Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 86 - 96)

chưa thành niên phạm tội

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

Hoàn thiện quy định về hình phạt tiền đối với NCTNPT

Hình phạt tiền là hình phạt đều được ghi nhận trong pháp luật các quốc gia trên thế giới và có thể trong tương lai sẽ chiếm ưu thế trong hệ thống hình phạt do đó cần xây dựng cơ chế phạt tiền hoàn thiện để nâng cao vai trò của hình phạt này trong hệ thống hình phạt áp dụng với NCTNPT. Trước hết, cần mở rộng đối tượng được áp dụng hình phạt tiền. Kinh nghiệm cho thấy hình phạt tiền trong PLHS các nước được áp dụng cho cả người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (khoản 2 Điều 88 BLHS Liên bang Nga, Điều 99 BLHS Ukraine). Điều này giúp tăng khả năng được áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN. Tác giả kiến nghị sửa đổi điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi để đảm bảo cho quyền lợi của đối tượng này. Bởi theo quy định hiện hành, NCTNPT từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

80

chỉ có khả năng được áp dụng hai hình phạt là CTKGG và hình phạt tù có thời hạn. Điều 99 BLHS năm 2015 đã xác định rõ đối tượng áp dụng chỉ là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong khi độ tuổi lao động theo pháp luật hiện hành là 15 tuổi (khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019) nên người dưới 16 tuổi cũng có thể đủ điều kiện về thu nhập và tài sản riêng. Việc sửa đổi này giúp Tòa án có thêm sự lựa chọn về hình phạt áp dụng với đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội, hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù có thời hạn, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, cải tạo và phát triển của NCTN.

Để bảo vệ hơn nữa quyền lợi của NCTN tác giả cũng đề xuất nên quy định giới hạn tối thiểu để đảm bảo thống nhất cũng như cần giảm hơn nữa mức phạt tiền. Cụ thể, mức phạt tiền hiện tại theo quy định Điều 99 là không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Mức phạt này là đã được giảm so với NĐTN nhưng xét đối tượng NCTN mặc dù họ có thu nhập thì thu nhập không nhiều và cũng không được ổn định. Nếu quyết định một mức phạt quá cao thì khả năng chấp hành án của NCTNPT không được đảm bảo, thậm chí còn tạo nên gánh nặng cho cuộc sống của họ, không phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo là chính của hình phạt. Vì thế tác giả đề xuất giảm mức phạt xuống tỷ lệ là không quá một phần ba so với quy định hiện tại.

Với những nội dung kiến nghị trên, Điều 99 BLHS năm 2015 sẽ được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 99. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

2. Mức tiền phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nằm trong giới hạn một phần ba mức tiền phạt tối thiểu nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng và không quá một phần ba mức tiền phạt tối đa mà khung hình phạt được áp dụng quy định.

81

Về phương thức nộp tiền phạt, vì BLHS hiện hành không có quy định vấn đề này dẫn đến hình phạt tiền khi áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Khoản 3 Điều 46 BLHS Liên bang Nga quy định Tòa án có thể quyết định phạt tiền với việc cho trả dần trong thời hạn đến 05 năm, Điều 53 BLHS Trung Hoa quy định phạt tiền có thể thu một lần hoặc nhiều lần trong thời gian bản án quy định. Với cách thức quy định như vậy giúp cho Tòa án sau khi xem xét các tình tiết trong vụ án và điều kiện của người phạm tội có thể quyết định phương thức nộp tiền phù hợp, đồng thời cũng giúp cơ quan thi hành án có cơ sở vững chắc để thi hành hình phạt với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể. Tác giả đề xuất bổ sung vào Điều 35 BLHS nội dung cho phép Tòa án quyết định phương thức chấp hành hình phạt tiền có thể một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án. Theo đó, quy định này sẽ được áp dụng chung cho các chủ thể phạm tội (NCTN, NĐTN). Cụ thể như sau:

Điều 35. Phạt tiền

5. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án nhưng không quá 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Hoàn thiện quy định về hình phạt CTKGG đối với NCTNPT

Theo quy định của BLHS năm 2015, hình phạt CTKGG áp dụng đối với NCTNPTso với NĐTN có nhiều điểm khác biệt, thể hiện tính chất giảm nhẹ hơn như: điều kiện về loại tội phạm, lỗi, thời hạn áp dụng. Ngoài ra, khoản 2 Điều 100 còn quy định không khấu trừ thu nhập của NCTNPT (trong khi NĐTN bị áp dụng hình phạt CTKGG bị khấu trừ thu nhập 5% - 20%). Tuy nhiên với quy định này đã dẫn đến tính chất của hình phạt CTKGG khá giống với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95). Để tăng cường hơn nữa tính chất nghiêm khắc của hình phạt đảm bảo mục đích giáo dục, cải tạo NCTNPT, tác giả đề xuất tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Liên bang Nga và Ukraine để hoàn thiện hơn quy định về hình phạt CTKGG áp dụng

82

đối với NCTNPT. Khoản 3 Điều 50 BLHS Liên bang Nga về hình phạt lao động cải tạo quy định khấu trừ thu nhập từ 5% - 20%, mặc dù mức khấu trừ là giống nhau giữa NCTN và NĐTN nhưng trong từng trường hợp cụ thể bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào quyết định của Tòa án. Người phạm tội là NCTN theo Điều 61 BLHS Liên bang Nga là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt nên nếu bị tuyên hình phạt này NCTN tại Liên bang Nga có thể được áp dụng mức khấu trừ nhẹ hơn so với NĐTN. Khoản 3 Điều 100 BLHS Ukraine thì quy định cụ thể mức khấu trừ thu nhập của NCTN bị kết án lao động cải tạo là 5% - 10% đã được giảm nhẹ hơn so với NĐTN. Mặc dù pháp luật Liên bang Nga và Ukraine không có quy định về hình phạt CTKGG nhưng hai hình phạt nói trên có một số điểm tương đồng với CTKGG ở Việt Nam nên việc tham khảo nội dung về khấu trừ thu nhập là phù hợp. Tuy nhiên, xét điều kiện thực tế ở Việt Nam, NCTNPT đa phần còn đi học, sống phụ thuộc vào cha mẹ, hầu hết chưa có việc làm ổn định, dù có thì thu nhập của họ cũng không đáng kể. Nếu áp dụng quy định về khấu trừ thu nhập đối với họ (với mức nhẹ hơn NĐTN) thì khả năng thực thi không cao, đồng thời tạo thêm gánh nặng cho người bị kết án chưa thành niên, không phù hợp với mục đích cải tạo, giáo dục của hình phạt. Do đó, tác giả kiến nghị tiếp thu tinh thần của pháp luật Nga và Ukraine nhưng có sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cụ thể, thay vì khấu trừ thu nhập của NCTN thì quy định NCTN bị kết án CTKGG phải chấp hành các công việc lao động phục vụ cộng đồng với thời gian hạn chế đó là không quá 02 giờ một ngày và không quá 02 ngày trong 01 tuần.

Ngoài ra, cũng cần bổ sung quy định về thời hạn tối thiểu áp dụng hình phạt CTKGG. Cụ thể Điều 100 sau khi đã được bổ sung như sau:

Điều 100. Cải tạo không giam giữ

1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng,

83

phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.

2. Người dưới 18 tuổi bị phạt cải tạo không giam giữ thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 02 giờ trong một ngày và không quá 02 ngày trong 01 tuần.

3. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

nằm trong giới hạn một phần hai thời hạn tối thiểu nhưng không được thấp hơn 06 tháng và không quá một phần hai thời hạn tối đa mà khung hình phạt được áp dụng quy định.

Bổ sung thêm hình phạt vào hệ thống hình phạt áp dụng đối với NCNPT

Thứ nhất, bổ sung thêm hình phạt “Lao động công ích”. Hiện nay BLHS năm 2015 chỉ quy định 04 loại hình phạt áp dụng với NCTNPT, khá hạn chế so với các quốc gia khác. Việc quy định bổ sung thêm hình phạt sẽ tạo ra độ giãn hợp lý cho hệ thống hình phạt, đảm bảo các hình phạt được áp dụng hiệu quả trên thực tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quá trình đấu tranh, phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện. Kinh nghiệm cho thấy các quốc gia như Liên bang Nga, Ukraine, Trung Hoa quy định hệ thống hình phạt áp dụng với NCTN rất phong phú. BLHS Liên bang Nga quy định 07/13 loại hình phạt áp dụng với NCTNPT (khoản 1 Điều 88, Điều 54), BLHS Ukraine quy định 06/12 loại hình phạt (Điều 98), BLHS Trung Hoa quy định 07/09 loại hình phạt. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung hình phạt lao động công ích tương tự như hình phạt lao động bắt buộc trong BLHS Liên bang Nga (Điều 49) và lao động công ích trong BLHS Ukraine (Điều 56). Mặc dù hình phạt này có nội dung tương tự với biện pháp “lao động phục vụ cộng đồng” trong quy định về hình phạt CTKGG (khoản 4 Điều 36 BLHS năm 2015) nhưng biện pháp này chỉ dành cho đối tượng người bị phạt CTKGG không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt.

84

Ngoài ra, thời hạn thực hiện biện pháp này là áp dụng chung cho cả NĐTN nên nếu áp dụng cho NCTN thì sẽ không phù hợp. Hình phạt lao động công ích khi được bổ sung vào hệ thống hình phạt sẽ là hình phạt nặng hơn hình phạt CTKGG và nhẹ hơn hình phạt tù. Người bị kết án sẽ bị tập trung cải tạo lao động tại địa điểm nhất định dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền, trong một thời hạn được ấn định theo bản án và thời gian tối đa và tối thiểu làm việc mỗi ngày tuân thủ quy định pháp luật. Hình phạt này bên cạnh việc trừng trị người bị kết án thì sẽ giúp họ nhận ra lỗi lầm, từ việc lao động để họ thấy được giá trị của cuộc sống, rất hữu ích trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội là NCTN. Hình phạt này có thể áp dụng với đối tượng là người phạm tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ BLHS Nga tại khoản 3 Điều 88 về thời hạn lao động công ích. Theo đó, lao động công ích được quyết định với thời hạn từ 40 giờ đến 160 giờ, làm những công việc phù hợp với sức khỏe của NCTN, trong thời gian ngoài giờ học tập hoặc thời gian làm việc chính. Thời hạn chấp hành án mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi của NCTN mà ấn định mức phù hợp, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì thấp hơn so với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Điều luật về lao động công ích sẽ được xếp sau Điều 100 và trước Điều 101. Kiến nghị cụ thể như sau:

Điều […]. Lao động công ích

1. Lao động công ích là hình phạt buộc người bị kết án phải thực hiện không công những công việc có ích cho xã hội trong thời gian ngoài giờ làm việc, học tập do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc làm việc quyết định.

2. Lao động công ích áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng.

85

3. Thời hạn lao động công ích là từ 40 giờ đến 160 giờ và làm những công việc phù hợp với sức khỏe của người dưới 18 tuổi. Thời gian chấp hành hình phạt này đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là không quá 02 giờ một ngày, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá 03 giờ một ngày.

Thứ hai, bổ sung hình phạt trục xuất vào hệ thống hình phạt áp dụng đối với NCTNPT. Trục xuất là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ quốc gia sở tại. Pháp luật các quốc gia đều ghi nhận hình phạt này. Theo Điều 35 BLHS Trung Hoa, trục xuất áp dụng với đối tượng là người nước ngoài phạm tội bao gồm cả NCTN là người nước ngoài. Điều 98 BLHS năm 2015 không ghi nhận hình phạt trục xuất nên không có căn cứ pháp lý để áp dụng hình phạt này đối với NCTNPT là người nước ngoài. Trong trường hợp này Tòa án buộc phải áp dụng hình phạt khác đối với họ, có thể là CTKGG, tù có thời hạn. Trong khi nếu áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính thì NCTNPT là người nước ngoài sẽ không bị áp dụng bất kỳ hình phạt nào khác nữa do không được áp dụng hình phạt bổ sung với NCTNPT (khoản 6 Điều 91). Vì thế, để làm đa dạng thêm các loại hình phạt, làm cơ sở pháp lý cho Tòa án có thể lựa chọn áp dụng để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NCTNPT là người nước ngoài đồng thời ngăn ngừa một cách triệt để khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, tác giả đề xuất ghi nhận hình phạt trục xuất vào hệ thống hình phạt áp dụng với NCTNPT tại Điều 98 BLHS năm 2015.

Với những kiến nghị nêu trên, Điều 98 BLHS năm 2015 khi được sửa đổi sẽ có nội dung sau đây:

Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

86

1. Cảnh cáo; 2. Phạt tiền;

3. Cải tạo không giam giữ; 4. Lao động công ích; 5. Trục xuất;

6. Tù có thời hạn.

Kiến nghị quy định về thay thế hình phạt

Để hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật về hình phạt áp dụng với NCTNPT tác giả đề xuất ghi nhận thêm quy định về thay thế hình phạt. Thực tế cho thấy, có khá nhiều trường hợp sau khi đã có bản án của Tòa án người bị kết án không nghiêm chỉnh, trốn tránh hoặc không có khả năng chấp hành hình phạt. Điều này làm cho việc áp dụng hình phạt không đạt được mục đích, hiệu quả như mong muốn. PLHS các quốc gia như Nga, Ukraine, Trung Hoa đều có quy định về vấn đề này. BLHS Nga quy định về thay thế hình phạt tiền (khoản 5 Điều 46), lao động bắt buộc (khoản 3 Điều 49), lao động cải tạo (khoản 4 Điều 50) và hạn chế tự do (khoản 5 Điều 53). BLHS Ukraine quy định về thay thế hình phạt tiền (khoản 4 Điều 53), lao động cải tạo (khoản 3 Điều 57). BLHS Trung Hoa tại Điều 53 quy định biện pháp cưỡng chế khi người bị kết án không chấp hành đủ hình phạt. Các quy định này tạo sự linh động cho Tòa án trong việc áp dụng hình phạt, tăng tính cưỡng chế và nghiêm minh của pháp luật khi người phạm tội cố tình không chấp hành pháp luật hoặc thực sự không đủ điều kiện để chấp hành. Do đó, tác giả kiến nghị bổ sung nội dung thay thế hình phạt vào quy định về hình phạt tiền, CTKGG và lao động công ích. Cụ thể như sau:

Điều 99. Phạt tiền

87

4. Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh hoặc không có khả năng trả

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 86 - 96)