Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pptx (Trang 51 - 58)

37 WOORI BANK(Hàn Quốc) (Hanvit cũ)

2.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Những tồn tại trong hoạt động thanh tra đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Thanh tra Ngân hàng trên đây là do những nguyên nhân sau:

- Lực lượng cán bộ thanh tra làm công việc giám sát, phân tích và thanh tra tại chỗđối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa thiếu về số lượng lại bất cập về trình độ nghiệp vụ và lực lượng cán bộ thanh tra đa số là cán bộ trẻ, nên thiếu kinh nghiệm và chưa đủ uy tín trong quá trình thanh tra, kiểm tra các ngân hàng nói chung và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng, kể cả với khách hàng. Mặt khác số thanh tra viên làm trưởng đoàn thanh tra không đủ, nên giám sát phân tích và thanh tra tại chỗ chưa đáp ứng được một cách đầy đủ.

- Thu nhập của cán bộ thanh tra thấp, điều kiện công tác khó khăn và thường phải đi công tác xa gia đình, trong khi đó trách nhiệm của người kiểm tra gắn liền với những vi phạm của các ngân hàng nên nhiều cán bộ thanh tra chưa yên tâm với nghề nghiệp, chưa toàn tâm toàn ý với việc phục vụ công tác thanh tra, làm cho hiệu quả công tác giám sát, thanh tra của Thanh tra Ngân hàng bị hạn chế.

- Có rất nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, từ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các Luật khác liên quan; các văn bản dưới luật như Nghịđịnh của Chính Phủ, các văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan. Trong đó, các văn bản dưới Luật của Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan còn nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các ngân hàng không đồng nhất; căn cứđể các đoàn thanh tra kết luận vi phạm của ngân hàng không đầy đủ, chặt chẽ, làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.

Ví dụ: Trường hợp thế chấp tài sản là bất động sản và quyền sử dụng đất đối với ngân hàng liên doanh, trong khi theo luật định thì ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, nhưng lại bịđiều chỉnh như một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là một pháp nhân Việt Nam, hoặc các quy định về lãi suất, phí cho vay bảo lãnh, các quy định về quản lý ngoại hối…

Đối với thẩm quyền của Thanh tra Ngân hàng trong việc xử lý các vi phạm hành chính đối với lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng chậm được ban hành. Do đó hạn chế quyền năng của Thanh tra Ngân hàng trong khâu xử lý, khi phát hiện các vi phạm; việc xử lý các vi phạm của các tổ chức tín dụng thường bị chậm và hạn chế tác dụng, làm cho hiệu lực của hoạt động thanh tra không phát huy được.

- Các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; hoạt động kiểm soát nội bộ quá yếu; không đủ sức thực hiện nhiệm vụ, có nơi bị phụ thuộc vào người điều hành, do đó không phát huy được tính chủđộng, sáng tạo trong kiểm tra, kiểm soát; có tư tưởng trông chờ vào Thanh tra ngân hàng, nên việc khắc phục chậm và không kiên quyết.

Tóm lại, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 cùng một loạt luật liên quan khác và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của các cơ quan quản lý chức năng là những căn cứ pháp lý cao nhất tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nói chung và các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bên cạnh những mặt làm được, thìvẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động thanhtra của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng này; các giải pháp cần tập trung vào là nội dung, phương pháp giám sát và thanh tra đối với các ngân hàng này sao cho các ngân hàng này vừa bảo đảm thực hiện tốt các quy định quản lý của Nhà nước Việt Nam, vừa hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Chương 3

GIẢIPHÁPĐỔIMỚIHOẠTĐỘNGTHANHTRACỦANGÂNHÀNGNHÀNƯỚCĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH, NHÀNGNHÀNƯỚCĐỐIVỚINGÂNHÀNGLIÊNDOANH,

CHINHÁNHNGÂNHÀNGNƯỚCNGOÀITẠIVIỆTNAM3.1. Yêu cầu của việc tăng cường quản lý và thanh tra đối với Ngân 3.1. Yêu cầu của việc tăng cường quản lý và thanh tra đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước chính quốc, do đó các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nhau được điều chỉnh bởi các hệ thống pháp luật của các nước khác nhau. Các quy định về vốn, quy chế an toàn trong hoạt động, các giới hạn rủi ro, các quy định về tổ chức đối với mỗi ngân hàng ở các nước cũng không hoàn toàn giống nhau; Tuy vậy các quy định này đều đảm bảo một mục tiêu chung cho tất cả các ngân hàng là hoạt động an toàn, hiệu quả vàđảm bảo tuân thủ nước sở tại.

Đối với các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta, hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước phải đánh giáđược ngân hàng nào tuân thủ tốt, ngân hàng nào tuân thủ chưa tốt luật pháp để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nghiêm túc. Mặt khác phát hiện những vấn đề còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ trong các văn bản quản lýđểđiều chỉnh, bổ sung sao cho các quy định trong văn bản quản lý của Nhà nước vừa chặt chẽ, đồng bộđể việc quản lýđối với các ngân hàng tốt hơn.

Sự phát triển của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu mới đối với Ngân hàng Nhà nước. Bởi vì: Mở rộng hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vừa có yếu tố chủ quan, vừa có yếu tố khách quan. Và, khi hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam phát triển, đương nhiên đòi hỏi sự quản lý của Nhà

nước nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng đối với nó ngày càng cao hơn, từđóđặt ra những yêu cầu mới đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Về chủ quan: Bản thân các ngân hàng nước ngoài khi đầu tư (dưới hình thức liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) vào một nước nào đó, thì mục tiêu trước hết là lợi nhuận. Để có lợi nhuận thì Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở một nước nào đóđều phải tích cực mở rộng hoạt động trên cơ sở chấp hành nghiêm túc luật pháp của nước sở tại và các quy định của Ngân hàng Trung ương tại nước nguyên xứ.

Sự phát triển nhanh chóng của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta trong những năm qua, vừa góp phần tạo ra vốn, vừa thúc đẩy sự phát triển công nghệ ngân hàng, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng thương mại trong nước. Trong điều kiện lợi thế về vốn, công nghệ, khách hàng (thường là những khách hàng lớn) làm cho các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường chiếm ưu thế hơn trong cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước. Do đóđể tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện lợi thế thường thuộc về Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước phải có những quy định về quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Về khách quan: Trong điều kiện chúng ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó hai nhân tố quan trọng là vốn và công nghệ là yêu cầu bức xúc đối với nền kinh tế nước ta. Để giải quyết vấn đề này, vào những năm đầu thập kỷ 90 Đảng và Nhà nước ta đã

thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với các nước trên thế giới để tranh thủ về vốn và công nghệ.

Trong thời đại hiện nay, hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng không chỉ là nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và kinh doanh ngoại hối. Với điều kiện thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại còn bao gồm nhiều hoạt động khác mà mức độ rủi ro còn có thể lớn hơn rủi ro của nghiệp vụ cho vay như nghiệp vụđầu tư kinh doanh chứng khoán. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở thì các hoạt động nghiệp vụ của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài bên ngoài lãnh thổ Việt Nam càng lớn dẫn đến rủi ro sẽ cao hơn. Điều này đòi hỏi việc quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam càng phải chặt chẽ hơn mà trước hết, thông qua hệ thống giám sát, thanh tra để có thể kịp thời phát hiện những bất ổn trong hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài để hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động của chúng, làm cho hoạt động tài chính tiền tệ trong nước ổn định.

Mặt khác, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước còn nhằm mục đích ngăn ngừa sự bành trướng trong hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và lợi dụng sơ hở trong quản lýđể hướng nền kinh tế nước ta xa dời mục tiêu.

Dù khách quan hay chủ quan, nhu cầu phát triển của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đãđặt ra yêu cầu quản lý mới của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích giữ vững đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước; vừa bảo vệ sự phát triển của các ngân hàng trong nước,

vừa đảm bảo sự an toàn cho các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động tài chính tiền tệ của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nói riêng.

Theo lý luận và thực tế, sự quản lýcủa Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chỉđược thực hiện bởi một cơ quan quản lý chức năng nào tại Ngân hàng Nhà nước mà nóđược thực hiện bởi nhiều cơ quan nhưđã nêu trên đây. Với chức năng được quy định, mỗi đơn vị thực hiện việc quản lý kiểm soát dưới các góc độ khác nhau trên cơ sở thông tin tài liệu, các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi tới Ngân hàng Nhà nước, hoặc từ những nguồn thông tin khác có liên quan đến các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nước ta.

Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Nhà nước nước ngoài tại Việt Nam là việc làm cần thiết, cấp bách của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trongđó Thanh tra Ngân hàng là cơ quan giám sát và kiểm tra thường xuyên.

Việc tăng cường quản lý của Ngân hàng Nhànước đối với hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện trước hết làở chỗ phải kiện toàn, củng cố bộ máy tổ chức Thanh tra Ngân hàng và các Vụ, Cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước nói chung và bộ phận giám sát thanh tra đối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nói riêng. Việc kiện toàn, củng cố về tổ chức nhằm tạo ra đội ngũ thanh tra viên và cán bộ Thanh tra cóđủ năng lực, trình độ và kinh nghiệm để có thể làm tốt chức năng quản lývà kiểm soát hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước phải

thường xuyên xem xét, sửa đổi, bổ sung cơ chế, quy chếđối với hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhằm thu hút hơn nữa vốn đầu tư của nước ngoài, và quan trọng hơn là làm cho sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chặt chẽ hơn, đảm bảo tính tuân thủ và tránh sự cạnh tranh không bình đẳng của các ngân hàng này đối với các ngân hàng thương mại trong nước.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI pptx (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w