Tiếp tục hoàn thiện các phương thức thanhtra

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pptx (Trang 60 - 66)

37 WOORI BANK(Hàn Quốc) (Hanvit cũ)

3.2.4.Tiếp tục hoàn thiện các phương thức thanhtra

Mục đích cao nhất trong công tác quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là: Bằng quyền năng và thông qua các công cụ quản lý của mình, Ngân hàng Nhà nước giám sát tình hình hoạt động, việc tuân thủ luật pháp vàcác định chế tài chính của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm buộc các ngân hàng này phải tuân thủđầy đủ luật pháp, hoạt động an toàn, có hiệu quả vàđảm bảo quyền lợi cho những người gửi tiền. Một trong các công cụ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là Thanh tra Ngân hàng.

Như trênđã phân tích, với hai phương thức thanh tra đang được áp dụng hiện nay, phương thức giám sát từ xa thì mới được thực hiện vàđang trong thời kỳ thực nghiệm, chỉnh sửa chương trình, phương thức thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống vàđang là phương thức chủ yếu trong hoạt động thanh tra Ngân hàng, nhưng do khâu tổ chức, do trình độ cán bộ thanh tra, do thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật, pháp quy... nên hiệu quả thanh tra còn thấp. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giám sát từ xa và thanh tra trực tiếp Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thanh tra Ngân hàng với các cơ quan quản lý chức năng của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, để thường xuyên cập nhật các thông tin về ngân hàng nước ngoài; đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện các phương thức thanh tra hiện có nhằm thực

hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

3.2.4.1. Đổi mới và hoàn thiện phương thức giám sát từ xa

Là một trong hai phương thức thanh tra đang được Thanh tra ngân hàng áp dụng trong hoạt động của mình để thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.

Mặc dù mới được áp dụng từ năm 1993, nhưng nóđặc biệt cóý nghĩa thiết thực trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ và ngân hàng. Trong xu thế toàn cầu hoá hoạt động tài chính tiền tệ, các tổ chức trong lĩnh vực này đãđược thừa nhận những chuẩn mực chung, phải được đảm bảo trong giới hạn cho phép của một tổ chức tài chính tiền tệ. Thông qua những chuẩn mực này đã hình thành một quy chế giám sát từ xa hoạt động đối với các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý. Mặt khác hoạt động giám sát đãđược khẳng định là một phương thức quản lý thiết yếu trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người và không bị giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay vùng lãnh thổ, mà nó trở thành phương thức quản lý có tính hiệu quả cao.

Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát có hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế. Các tiêu chí giám sát phải bao quát đồng bộ, phù hợp với thực tiễn Việt Nam song không xa rời các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nên chúý tham khảo ý kiến rộng rãi của đối tượng bị giám sát, tránh tình trạng các tiêu chí phi thực tế, thiên về lợi ích của người quản lý mà mà làm thiệt hại lợi ích của các đối tượng được giám sát nói chung hay các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng. Các tiêu chí giám sát không dừng lại ở phản ánh hiện trạng, mức độ tuân thủ pháp luật tài chính hiện hành mà còn phải là chứng cứ, tài liệu quan trọng đểđiều chỉnh các cơ chế, chính sách cho phù hợp, đồng thời giúp cho việc phân

tích dự báo những rủi ro, sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng tài chính- tiền tệ. Trong khi chưa cóđược kho dữ liệu chung cần tiếp tục cải thiện chếđộ thông tin báo cáo trên phương diện hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cũng như hệ thống mạng hiện đại phục vụ cho việc giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Tiếp tục bổ sung, xây dựng một số chỉ tiêu giám sát phù hợp với thực tế hoạt động các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Ban hành quy chế mới đánh giá, xếp hạng các Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Phải được xây dựng quy trình giám sát phù hợp với chếđộ hoạch toán hiện hành trong ngân hàng:

+ Sát với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng: Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, hoạt động ngân hàng của mỗi quốc gia gắn chặt với hoạt động ngân hàng của quốc gia khác và tuân theo thông lệ quốc tế nhất định. Vì vậy, khi xây dựng quy trình giám sát phải xem xét đến những thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính - ngân hàng.

Đối vơí các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều này càng thể hiện rõ nét hơn vì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam chỉ là một bộ phận ( chi nhánh) của ngân hàng mẹ và hoạt động của nó gắn chặt với hoạt động của ngân hàng mẹ cũng như các chi nhánh của ngân hàng mẹ tại các quốc gia khác.

Ngoài những nguyên tắc trên, khi xây dựng quy trình giám sát cũng cần tuân thủ những nguyên tắc như: Xây dựng quy trình toàn diện, áp dụng từng bước; chếđộ thông tin báo cáo hợp lý; tạođược thuận lợi cho việc lập trình trên máy điện toán ngân hàng.

Đáp ứng các điều kiện để phương thức giám sát từ xa được thực hiện tốt: + Phải quy định chếđộ thông tin báo cáo rõ ràng, đầy đủ và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện nghiêm túc.

+ Cán bộ thanh tra làm nhiệm vụ giám sát có kĩ năng phân tích cân đối kế toán và các chỉ tiêu thống kêđểđánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phải thực hiện phân tích bằng điện toán các chỉ tiêu giám sát trên cơ sở hệ thống máy tính và công nghệ tiên tiến nhằm đảm bảo nhanh, chính xác và khách quan.

+ Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hạch toán chính xác, báo cáo kế toán phải được kiểm toán đểđảm bảo tính chính xác của số liệu.

Hoàn thiện quy trình giám sát từ xa:

Với ý nghĩa, mục tiêu vàđiều kiện của phương thức giám sát từ xa trên đây. Ngân hàng Nhà nước nói chung và Thanh tra Ngân hàng nói riêng phải tiếp tục hoàn thiện nội dung và quy trình giám sát từ xa. Trước hết, căn cứ vào các yếu tố quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ - tín dụng - ngân hàng và nội dung quy trình giám sát đã có, tiếp tục nâng cao theo mục tiêu và nguyên tắc đã phân tích trên đây để hoạt động giám sát từ xa đạt hiệu quả cao hơn. Việc này đòi hỏi không chỉđối với Thanh tra Ngân hàng trong việc tiếp tục cải tiến, nâng cao chương trình giám sát, mà còn đòi hỏi các vụ, cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước khi xây dựng các văn bản pháp quy, các quy chế và các văn bản hướng dẫn phải tạo điều kiện để có thể thực hiện quản lý các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngay từ kết quả giám sát từ xa.

Thứ hai, việc giám sát từ xa đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam, được thực hiện tại Thanh tra ngân hàng Trung ương. Các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng tháng truyền file báo cáo cân đối kế toán và các báo cáo khác về Thanh tra Ngân hàng qua các Chi nhánh ngân hàng Nhà nước và Trung tâm tin học. Do đó phải tiếp tục tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra làm công việc giám sát, phân tích đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Trung ương vừa giỏi nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán; vừa có trình độ sử dụng các phần mềm vi tính để thực hiện giám sát trên máy vi tính tốt và có thể phát hiện kịp thời những vi phạm của các Ngân hàng liên

doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua báo cáo, cân đối kế toán của họđược truyền file về Ngân hàng Nhà nước và kết quả giám sát từ xa được chạy từ máy tính ra.

Thứba, phải xử lý nghiêm khắc các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài để họ phải gửi báo cáo đúng thời gian quy định, đảm bảo kết quả giám sát được kịp thời, phát huy tác dụng tốt.

3.2.4.2. Hoàn thiện phương thức thanh toán tại chỗ

Các mục tiêu thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng nêu Mục 3 Chương 1 của đề tài này khác với thanh tra tại chỗ của cơ quan chuyên ngành khác chủ yếu chỉ giải quyết vụ việc, phát hiện và sử lý những tiêu cực trong tổ chức điều hành và quản lý kinh tế, do đó chúng ta phải:

- Nâng cao chất lượng thanh tra tại chỗ, góp phần hạn chếrủi ro trong hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phát triển, các nghiệp vụ ngày càng đa dạng hơn và mức độ rủi ro trong hoạt động cũng sẽ lớn hơn. Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có hơn nữa công tác quản lýđối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là phải nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra tại chỗ của Thanh tra Ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, sự cám dỗ vật chất và các biểu hiện tiêu cực không ngừng len lỏi, thâm nhập vào cá nhân mỗi con người ở mọi cương vị công tác, thìđòi hỏi của việc nâng cao chất lượng thanh tra tại chỗ càng bức bách hơn. Việc nâng cao chất lượng thanh tra tại chỗ trước hết là việc tổ chức vàđào tạo một đội ngũ thanh tra viên cóđủ trình độ, năng lực và hiểu biết kinh tế, xã hội để thực thi công việc được giao khi tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗđối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đồng thời mỗi thanh tra viên phải tự mình đấu tranh với những cám dỗ vật chất vàđược đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần tối thiểu để có thể tránh được những cạm bẫy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Cùng với việc giải quyết các nội dung trên, việc xác định những yêu cầu về nội dung thanh tra tại chỗ; phương pháp và tổ chức cuộc thanh tra; những giải pháp bỗ trợđể nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra tại trỗ là việc cần thiết phải được nghiên cứu làm cơ sởđể các đoàn thanh tra tại chỗ là việc cần thiết phải được nghiên cứu làm cơ sởđể các Đoàn thanh tra và Thanh tra viên của Thanh tra Ngân hàng thực hiện.

- Hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra tại chỗđối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với hoạt động thanh tra trực tiếp các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu trước tiên đối với cán bộ thanh tra thực hiện thanh tra tại chỗ các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ (thường là Tiếng anh) ở mức độ có thể hiểu được khi giao tiếp vàđặc biệt là khi tra cứu các tài liệu của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Yêu cầu của hoạt động thanh tra tại chỗ là phát hiện và xử lý sai phạm từđó hạn chế vi phạm của các ngân hàng. Đểđạt được yêu cầu này, hoạt động thanh tra tại chỗ phải có nội dung sát thực và phải được thực hiện theo một trình tự khoa học. Do đó, Thanh tra Ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao nội dung, quy trình thanh tra tại chỗ với các ngân hàng.

Hiện nay, nội dung và quy trình thanh tra tại chỗ Thanh tra Ngân hàng đang áp dụng tuy đã phát huy được tác dụng nhất định trong việc hạn chế, ngăn ngừa rủi ro, và những vi phạm của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra tại chỗ nói riêng còn bị hạn chế nhiều, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nội dung và quy trình thanh tra.

+ Về nội dung thanh tra, Thanh tra Ngân hàng phải xây dựng "Sổ tay Thanh tra Ngân hàng " trong đó có cách thức tiến hành thanh tra đối với từng nghiệp vụ Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang và sẽ thực hiện; phương pháp phát hiện những sai phạm các ngân hàng thường mắc phải trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Trong sổ tay cũng cần đưa ra những kinh nghiệm khi thực hiện thanh tra tại chỗđể hoạt động thanh tra tại chỗđạt hiệu quả cao nhất, thể hiện được hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quy trình thanh tra là việc xác định những công việc khi tiến hành thanh tra tại chỗ một ngân hàng, nó bao gồm:

- Thu thập thông tin về ngân hàng mà Thanh tra Ngân hàng sẽ tiến hành thanh tra.

- Xác định các bước của cuộc thanh tra và làm tốt từng bước như: xây dựng đề cương, ra quyết định thanh tra, phân công thành viên đoàn thanh tra, thông báo cho ngân hàng bị thanh tra v.v...

- Tiến hành thanh tra tại ngân hàng bị thanh tra.

- Kết thúc thanh tra, hoàn thiện hồ sơ thanh tra và tiến hành xử lý sau thanh tra.

Để thanh tra tại chỗđạt hiệu quả cao, khi thực hiện cần chúý một số vấn đề:

- Đoàn thanh tra phải được tổ chức chặt chẽ, đúng quy định có mục đích và nội dung thanh tra cụ thể (xây dựng đề cương thanh tra đối với từng chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài); tổ chức thu thập thông tin đầy đủ; thực hiện các bước kiểm tra, kết luận phải chính xác; kiến nghị phải rõ ràng, cụ thể; phải xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý.

- Sau khi kết thúc thanh tra, phải tổ chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị thanh tra của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh tra một cách chặt chẽ, buộc các ngân hàng này phải thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của thanh tra, bởi vìđây chính là sự thể hiện hiệu lực của công tác thanh tra.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pptx (Trang 60 - 66)