37 WOORI BANK(Hàn Quốc) (Hanvit cũ)
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Những tồn tại trong hoạt động giám sát từ xa
+ Kết quả giám sát từ xa được thực hiện trên cơ sở số liệu hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hàng tháng thể hiện trên báo cáo cân đối tháng do các ngân hàng truyền file qua mạng vi tính về Thanh tra Ngân hàng với thời gian nhanh, kết quả truyền chính xác. Nhưng trong thực tế kết quả giám sát còn kém; có số liệu thiếu chính xác; báo cáo giám sát còn đơn điệu và việc thông báo cho các ngân hàng còn ít, chưa kịp thời, chưa rõ ràng.
+ Việc phát hiện những vi phạm quy chế qua giám sát còn hạn chế; đặc biệt những vi phạm các quy định về an toàn tài sản trong đầu tư cho vay và bảo lãnh làm cho sựđánh giá mức độ an toàn tài sản đối với các hoạt động này từ kết quả phân tích, giám sát chưa cao.
Đối với các vi phạm hạn chếđểđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua kết quả giám sát càng hạn chế hơn. Đó là:
- Theo Luật các tổ chức tín dụng, các hạn chếđểđảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được quy định từĐiều 77 đến Điều 82, Mục 5 Chương III Luật các Tổ chức tín dụng; thực tế kết quả giám sát hiện nay cho thấy, việc phát hiện vi phạm các hạn chế chỉ thực hiện được một số quy định trong mục này, chưa thể phát hiện hết các vi phạm và các hạn chế, ví dụ kết quả giám sát chỉ phát hiện được các vi phạm về quy định dự phòng rủi ro [Điều 82] nhưng cũng không phải hoàn toàn. Ngoài ra còn nhiều quy định khác trong Luật và các văn bản dưới luật không thể xác định được Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vi phạm hay không qua kết quả giám sát từ xa.
- Một số chỉ tiêu giám sát như tỷ lệ khả năng chi trả ngay của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Quyết định số381/2003/QĐ-
NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng không thể tính chính xác trên số liệu giám sát vì nóđược tính trên số liệu tài khoản kế toán bậc III (cân đối kế toán các ngân hàng gửi đến Ngân hàng Nhà nước), trong khi đó việc lấy số liệu để tính chỉ tiêu này đòi hỏi chi tiết và phức tạp hơn.
+ Kết quả giám sát từxa theo các chỉ tiêu CAMEL chưa thực sựđạt được mục tiêu đề ra là hạn chế những vi phạm pháp luật, quy chế, và rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng; mà kết quả giám sát chủ yếu chỉ sử dụng như các tài liệu để tham khảo khi xây dựng chính sách, cơ chế và phần nào hỗ trợ cho hoạt động thanh tra tại chỗ.
2.3.2.2.Những tồn tại trong hoạt động thanh tra giám sát tại chỗ
Với trên 140 cuộc thanh tra và hàng chục cuộc kiểm tra tại chỗ các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhưng do lực lượng mỏng, trình độ còn hạn chế và bất cập, trong khi đó các nghiệp vụ của Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng nhiều vàđược thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại làm hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra tại chỗ. Mặt khác, số lượng các ngân hàng được thanh tra hàng năm còn quáít, thời gian giữa hay kỳ thanh tra tại một ngân hàng còn quá dài, do đó những vi phạm pháp luật, quy chế và những rủi ro của các ngân hàng chậm được phát hiện, làm hạn chế rất lớn đến hiệu quả của phương thức thanh tra tại chỗ. Cụ thể hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước còn một số vấn đề tồn tại đó là:
- Về tổ chức, chỉđạo, điều hành:
+ Đối với thanh tra định kỳ, hàng năm Thanh tra Ngân hàng chưa tiến hành thanh tra hết lượt các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, thường các cuộc thanh tra định kỳđược tiến hành 2 năm một lần, cá biệt có trường hợp tới 3 năm mới thực hiện thanh tra định kỳ tại một ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này sẽ làm cho việc phát hiện các vi phạm pháp luật của Nhà nước, cơ chế, quy chế của Ngân hàng Nhà nước và uốn nắn, chấn chỉnh các sai phạm đó tại các tổ chức tín dụng không kịp thời.
+ Đối với kiểm tra đột xuất, Thanh tra Ngân hàng vẫn thường tổchức kiểm tra đột xuất tại các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài về chấp hành quy định trong một số nghiệp vụ như tỷ giá mua bán ngoại tệ, việc áp dụng mức lãi suất và phí cho vay, bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước… đối với các vi phạm của các ngân hàng được phát hiện qua kiển tra, việc xử lý vi phạm của các ngân hàng được phát hiện qua kiểm tra, việc xử lý vi phạm có trường hợp chưa linh hoạt, còn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Thanh tra trực tiếp đối với hoạt động đầu tư cho khách hàng tập trung chủ yếu làđánh giá qua kiểm tra trực tiếp khách hàng vay hoặc nhận đầu tư còn quáít, nên chưa toàn diện.
- Về hiệu quả, hiệu lực của thanh tra tại chỗ: Đối với những tồn tại trong việc chấp hành quy chế của các ngân hàng đã phát hiện được, việc tiếp thu và xử lý, khắc phục sau thanh tra tại các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là:
+Việc phát hiện những tồn tại trong quá trình thanh tra tại chỗđối với các Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chậm được phát hiện như việc chấp hành các quy định về hạn chếđảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh; rủi ro trong cho vay, bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng vẫn xuất hiện; khi những tồn tại này được phát hiện thì chưa có biện pháp kiên quyết đối với các ngân hàng được thanh tra để hạn chế rủi ro.
+ Đối với các ngân hàng được thanh tra, kiểm tra, một số vấn đề về chấp hành cơ chế, quy chế bịđánh giá là tồn tại, có sai phạm nhưng chưa thực sự tiếp thu, còn quanh co, cá biệt có trường hợp đổ lỗi cho cơ chế, quy chế dẫn đến việc sửa chữa, chấn chỉnh chưa kịp thời.
+ Kết quả thanh tra chưa được thông báo tới Ngân hàng mẹ của chi nhánh tại Việt Nam từ Ngân hàng Nhà nước mà chỉ do bản thân chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại nước ta báo cáo lại cũng làm hạn chế hiệu quả thanh tra.