11 Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường trong hoạt động

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật việt nam (Trang 129 - 131)

động công chứng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên

Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Công chứng viên là người được Bộ Tư pháp bổ nhiệm để chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các giao dịch kinh tế dân sự mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc công chứng theo yêu cầu của các bên Điều đó có nghĩa là Nhà nước đã giao quyền, ủy nhiệm cho Công chứng viên thực thi một phần quyền lực của Nhà nước; nộp thuế cho nhà nước và thu phí, thù lao công chứng và được coi là một “dịch vụ công” Trong khi thi hành chức nghiệp của mình, Công chứng viên không được phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng, không được nghiêng về bên nào mà phải giữ vai trò trung gian phán xét tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng giao dịch Vì lẽ đó , mà Công chứng viên ở các nước phát triển trên thế giới được coi là những “Thẩm phán phòng ngừa” nhằm bảo vệ quyền, lợi tính hợp pháp của các bên Điều này khác hẳn so với Luật sư, khi Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho một bên thì sẽ làm tất cả trong khuôn khổ pháp luật cho phép để bảo vệ tốt nhất cho bên đó, ngay cả khi bên đó vi phạm pháp luật hay thường gọi là bảo vệ “thân chủ” của mình Luật sư hành nghề mang tính chất của một hoạt động dịch vụ pháp lý; thu phí, thù lao

Luật sư không bị giới hạn như việc thu phí, thù lao công chứng của Công chứng viên và nộp thuế thu nhập từ hoạt động dịch vụ pháp lý của mình

Về chế độ chịu trách nhiệm cũng vậy, Công chứng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn b ản do mình công chứng Hay nói cách khác, Công chứng viên phải gánh chịu những trách

nhiệm Hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật nếu công chứng sai gây thiệt hại cho các bên Đối với Luật sư, việc tư vấn pháp luật để cho đương sự lựa chọn, không được hứa hẹn trước kết quả, trình bày quan điểm bảo vệ trước Tòa án để Hội đồng xét xử xem xét; miễn sao có lợi cho “thân chủ” mình nhất và dường như việc đó được giao kết trong bản Hợp đồng dịch vụ pháp lý với thân chủ mà họ không phải gánh những trách nhiệm pháp lý nặng nề như Công chứng viên Thực tiễn cho thấy, việc phân biệt hoạt động Công chứng với hoạt động Luật sư của công dân chưa được đúng với bản chất của từng hoạt động, có tình trạng chính những nơi tư vấn luật lại treo biển “công

chứng - luật sư” gây nhầm lẫn giữa hoạt động “dịch vụ công” của Công chứng viên với hoạt động “dịch vụ pháp lý” của Luật sư Tính chất dịch vụ công của hoạt động công chứng chi phối đến chức năng, nhiệm vụ của Công chứng viên là phải đảm bảo quyền lợi ích của các bên tham gia giao dịch, phải là trung gian, là “Thẩm phán phòng ngừa” chứ không được nghiêng về bên nào Hồ sơ công chứng được lưu trữ ít nhất trong vòng 20 năm để đảm bảo cung cấp chứng cứ cho các bên, cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết tranh chấp liên quan Mặt khác, việc lưu trữ hồ sơ công chứng cũng chính là căn cứ đánh giá việc công chứng có đúng hay sai, làm căn cứ để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, bảo đảm quyền lợi ích cho các bên nếu bị thiệt hại Chính vì những lý do nêu trên, cho nên Luật Công chứng năm 2014 đã có một số điều khoản về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, sơ sài cần phải được sửa đổi, bổ sung để giải quyết yêu cầu bồi thường thường thiệt hại trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng theo pháp luật việt nam (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w