pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
4 2 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng dù có công tác ở bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào khi gây thiệt hại để quy trách nhiệm bồi thường thì cần có quy định rõ ràng về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; về nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH, về nguồn kinh phí bồi thường và trách nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng Trong khi đó, Luật Công chứng năm 2014 chỉ dành một điều luật duy nhất là Điều 38 để quy định về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng là chưa đầy đủ, rõ nét Vì vậy, tác giả cho rằng, Luật Công chứng cần quy định một Chương riêng về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng và trong đó có các điều khoản cụ thể quy cần hoàn thiện như sau:
4 2 1 1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Bổ sung điều khoản quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trong Luật Công chứng theo hướng: TNBTTH trong hoạt động công chứng bao gồm các yếu tố cấu thành: (i) Có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Có lỗi của người gây thiệt hại; (iii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; (iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật Làm rõ yếu tố lỗi của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng bao gồm cả lỗi cố ý và vô ý; lỗi do không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ đạo đức hành nghề công chứng gây thiệt hại cho các chủ thể khác Quy định các trường hợp giảm trừ trách nhiệm và/hoặc miễn trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng như thiệt hại xảy ra do có cả yếu tố lỗi hoặc hoàn toàn do lỗi của người yêu
cầu công chứng (cố ý giả mạo giấy tờ đến mức mắt thường không thể nhận biết được, giả mạo chủ thể để qua mắt CCV…) Quy định rõ hành vi trái pháp luật trong hoạt động công chứng là hành vi công chứng văn bản sai quy định của pháp luật gây thiệt hại
4 2 1 2 Hoàn thiện các quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm liên đới bao gồm cả TNBTTH trong hợp đồng và ngoài hợp đồng Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng và/hoặc CCV, nhân viên, người phiên dịch gây thiệt hại phải bồi thường nhằm đảm bảo thiệt hại luôn được bồi thường toàn bộ và kịp thời Mở rộng quyền yêu cầu BTTH sang các đối tượng khác như: Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng mà tổ chức hành nghề công chứng đã mua hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp của CCV đang quản lý quỹ bồi thường thiệt hại TNBTTH trong hợp đồng được áp dụng đối với người yêu cầu công chứng trong mối quan hệ với các chủ thể gây thiệt hại như một loại hình hợp đồng dịch vụ và/hoặc có thể quy định điều khoản về bản Hợp đồng dịch vụ pháp lý như đối với Luật sư, Thừa phát lại khi thực hiện công việc để làm căn cứ xử lý trách nhiệm BTTH trong hợp đồng Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng được áp dụng đối với quan hệ giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại với tổ chức hành nghề công chứng Việc quy định rõ như vậy sẽ đảm bảo được nguyên lý áp dụng luật tư giải quyết các tranh chấp về BTTH trong công chứng được minh thị hơn Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động công chứng theo hướng sớm chuyển đổi dứt điểm các PCC sang VPCC hoặc giải thể các PCC không tự chủ được về tài chính, hoạt động kém hiệu quả nhằm giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước và quan trọng hơn là thống nhất được chủ thể chịu trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng (duy
trì loại hình tổ chức hành nghề công chứng duy nhất là VPCC để tránh phân biệt đối xử, đảm bảo và nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng)
4 2 1 3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc và
phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Quy định các điều khoản về nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, theo đó thiệt hại trong hoạt động công chứng được thực hiện theo hai nguyên tắc:
(i) Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm BTTH cho bên bị thiệt hại (người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại) Nếu tài sản của tổ chức hành nghề công chứng không đủ để BTTH thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu các chủ thể khác gây thiệt hại liên đới chịu trách nhiệm BTTH
(ii) Bên bị thiệt hại có quyền lựa chọn khởi kiện tổ chức hành nghề công chứng hoặc Công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo cách thức: Các bên tự xác định mức bồi thường thiệt hại, tự thoả thuận với nhau về mức bồi thường, số tiền bồi thường, bồi hoàn Trường hợp không thoả thuận được thì các bên có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu BTTH theo quy định của pháp luật Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng trong đó quy định rõ các điều khoản về Luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, tránh mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu thống nhất Trong đó, luật hoá rõ việc bồi thường trong công chứng theo luật chuyên ngành (Luật Công chứng) được ưu tiên áp dụng chung cho tất cả các chủ thể tiến hành hoạt động công chứng Những vấn đề chưa rõ, chưa dự liệu hết thì mới áp dụng những quy định tại Bộ Luật Dân sự để giải quyết; không áp dụng
Luật TNBTCNN vì lĩnh vực công chức không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN như đã phân tích trong luận án
4 2 1 4 Hoàn thiện các quy định về nguồn kinh phí bồi thường và trách nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng
Việc tồn tại hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng song song ở Việt Nam (PCC và VPCC), chế độ quản lý, sử dụng phí và thù lao công
chứng lại hoàn toàn khác nhau như đã phân tích ở trên là nguyên nhân dẫn tới nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại sẽ không thống nhất Vì vậy, các nhà làm luật cần quy định rõ nguồn kinh phí BTTH trong hoạt động công chứng gồm: - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ chi trả cho những thiệt hại trong hoạt động công chứng
- Quỹ bồi thường trong hoạt động công chứng do tổ chức xã hội nghề công chứng sẽ đứng ra BTTH
- Tài sản của tổ chức hành nghề công chứng (quy định quỹ dự phòng rủi ro khoảng 15-20% lợi nhuận hàng tháng trích ra để lập quỹ dự phòng là nguồn dự trữ BTTH)
- Tài sản của các CCV, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng gây thiệt hại phải bồi thường
- Quy định trách nhiệm hoàn trả: Các chủ thể khác gây thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền cho chủ thể đã đứng ra BTTH thay cho mình trong hoạt động công chứng