Quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt áp dụng đối với người chưa

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 86)

chưa thành niên phạm tội

Một sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp được thể hiện trong BLHS năm 2015 đó là đã quy định một cách rõ ràng và khoa học chính sách hình sự đối với NCTNPT. Cụ thể là Chương XII – Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm 17 điều (Điều 90 – Điều 107) được chia thành 5 Mục: Mục 1 – Quy định chung về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Mục 2 – Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn TNHS, Mục 3 – Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, Mục 4 – Hình phạt, Mục 5 – Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xóa án tích. Điều này tại BLHS năm 1985 hay BLHS năm 1999 đều không được thể hiện. Cùng với sự hoàn thiện trong chính sách xử lý đối với NCTNPT, chế định hình phạt áp dụng cho đối tượng này cũng có những quy định theo hướng khoan hồng, nhân đạo hơn để phù hợp với các cam kết quốc tế, xu hướng nhân đạo trong PLHS cũng như những đặc thù về tâm lý của NCTN.

25

Các hình phạt được áp dụng đối với NCTNPT

Một khác biệt cơ bản trong nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT ở BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đó là hướng tiếp cận. Khoản 4 Điều 69 BLHS năm 1999 đưa ra quy định khi Tòa án xét xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì áp dụng một trong các biện pháp tư pháp đối với NCTNPT. Trong khi đó, BLHS năm 2015 quy định khi xét xử Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với NCTNPT nếu xét thấy miễn TNHS và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa (Khoản 4 Điều 91). Như vậy, thay vì việc Tòa án cân nhắc áp dụng hình phạt trước tiên, chỉ trong trường hợp cần thiết mới áp dụng biện pháp tư pháp theo BLHS năm 1999 thì nay thứ tự xem xét đó là miễn TNHS và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng và cuối cùng mới đến hình phạt. Sự thay đổi này là tiến bộ khi việc áp dụng hình phạt nhất là các hình phạt tước tự do luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho quá trình phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng của người dưới 18 tuổi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ [23-tr.402].

Hình phạt áp dụng đối với NCTNPT được quy định tại Mục 4 Chương XII BLHS năm 2015 (từ Điều 98 – Điều 101). NCTNPT có thể bị áp dụng 04 loại hình phạt sau: cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG, tù có thời hạn với tư cách là các hình phạt chính so với 07 loại hình phạt theo quy định khoản 1 Điều 32 BLHS năm 2015.

Hình phạt cảnh cáo

Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người bị kết án [22- tr.270]. Đây là hình phạt không có khả năng gây thiệt hại về tài sản hay hạn chế quyền tự do thân thể của người phạm tội nhưng vì tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước nên ít nhiều cũng gây ra những tổn thất nhất định về mặt tinh thần đối với người phạm tội tùy vào đặc điểm sự lĩnh hội và tâm lý xã hội của người đó. Do đó, trong số các hình phạt chính thì cảnh cáo được xem là hình phạt nhẹ nhất. NCTNPT

26

tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo. BLHS năm 2015 không quy định một điều luật riêng áp dụng hình phạt cảnh cáo với NCTNPT nên về hình thức và nội dung của hình phạt này khi áp dụng với NCTNPT vẫn theo quy định chung tại Điều 34 BLHS năm 2015. Để áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với NCTNPT phải đáp ứng ba điều kiện sau:

Thứ nhất, người đó phạm tội ít nghiêm trọng – tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt CTKGG hoặc phạt tù đến 03 năm. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi loại tội phạm, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều luật được liệt kê tại Điều 12. Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với NCTNPT không áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà chỉ với đối tượng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Thứ hai, người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Điều này có nghĩa là NCTNPT phải có ít nhất từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015. Đó có thể là tình tiết được liệt kê tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015.

Thứ ba, chưa đến mức miễn hình phạt. Điều kiện miễn hình phạt được quy định tại Điều 59 BLHS năm 2015 là người phạm tội phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS và đáng được khoan hồng đặc biệt. Như vậy, người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo cũng có nhiều tiết tiết giảm nhẹ nhưng không được khoan hồng đặc biệt vì cần phải có một hình phạt để răn đe, giáo dục họ nên không miễn hình phạt.

Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo với NCTNPT nếu khi xét thấy đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Hình phạt cảnh cáo sẽ được Tòa án tuyên đọc công khai khi tuyên án tại phòng xét xử. Đối với một số trường hợp nhất định, sau khi tuyên

27

án, quyết định cảnh cáo có thể được công bố trên phương tiện truyền thông, nơi làm việc hay nơi cư trú của người bị kết án.

Hình phạt tiền

Hình phạt tiền được quy định tại Điều 35 BLHS năm 2015 và hình phạt tiền áp dụng với NCTNPT được quy định tại Điều 99 BLHS năm 2015. Theo đó, đây là hình phạt tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án, có khả năng tác động một cách trực tiếp và có hiệu quả về mặt kinh tế đối với NCTNPT và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Khi áp dụng với NCTN thì hình phạt tiền chỉ có thể là hình phạt chính vì hình phạt bổ sung không được áp dụng với NCTNPT. Các điều kiện để áp dụng hình phạt tiền đối với NCTNPT gồm:

Thứ nhất, NCTNPT phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng và một số tội phạm khác do BLHS quy định.

Thứ hai, hình phạt tiền chỉ áp dụng với NCTNPT là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng. Thu nhập của NCTN có thể hiểu là khoản tiền họ kiếm được từ hợp đồng lao động hay việc kinh doanh khác. Tài sản riêng của NCTN là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác (khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Vì hình phạt chỉ áp dụng đối với cá nhân người phạm tội nên cần phải có thu nhập hoặc tài sản riêng để đảm bảo cho việc thi hành án. Cha mẹ, người giám hộ của NCTN không được nộp tiền phạt thay cho NCTNPT.

BLHS năm 2015 không có quy định mức phạt tiền tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu là 1.000.000 đồng. Khi quyết định hình phạt tiền Tòa án xem xét nhiều yếu tố: tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài sản của người phạm tội, sự

28

biến động giá (khoản 3 Điều 35) và đặc biệt với đối tượng là NCTNPT thì mức phạt tiền tối đa không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật đó quy định (Điều 99).

Hình phạt CTKGG

CTKGG là hình phạt không tước tự do của người bị kết án, không buộc họ bị cách ly khỏi xã hội mà họ được có cơ hội cải tạo ngoài xã hội với sự giám sát, giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương. CTKGG là hình phạt chính nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền nhưng nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn. Căn cứ Điều 36 và Điều 100 BLHS năm 2015 thì hình phạt CTKGG có thể áp dụng với NCTNPT khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, đối tượng áp dụng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

Thứ hai, người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng. Đây là cơ sở quan trọng để Tòa án cân nhắc việc giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành hình phạt. Điều kiện này nhằm bảo đảm cho việc áp dụng hình phạt có hiệu quả, đồng thời thuận lợi cho người bị kết án. Bản chất hình phạt CTKGG là không tước tự do của người bị kết án nhưng mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội vẫn đạt được khi người đó chịu sự giám sát của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình [55].

Thứ ba, Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn đạt được mục đích giáo dục, phòng ngừa. Khi xem xét điều kiện này, Tòa án phân tích, đánh giá một cách toàn diện những tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến khả năng tự cải tạo, giáo dục họ [22-tr.276]. Tòa án sẽ giao người bị kết án CTKGG cho chính quyền địa phương nơi người đó cư

29

trú để giám sát, giáo dục. Đồng thời, gia đình người bị kết án cũng phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Thời hạn CTKGG áp dụng đối với NCTNPT là không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định và đồng thời không khấu trừ thu nhập của họ (NĐTN bắt buộc bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% - 20% để sung quỹ Nhà nước trừ trường hợp đang thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc được miễn khấu trừ – khoản 3 Điều 36).

Hình phạt tù có thời hạn

Trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với NCTNPT thì tù có thời hạn là hình phạt nặng nhất vì tước tự do của người phạm tội, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, phải lao động, học tập, sinh hoạt theo chế độ nghiêm ngặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam. Vì tính chất nghiêm khắc của tù có thời hạn nên khi xét xử Tòa án phải xem xét nếu các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa thì mới được áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Tại khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định hình phạt tù có thời hạn chỉ được áp dụng đối với NCTNPT khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi áp dụng hình phạt này, Tòa án phải cho NCTNPT được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với NĐTN phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Quy định này có nghĩa là, khi xử lý NCTNPT thì cơ quan có thẩm quyền phải ưu tiên áp dụng hình phạt nhẹ hơn tù có thời hạn (hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG) hoặc các biện pháp giáo dục khác; việc quyết định hình phạt tù với NCTNPT chỉ là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp trên không đáp ứng yêu cầu phòng ngừa. Trong trường hợp Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì phải lựa chọn một mức phạt cụ thể nhưng cân nhắc đến lợi ích tốt nhất của NCTNPT cần xác định thời hạn áp dụng thấp hơn NĐTN và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất. Nguyên tắc này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 37 CRC: “[…] Việc

30

bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”.

So với NĐTN phạm tội thì NCTNPT được hưởng mức án tù nhẹ hơn đối với tội phạm tương ứng. Cụ thể:

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101).

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 2 Điều 101).

Các hình phạt không được áp dụng đối với NCTNPT

Khoản 5 và khoản 6 Điều 91 BLHS năm 2015 quy định: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” và “không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Như vậy, theo khoản 5 Điều 91 BLHS năm 2015 thì các hình phạt không được áp dụng đối với NCTNPT bao gồm:

Hình phạt tù chung thân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình (Điều 39). So với hình phạt tù có thời hạn thì sự khác biệt cơ bản đó là tù chung thân tước tự do của người phạm tội không có thời hạn, nghĩa là có khả năng tước sự tự do đến cuối đời.

Hình phạt tử hình

Tử hình (Điều 40) là hình phạt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt Việt Nam. Tính nghiêm khắc thể hiện ở việc nó tước bỏ quyền được

31

sống của người bị kết án nhằm loại trừ họ ra khỏi đời sống xã hội vì xét thấy không còn khả năng cải tạo, giáo dục và vì sự cần thiết của việc phòng ngừa chung. Hiện nay, quan điểm của Nhà nước ta là hạn chế áp dụng hình phạt tử hình do đó khi lựa chọn áp dụng hình phạt tử hình thì Tòa án phải cân nhắc đây là khả năng cuối cùng nên không thể áp dụng hình phạt khác được quy định trong chế tài vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm.

Đối với NCTNPT thì Tòa án tuyệt đối không được áp dụng hai hình phạt nói trên. Vì đây là đối tượng đặc biệt, họ chưa có sự phát triển đầy đủ về cả thể chất và tinh thần, chưa hoàn thiện nhân cách, lối sống nhưng đồng thời họ lại dễ tiếp nhận sự giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội nên việc cách ly họ vĩnh viễn ra khỏi cộng đồng là điều không cần thiết. Quy định này cũng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hai hình phạt chính là tù chung thân và tử hình thì Tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với NCTNPT (khoản 6 Điều 91). Các hình phạt bổ sung

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 86)