động công chứng nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng
Việc xã hội hóa hoạt động công chứng theo Luật Công chứng là bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính ở nước ta và được người dân đồng tình và hưởng ứng Việc xã hội hóa hoạt động công chứng cũng phù hợp với xu hướng Công chứng quốc tế mà Công chứng Việt Nam là thành viên
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng cần “Hoàn thiện chế định công chứng Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này” là một trong những nội dung mà Nghị q uyết số 49/NQ -TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Thực hiện chủ trương này, tính đến năm 201 9 [36] cả nước đã có tổng số 1003 tổ chức hành nghề công chứng (trong đó có 133 Phòng công chứng và 870 Văn phòng công chứng) với 2 418 Công chứng viên đang hành nghề; đã có 62/63 tỉnh, thành phố (trừ Lai Châu) đã có Văn phòng công chứng (xem Báo cáo Chính trị Đại hội thành lập Hiệp Hội Công chứng viên Việt Nam năm 2019)
Việc cho phép thành lập các Văn phòng công chứng (thay vì thành lập thêm các Phòng công chứng), quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng sẽ cùng có trách nhiệm bồi thường nếu do hành vi bất cẩn công chứng sai đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều người lao động, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao nghiệp vụ, chất lượng công chứng để phục vụ người dân là một nhu cầu cấp thiết và một hướng đi đúng đắn Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng các tổ chức hành nghề công chứng kéo theo những hậu quả
của việc các tổ chức hành nghề công chứng cạnh tranh việc làm của nhau Tình trạng các tổ chức hành nghề công chứng ở vùng ngoại thành, vùng xa tổ chức thành lập ra chỉ là có lệ sau đó lén lút mở các điểm giao dịch lúp bóng dưới các công ty luật, sàn bất động sản… tại nội thành để cạnh tranh, giảm giá gây bức xúc dư luận Điều đó, làm cho chất lượng văn bản công chứng ngày có xu hướng đi xuống, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại và bồi thường thiệt hại do công chứng sai gây ra Khoảng trống pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng còn nhiều bất cập như trình bày tại chương 3 của Luận án này
Chính vì những lý do nêu trên, quan điểm đổi mới, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong công chứng là làm sao xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng vẫn bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động công chứng Nhiều tổ chức hành nghề công chứng ra đời nhưng vai trò của quản lý nhà nước về công chứng phải hiệu quả, bao quát, điều chỉnh được các tình huống phát sinh khi xã hội hóa hoạt động công chứng Một mặt xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng phải bảo đảm hoạt động công chứng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các bên vì công chứng sai phải bồi thường Nói cách khác, các quy phạm pháp luật giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại phải triệt để, đầy đủ bảo đảm thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay