Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng khác

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 96 - 107)

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật về các hình phạt áp dụng với NCTNPT thì cũng cần chú trọng đến các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt bởi các quy định pháp luật được đặt ra nếu không có cơ chế thi hành hợp lý thì cũng chỉ có ý nghĩa trên trang giấy, không mang lại hiệu quả phòng ngừa tội phạm như mong đợi. Tác giả xin phép đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả các hình phạt áp dụng với NCTNPT:

Thứ nhất, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thẩm phán, hội thẩm, điều tra viên, kiểm sát viên,… Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch và vững mạnh là nhiệm vụ chủ yếu và vô cùng quan trọng. Ngành Tư pháp cần có chiến lược xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và thường xuyên được trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các hội thảo, hội nghị chuyên đề,… Đặc biệt đối với việc xét xử các vụ án mà bị cáo là NCTN thì đòi hỏi thẩm phán bên cạnh kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì còn phải có kiến thức tâm lý, khoa học

90

giáo dục đối người NCTN, tiến tới xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách giải quyết án NCTNPT. Ngoài ra để đảm bảo hiệu quả xét xử, tránh tình trạng số lượng án phải xử lý quá nhiều mà không đủ nhân lực thì cần thiết phải tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách, có cơ chế và chính sách đãi ngộ thích đáng cho họ phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động xét xử của Tòa án để họ an tâm công tác, tránh các hiện tượng tiêu cực trong áp dụng các quy định về TNHS đối với NCTN.

Thứ hai, tăng cường công tác giám sát, kiểm sát việc chấp hành hình phạt của NCTNPT. Công tác quản lý, giám sát NCTN đặc biệt là đối tượng đang chấp hành hình phạt CTKGG có vai trò vô cùng quan trọng vì nó đảm bảo hình phạt được thực thi hiệu quả trên thực tế, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đồng thời có ý nghĩa trong việc giáo dục, cảm hóa người bị kết án. Tuy vậy thực tiễn cho thấy công tác giám sát còn lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm ngặt. Do vậy cần phải có quy định thống nhất, cụ thể về việc giám sát, kiểm tra định kỳ các đối tượng NCTNPT, quy trình thi hành, giám sát cần có các tiêu chuẩn cụ thể nào, về chế độ báo cáo định kỳ ra sao. Đồng thời cần có thêm những quy định về trách nhiệm của cơ quan thực hiện việc giám sát NCTN, tăng cường năng lực nghiệp vụ và kiến thức giáo dục tâm sinh lý của các cán bộ trực tiếp phụ trách NCTNPT từ đó mới bảo đảm được hiệu quả của hình phạt.

Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Công tác tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng giúp cho pháp luật được phổ biến rộng rãi trong xã hội đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, các vùng kinh tế, xã hội còn lạc hậu. Thông qua việc tuyên truyền, người dân không chỉ biết luật mà còn hiểu luật từ đó tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật. Công tác giáo dục thực hiện tốt sẽ góp phần giảm số lượng người phạm tội nói chung và NCTNPT nói riêng, đồng thời giúp cho xã hội có cái nhìn bao dung hơn, từ bỏ thái độ kỳ thị, coi thường và phân biệt đối với NCTN để họ được nhanh chóng hòa nhập lại với cộng đồng. Có thể thực hiện việc tuyên truyền pháp luật với nhiều hình thức: thông qua các phương tiện truyền

91

thông đại chúng, báo chí, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp, khóa học pháp luật miễn phí,… Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan có thẩm quyền mà mọi người dân cũng cần thiết tham gia vì công cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự về các hình phạt áp dụng đối với NCTNPT. Trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế hiện tại thì việc hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới về các mặt trong đó có lĩnh vực tư pháp là điều rất cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quy định PLHS liên quan đến NCTNPT, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về đào tạo cán bộ tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm, kỹ thuật lập pháp,… sẽ giúp chúng ta bắt kịp được với những xu thế phát triển chung của PLHS các nước, nhìn nhận lại thực tế tại Việt Nam từ đó có những tiếp thu phù hợp. Mặc dù vậy, trong quá trình tham khảo chúng ta phải có những cân nhắc sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn xét xử và có tính đến sự đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.

92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung về một số kinh nghiệm của PLHS các nước trong việc quy định hình phạt áp dụng đối với NCTNPT và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho Việt Nam, rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm NCTN vẫn còn diễn biến khá phức tạp và việc áp dụng hình phạt đối với NCTN còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi của quy định pháp luật về hình phạt áp dụng với NCTN trên thực tế.

Thứ hai, qua việc phân tích quy định BLHS một số nước trong sự tương quan so sánh với BLHS năm 2015 nhận thấy có thể học hỏi được những kinh nghiệm quý báu trong lập pháp hình sự liên quan đến quy định về hình phạt áp dụng với NCTNPT.

Thứ ba, tác giả đề ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với NCTNPT.

93

KẾT LUẬN

Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là một chế định quan trọng của pháp luật hình sự. Với mục đích tốt đẹp là bên cạnh việc thể hiện tính cưỡng chế nghiêm minh của pháp luật thì trên hết là tạo cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích của người chưa thành niên – đối tượng đặc thù trong pháp luật hình sự, giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội, phù hợp với cam kết quốc tế và đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập, phát triển, nhu cầu học hỏi, trao đổi và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác để hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật hiện hành ngày càng trở nên bức thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”. Với khả năng vẫn còn hạn chế, tác giả đã cố gắng nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:

1. Khóa luận đã góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm người chưa thành niên, người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở phân tích quy định của các Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam; khái niệm, đặc điểm, mục đích của hình phạt nói chung và hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội nói riêng; khái quát quy định về hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội qua các thời kỳ; phân tích quy định hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội theo BLHS năm 2015.

2. Khóa luận đã phân tích một cách khái quát các quy định về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo BLHS Liên bang Nga, BLHS Ukraine, BLHS Trung Hoa. So sánh với quy định của BLHS năm 2015 để nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt.

3. Khóa luận trình bày tổng quan thực tiễn về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam, chỉ ra những điểm bất cập, vướng mắc.

94

4. Khóa luận đưa ra được những kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong xây dựng quy định về hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội.

5. Trên cơ sở các kinh nghiệm nói trên và xuất phát từ những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn tác giả đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, khái quát lại như sau:

- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều luật về hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội: Điều 98, 99, 100, 101.

- Kiến nghị bổ sung thêm vào hệ thống hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội hai hình phạt mới đó là: lao động công ích và trục xuất.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng như: tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm sát; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tư pháp; giải pháp tuyên truyền,…

Với những đề xuất nói trên, tác giả mong muốn hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, góp phần vào công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm của đất nước.

DANH MỤC THAM KHẢO

Danh mục văn bản pháp luật Việt Nam

1. Hiến pháp năm 2013. 2. BLHS năm 1985. 3. BLHS năm 1999. 4. BLHS năm 2015.

5. Bộ luật Dân sự năm 2015. 6. Bộ luật Hồng Đức.

7. Bộ luật Lao động năm 2019.

8. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 9. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014. 10. Luật Trẻ em năm 2016.

11. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.

Danh mục tài liệu

12. BLHS Liên bang Nga. 13. BLHS Ukraine.

14. BLHS Trung Hoa.

15. Báo cáo nghiên cứu “Pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên phạm tội vi phạm pháp luật tại Việt Nam:

https://www.unicef.org/vietnam/media/4391/file/JJ%20Sitan%20VN%20full%2 0report.pdf

16. C. Mác và Ph. Ăgghen Toàn tập. Tập 3 .Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995. 17. Các hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (Hướng

18. Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên phạm tội bị tước tự do, 1990.

19. Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội (Quy tắc Bắc Kinh), 1985.

20. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989.

21. Giải thích một số vấn đề ứng dụng pháp luật cụ thể có liên quan đến thụ lý các vụ án hình sự của người vị thành niên do Tòa án nhân dân tối cao (Trung Hoa) ban hành 11/01/2006:

http://www.gov.cn/ziliao/flfg/2006-01/24/content_169194.htm

22. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung). Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2019.

23. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung). Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. Công an nhân dân, 2019.

24.Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.

25. Hồ Thị Thùy Trang – Quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS 2015. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật. TP. HCM 2017.

26. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng – Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2004.

27. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn, Trần Quang Tiệp, Trịnh Quốc Toản – Chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới (Liên bang Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức). Thông tin Khoa học pháp lý, 2002.

28. Lê Thẩm Du – Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Hà Nội 2013.

29. Lê Trung Kiên – Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và Trung Hoa. Nxb. Tư pháp, 2018.

30. Lương Ngọc Trâm – Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Luật học. Hà Nội 2017.

31. Lưu Ngọc Cảnh – Các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật Hình sự Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Hà Nội 2010.

32. Nguyễn Tất Thành – Luật Hình sự một số nước trên thế giới phần chung. Nxb. Hồng Đức, 2013.

33. Nguyễn Thanh Vũ – Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật Hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk). Luận văn Thạc sĩ Luật học. Hà Nội 2015.

34. Nông Thế Chiến – Các hình phạt chính không tước tự do theo luật hình sự Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Hà Nội 2016.

35. Phạm Văn Báu – So sánh quy định về hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam và luật hình sự Trung Hoa. Tạp chí Luật học, số 08/2013.

36. Tài liệu tập huấn BLHS năm 2015. Viện kiếm sát nhân dân tối cao. Hà Nội, 2016.

37. Tập hệ thống hóa luật lệ và hình sự, Tập I. Tòa án nhân dân tối cao. Hà Nội 1975.

38. Trần Thị Ngọc Thu – Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Hà Nội 2017.

39. Trần Thị Quang Vinh, Vũ Thị Thúy – Luật Hình sự Việt Nam. Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM, 2018.

40. Trần Văn Dũng – Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2003.

41. Trịnh Đình Thể - Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Nxb. Tư pháp, 2006.

42. Trịnh Tiến Việt – Chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0. Nxb. Tư pháp, 2020.

43.Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn – Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995.

44. Võ Khánh Vinh – Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.

45.Vụ PLHS - Hành chính (Bộ Tư pháp) và UNICEF – Báo cáo đánh giá, kiến nghị về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam (Dự thảo). Hà Nội, 2010.

Danh mục Website 46. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban 47. https://www.tapchitoaan.vn/ 48. https://www.vksndtc.gov.vn/ 49. https://vnexpress.net/ 50. https://www.legislationline.org/ 51. https://rulaws.ru/uk/ 52. https://www.lawinfochina.com/display.aspx?id=34470&lib=law 53. http://pu-64.ucoz.ru/index/ugolovnaja_otvetstvennost_nesovershennoletnikh/0- 105 54. http://rdbk1.ynlib.cn:6251/Qw/Paper/102563 55. https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/ve-dieu-kien-ap-dung-va- nghia-vu-cua-nguoi-bi-ket-an-cai-tao-khong-giam-giu 56. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207393 57. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/215

PHỤ LỤC Phụ lục số 01

Tổng hợp tỷ lệ người chưa thành niên bị khởi tố theo tội danh trong giai đoạn 2011 - 2015

STT Tội danh Tỷ lệ %

1 Trộm cắp tài sản 34

2 Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác 16,8 3 Cướp tài sản 11,9

Một phần của tài liệu Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 96 - 107)