyrone A đƣợc phân lập từ chủng Aspergillus sp. XNM-4 có độc tính tế bào mạnh trên năm dòng tế bào ung thƣ ở ngƣời (PANC-1, A549, MDA-MB-231, Caco-2 và SK-OV-3) và một dòng tế bào bình thƣờng ở ngƣời (HL-7702) [108].

Bảng 3.15. Hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của các hợp chất A1-A14

Hợp chất IC50 (M)a HepG2 KB HL-60 MCF-7 SK-Mel- 2 LNCaP A1 52.0  7.9 91.2  5.1  100b 65.0  2.7  100  100 A2  100  100  100  100  100  100 A3  100 83.7  9.6 81.3  7.8 80.7  4.4 79.4  5.8 86.6  8.7 A4  100 88.8  6.8 81.7  9.5 62.7  3.2 58.7  5.7 88.9  8.2 A5  100 88.6  7.3 89.2  7.9 74.4  2.9 73.5  5.4 86.3  9.3 A6 77.1  3.2  100  100 68.3  5.2  100  100 A7  100  100  100  100  100  100

A8  100  100  100  100  100  100 A9 9.1  1.5 17.4  1.7 23.5  1.0 8.4  0.9 19.7  2.6 12.2  1.1 A10  100  100  100  100  100  100 A11  100  100  100 91.5  1.7 83.3  6.1  100 A12 75.5  8.9 78.8  7.2 77.3  9.5 84.5  7.4 83.4  8.3 82.4  9.2 A13 47.7  2.2 74.8  6.7 54.7  3.0 52.9  3.2 67.2  2.4 67.8  4.6 A14 71.2  1.7 81.3  5.1 77.6  5.8 62.2  4.5 54.4  1.9 78.6  7.1 Ellipticinec 1.7  0.2 1.4  0.2 2.1  0.2 1.5  0.1 2.03  0.2 1.8  0.2

a Giá trị ± SD (n = 3); b Không có hoạt tính (> 100 M); c Đối chứng dƣơng

Trong số hai phenethyl-α-pyrones (A1 và A2), hợp chất A1 thể hiện độc tính tế bào vừa phải đối với các dòng tế bào HepG2, KB và MCF-7, với các giá trị IC50 tƣơng ứng là 52.0, 91.2 và 65.0 M, trong khi chất tƣơng tự (hợp chất A2), với nhóm chức

acetamide ở C-6, không gây độc các dòng tế bào trên ở các nồng độ đƣợc thử nghiệm. Khả năng gây độc ở mức trung bình của ba chất chuyển hóa hydroxyimine (A3–A5) đã đƣợc quan sát thấy đối với năm dòng tế bào ung thƣ, ngoại trừ HepG2, với giá trị IC50

trong khoảng 58.7 đến 88.9 M. Hợp chất A11 có hoạt tính yếu đối với dòng tế bào

MCF-7 và SK-Mel-2, với giá trị IC50 tƣơng ứng là 91.5 và 83.8 M.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thƣ của các hợp chất A4, A5, A9, và A11, trong đó, hợp chất A9 có hoạt tính tốt, ức chế sự phát triển của 6 dòng tế bào ung thƣ nghiên cứu, điều này mở ra tiềm năng phát triển cho các nghiên cứu sâu rộng hơn đối với hợp chất này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư và kháng khuẩn của các hợp chất thứ cấp từ chủng vi nấm aspergillus niger IMBC NMTP01 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)