công chứng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta
Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng sẽ làm cho hoạt động công chứng có tác dụng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoạt động công chứng được đồng bộ, hoàn thiện sẽ làm cho các chủ thể kinh tế, cá nhân có nhu cầu công chứng an tâm trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm bằng
nhiều phương thức khác nhau, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Các tổ chức, cá nhân trong xã hội an yên khi tham gia những giao dịch kinh tế, dân sự được công chứng và họ sẽ có nhiều thời gian chú trọng nghiên cứu, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà mình đam mê, theo đuổi Từ đó, góp phần thúc đẩy các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng phát triển, góp phần đẩy mạnh sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta Theo thống kê của Bộ Tư pháp, sau 05 năm triển khai thi hành Luật Công chứng năm 2006, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 6 964 014 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là 2 577 497 852 000 đồng; tổng số thù lao công chứng thu được là 176 190 662 000 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là 977 415 407 000 đồng Sau 03 năm kể từ ngày 01/01/2015 đến hết tháng 6, đầu tháng 07 năm 2017, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 11 031 916 giao dịch; tổng số phí công chứng thu được là 3 412 496 126 206 đồng; tổng số tiền nộp thuế và ngân sách nhà nước là 792 327 668 655 đồng [36] Vị trí, vai trò của công chứng ngày càng được đề cao và từng bước trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp Số lượng và tính chất giao dịch yêu cầu công chứng ngày càng tăng cao và đa dạng Trong 05 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được hơn 24 tỷ việc; chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu, chứng thực bản sao từ bản chính được gần 39 triệu việc; tổng số phí công chứng thu được khoảng hơn 7 nghìn tỷ đồng; phí chứng thực thu được khoảng gần 300 triệu đồng; tổng số thù lao công chứng thu được hơn 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước khoảng hơn 1,4 trăm tỷ đồng [37]
Như vậy, tính trung bình ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày có hàng nghìn giao dịch kinh tế, dân sự có giá trị lớn được công chứng Qua đó, chúng ta thấy rõ vai trò của công chứng đối với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và mong muốn các giao dịch kinh tế, dân sự ngày càng phát triển, an toàn, có chất lượng và sự hiện diện của công chứng là một trong những điều kiện cần thiết có thể đáp ứng được điều này Các giao dịch tín dụng, ngân hàng như thế chấp tàu bay, tàu biển, thế chấp dự án bất động sản có giá trị hàng nghìn tỷ đồng nếu không có công chứng sẽ có thể vô hiệu về hình thức, nội dung hay không đúng thẩm quyền, phạm vi, đối tượng, chủ thể thì khi có tranh chấp thiệt hại của các bên sẽ là rất lớn Nhưng ngược lại, nếu được những Công chứng viên có trình độ chuyên môn thẩm định, công chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mình công chứng thì các giao dịch này được tin cậy, bảo đảm an toàn pháp lý rất cao Trong trường hợp do bất cẩn mà Công chứng viên công chứng sai thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên, thiệt hại các bên sẽ được bảo đảm bởi cơ chế bồi thường của công chứng Điều này, giúp các chủ thể yên tâm tiến hành sản xuất, kinh doanh, không ngừng gia tăng giá trị thặng dư cho xã hội Bối cảnh đó, cũng đồng nghĩa với việc cần phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong công chứng để đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội
4 1 4 Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng nhằm hướng đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả và hội nhập với nền công chứng trên thế giới
Mục đích của việc hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng không những nhằm bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của các bên mà còn hướng đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả và hội nhập với nền công chứng trên thế giới Ngày 09/10/2013, trước sự chứng kiến của gần 1 000 đại biểu đến từ các nước và vùng lãnh thổ thành viên Liên minh Công chứng quốc tế, Đại hội toàn thể của Liên minh Công chứng quốc tế đã chính thức kết nạp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh Công chứng quốc tế Liên minh Công chứng quốc tế là một tổ chức phi chính
phủ hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy sự phối hợp và phát triển của Công chứng viên toàn thế giới, hình thành bởi 19 quốc gia tại thời điểm thành lập vào năm 1948 và hiện nay đã có gần 90 quốc gia thành viên, trong đó có 21/27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, 15/19 quốc gia thành viên G20 Việt Nam là thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế
[36] Khi gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế, Công chứng Việt Nam phải cam kết tuân thủ nguyên tắc hoạt động của Liên minh Đó là: Công chứng viên với tư cách là người được giao quyền lực công phải thực hiện
chức năng của mình một cách khách quan, độc lập ngoài hệ thống thứ bậc hành chính của cơ quan nhà nước, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể pháp luật, giải quyết yêu cầu công chứng đúng pháp luật Soạn thảo văn bản công chứng đúng ý chí, nguyện vọng của các bên tham gia giao dịch và phải từ chối các yêu cầu công chứng trái pháp luật Công chứng viên phải tuân thủ chuẩn mực đạo đức theo Quy tắc đạo đức nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành Công chứng viên phải giữ bí mật nghề nghiệp các yêu cầu công chứng
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên minh Công chứng quốc tế đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của ngành công chứng Việt Nam và sự hội nhập sâu rộng của Công chứng Việt Nam với Công chứng thế giới Việc gia nhập Liên minh Công chứng quốc tế tạo điều kiện cho Công chứng viên Việt Nam tiếp cận học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề công chứng với các bạn đồng nghiệp ở các nước có hoạt động công chứng lâu đời như Cộng hòa Pháp hoặc Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật… và điều này góp phần đưa công chứng Việt Nam ngày càng phát triển Các quy định, cơ chế đảm bảo bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng của các nước trong Liên minh Công chứng quốc tế có nền công chứng lâu đời và phát triển cần được công chứng Việt Nam tiếp cận, hội nhập với nền công chứng trên thế giới
4 2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
4 2 1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng dù có công tác ở bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào khi gây thiệt hại để quy trách nhiệm bồi thường thì cần có quy định rõ ràng về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; về nguyên tắc và phương thức thực hiện TNBTTH, về nguồn kinh phí bồi thường và trách nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng Trong khi đó, Luật Công chứng năm 2014 chỉ dành một điều luật duy nhất là Điều 38 để quy định về bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng là chưa đầy đủ, rõ nét Vì vậy, tác giả cho rằng, Luật Công chứng cần quy định một Chương riêng về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng và trong đó có các điều khoản cụ thể quy cần hoàn thiện như sau:
4 2 1 1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Bổ sung điều khoản quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trong Luật Công chứng theo hướng: TNBTTH trong hoạt động công chứng bao gồm các yếu tố cấu thành: (i) Có thiệt hại thực tế xảy ra; (ii) Có lỗi của người gây thiệt hại; (iii) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; (iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật Làm rõ yếu tố lỗi của các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng bao gồm cả lỗi cố ý và vô ý; lỗi do không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, vi phạm nghĩa vụ đạo đức hành nghề công chứng gây thiệt hại cho các chủ thể khác Quy định các trường hợp giảm trừ trách nhiệm và/hoặc miễn trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng như thiệt hại xảy ra do có cả yếu tố lỗi hoặc hoàn toàn do lỗi của người yêu
cầu công chứng (cố ý giả mạo giấy tờ đến mức mắt thường không thể nhận biết được, giả mạo chủ thể để qua mắt CCV…) Quy định rõ hành vi trái pháp luật trong hoạt động công chứng là hành vi công chứng văn bản sai quy định của pháp luật gây thiệt hại
4 2 1 2 Hoàn thiện các quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng là trách nhiệm liên đới bao gồm cả TNBTTH trong hợp đồng và ngoài hợp đồng Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng và/hoặc CCV, nhân viên, người phiên dịch gây thiệt hại phải bồi thường nhằm đảm bảo thiệt hại luôn được bồi thường toàn bộ và kịp thời Mở rộng quyền yêu cầu BTTH sang các đối tượng khác như: Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng mà tổ chức hành nghề công chứng đã mua hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp của CCV đang quản lý quỹ bồi thường thiệt hại TNBTTH trong hợp đồng được áp dụng đối với người yêu cầu công chứng trong mối quan hệ với các chủ thể gây thiệt hại như một loại hình hợp đồng dịch vụ và/hoặc có thể quy định điều khoản về bản Hợp đồng dịch vụ pháp lý như đối với Luật sư, Thừa phát lại khi thực hiện công việc để làm căn cứ xử lý trách nhiệm BTTH trong hợp đồng Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng được áp dụng đối với quan hệ giữa cá nhân, tổ chức bị thiệt hại với tổ chức hành nghề công chứng Việc quy định rõ như vậy sẽ đảm bảo được nguyên lý áp dụng luật tư giải quyết các tranh chấp về BTTH trong công chứng được minh thị hơn Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình xã hội hoá hoạt động công chứng theo hướng sớm chuyển đổi dứt điểm các PCC sang VPCC hoặc giải thể các PCC không tự chủ được về tài chính, hoạt động kém hiệu quả nhằm giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước và quan trọng hơn là thống nhất được chủ thể chịu trách nhiệm BTTH trong hoạt động công chứng (duy
trì loại hình tổ chức hành nghề công chứng duy nhất là VPCC để tránh phân biệt đối xử, đảm bảo và nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng)
4 2 1 3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về nguyên tắc và
phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
Quy định các điều khoản về nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, theo đó thiệt hại trong hoạt động công chứng được thực hiện theo hai nguyên tắc:
(i) Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm BTTH cho bên bị thiệt hại (người yêu cầu công chứng và các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại) Nếu tài sản của tổ chức hành nghề công chứng không đủ để BTTH thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu các chủ thể khác gây thiệt hại liên đới chịu trách nhiệm BTTH
(ii) Bên bị thiệt hại có quyền lựa chọn khởi kiện tổ chức hành nghề công chứng hoặc Công chứng viên, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu bồi thường thiệt hại
Phương thức thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo cách thức: Các bên tự xác định mức bồi thường thiệt hại, tự thoả thuận với nhau về mức bồi thường, số tiền bồi thường, bồi hoàn Trường hợp không thoả thuận được thì các bên có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu BTTH theo quy định của pháp luật Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng trong đó quy định rõ các điều khoản về Luật áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, tránh mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu thống nhất Trong đó, luật hoá rõ việc bồi thường trong công chứng theo luật chuyên ngành (Luật Công chứng) được ưu tiên áp dụng chung cho tất cả các chủ thể tiến hành hoạt động công chứng Những vấn đề chưa rõ, chưa dự liệu hết thì mới áp dụng những quy định tại Bộ Luật Dân sự để giải quyết; không áp dụng
Luật TNBTCNN vì lĩnh vực công chức không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN như đã phân tích trong luận án
4 2 1 4 Hoàn thiện các quy định về nguồn kinh phí bồi thường và trách nhiệm bồi hoàn trong hoạt động công chứng
Việc tồn tại hai loại hình tổ chức hành nghề công chứng song song ở Việt Nam (PCC và VPCC), chế độ quản lý, sử dụng phí và thù lao công
chứng lại hoàn toàn khác nhau như đã phân tích ở trên là nguyên nhân dẫn tới nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại sẽ không thống nhất Vì vậy, các nhà làm luật cần quy định rõ nguồn kinh phí BTTH trong hoạt động công chứng gồm: - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ chi trả cho những thiệt hại trong hoạt động công chứng
- Quỹ bồi thường trong hoạt động công chứng do tổ chức xã hội nghề công chứng sẽ đứng ra BTTH
- Tài sản của tổ chức hành nghề công chứng (quy định quỹ dự phòng rủi ro khoảng 15-20% lợi nhuận hàng tháng trích ra để lập quỹ dự phòng là nguồn dự trữ BTTH)
- Tài sản của các CCV, nhân viên, người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng gây thiệt hại phải bồi thường
- Quy định trách nhiệm hoàn trả: Các chủ thể khác gây thiệt hại có trách nhiệm hoàn trả khoản tiền cho chủ thể đã đứng ra BTTH thay cho mình trong hoạt động công chứng
4 2 2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
4 2 2 1 Tăng cường đào tạo chuyên môn, đạo đức cho các chủ thể thực hiện hoạt động công chứng
Qua thực tiễn hành nghề, với tư cách là một Công chứng viên, giảng viên giảng dạy tại Khoa Công chứng viên và các chức danh tư pháp khác - Học viện tư pháp, tác giả luận án nhận thấy rằng, hiện nay, trình độ chuyên
môn, đạo đức của các Công chứng viên vẫn chưa đồng đều, nhận thức pháp luật trong lĩnh vực kinh tế dân sự còn nhiều hạn chế, nhất là các Công chứng