Theo dõi tác dụng phụ của các thuốc ức chế cytokin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng,cận lâm sàng,nồng độ của một số cytokin (IL-1, IL-2, IL-6, IL-8, IL-10, TNF-α)máu ngoại vi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị bằng thuốc ức chế IL-6 (Trang 43)

Thuốc Tác dụngphụ Đánh giá, theo dõi Xử trí

Anakinr a

Ức chế tủy Xét nghiệm máu thường xuyên.Giảm bạch cầu có thể xuất hiện

trễ và kéo dài Ngưng thuốc

Nhiễm trùng tại chỗ tiêm

Quan sát vị trí tiêm Luân chuyển vị trí tiêm, kháng histamine, điềutrị lạnh tại chỗ, corticoid tại chỗ

Nhiễm trùng toàn

thân

Theo dõi chung, tương tự như các DMARDs khác

Tái khám theo dõi định kỳ, cân nhắc sử dụng kháng sinh. Nhập viện đánh giá tình trạng nhiễm

trùng nếu cần. Ngưng thuốc nếu tình trạng nhiễm trùng nặng. Sốc phản vệ Xử trí sốc phản vệ TNFi Nhiễm trùng tại

chỗ tiêm Quan sát vị trí tiêm

Luân chuyển vị trí tiêm, kháng histamine, điều trị lạnh tại chỗ, corticoid tại chỗ Lupus do

thuốc Ghi nhận các triệu chứng nổi ban,sốt, đau khớp Đánh giá tổn thương thận, các kháng thể lupus,bổ thể, điều trị lupus sớm Hội chứng

mất myelin Ghi nhận các triệu chứng thầnkinh Đánh giá trên MRI, điều trị theo chuyên khoa Nhiễm

trùng toàn thân

Theo dõi chung, tương tực như các DMARDs khác

Tái khám theo dõi định kỳ, cân nhắc sử dụng kháng sinh. Nhập viện đánh giá tình trạng nhiễm

trùng nếu cần. Ngưng thuốc nếu tình trạng nhiễm trùng nặng.

Ung thư Tham gia chương trình tầm soátung thư Ngưng điều trị, tiến hành điều trị chuyên khoalao Lao tái

hoạt động

Nên tầm soát kỹ trước điều trị, tuy nhiên bệnh lao vẫn có thể âm

thầm tiến triển

Ngưng điều trị, tiến hành điều trị chuyên khoa ung thư

Herpes zoster

Ghi nhận triệu chứng nổi ban và

đau Điều trị kháng virus

TCZ Tăng HA Kiểm tra HA mỗi lần tái khám Thay đổi lối sống, cân nhắc điều trị thuốc hạ áp Ức chế tủy điều trị và sau đó mỗi 4 – 8 tuầnXét nghiệm máu thường trước Ngưng thuốc

Rối loạn

Thuốc Tác dụngphụ Đánh giá, theo dõi Xử trí sau đó theo dõi theo các hướng

dẫn điều trị chung Thủng

đường tiêu

hóa Ghi nhận triệu chứng đau bụng Ngưng thuốc, điều trị chuyên khoa tiêu hóa Nhiễm

trùng toàn thân

Theo dõi chung, tương tự như các DMARDs khác. Lưu ý: không dựa vào nồng độ CRP để đánh giá

tình trạng nhiễm trùng

Nhiễm trùng nhẹ. Ngưng thuốc tạm thời, chờ hồi phục của cơ thể. Ngưng thuốc vĩnh viễn nếu

tình trạng nhiễm trùng nặng.

Rối loạn chức năng

gan

Xét nghiệm máu thường trước điều trị và sau đó mỗi 4 – 8 tuần/6

tháng, sau đó lặp lại mỗi 3 tháng

Nếu AST hoặc ALT tăng từ 1 – 3 giá trị bình thường: giảm hoặc ngưng liều TCZ, chờ đến khi

trở lại bình thường

Nếu AST hoặc ALT tăng > 3 giá trị bình thường: ngưng TCZ, chờ đến khi trở về 1 – 3 giá

trị bình thường rồi giảm liều TCZ Nếu AST hoặc ALT > 5 giá trị bình thường:

ngưng TCZ

*Nguồn: theo Wilsdon T.D. và cs (2017)

2.4. . Các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.4.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của TCZ trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu về hiệu quả của TCZ trong điều trị VKDT

Nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng đầu tiên cho thấy, điều trị TCZ làm giảm số lượng khớp đau và sưng, đưa CRP và VS trở về bình thường, cải thiện các chỉ số đánh giá lâm sàng. So với giả dược, hiệu quả đáng kể của TCZ (8 mg/kg) cũng đã được xác nhận bởi sự cải thiện đáp ứng: 78% cho ACR20, 40% cho ACR50, và 16% cho ACR70 . Các nghiên cứu lâm sàng phase III / IV đã xác nhận sự an toàn và hiệu quả của TCZ cho bệnh nhân VKDT. Các nghiên cứu Satori , Option , Toward và ACT-STAR cho thấy TCZ được dung nạp tốt và có hiệu quả kể cả đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc csDMARD. Nghiên cứu Radiate đã chứng minh rằng TCZ kết hợp MTX có hiệu quả ngay cả đối với những bệnh nhân bị tái phát sau điều trị

TNFi. Các nghiên cứu SAMURAI và LITHE đánh giá những thay đổi trên cấu trúc khớp cho thấy TCZ đơn trị liệu hoặc TCZ cộng MTX ức chế sự tiến triển của tổn thương khớp và cải thiện chức năng lâm sàng. Nghiên cứu ACT- RAY cho thấy sau 24 tuần, TCZ đơn trị liệu có hiệu quả tương đương với TCZ cộng MTX. Nghiên cứu ROSE cho thấy chỉ số DAS 28 cải thiện đáng kể chỉ 7 ngày sau khi truyền liều đầu tiên TCZ. Nghiên cứu ADACTA là nghiên cứu đối đầu TCZ đơn trị liệu so với adalimumab đơn trị liệu. Sau 24 tuần, mức giảm trung bình của DAS28 ở nhóm TCZ lớn hơn so với nhóm adalimumab, thể hiện sự vượt trội của TCZ đơn trị liệu so với adalimumab đơn trị liệu. Các nghiên cứu MUSASHI và SUMMACTA cho thấy tiêm dưới da TCZ cho đạt hiệu quả và an toàn tương đương với truyền tĩnh mạch TCZ.

Nghiên cứu về mức độ an toàn của TCZ trong điều trị VKDT

Nghiên cứu lớn nhất post marketing surveillance (PMS) trên 7901 bệnh nhân sử dụng TCZ trong 28 tuần ở Nhật Bản cho thấy tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng là 9,6% và nhiều nhất trong số đó là nhiễm trùng (3,8%). Tỷ lệ tử vong không cao hơn tỷ lệ tử vong trong một nghiên cứu trước đó trên một nhóm dân số chung của Nhật Bản. Nguyên nhân tử vong bao gồm nhiễm trùng, bệnh lý tim mạch, bệnh lý đường hô hấp, tai biến mạch máu não, bệnh ác tính và các bệnh lý khác [90].

Một nghiên cứu ở Đức cho thấy TCZ làm tăng tỷ lệ thủng ruột dưới với tỷ số nguy cơ 4,48 (95% CI 2,0-10,0). Ngoài ra, TCZ làm rối loạn lipid máu và có liên quan đến nguy cơ tim mạch .

2.4.1.2. Nghiên cứu về nồng độ các cytokin trong viêm khớp dạng thấp

Tác giả Meyer P.W.A. và cs (2010) nghiên cứu trên 140 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 48 ± 12 (năm) cho thấy cho thấy cho thấy tất cả các cytokin trong nghiên cứu có bao gồm các cytokin IL-1β, IL-2, IL-6, IL-8, IL-10, và TNF-α tăng có ý nghĩa thống kê so với người khỏe mạnh.

Tác giả Kokkonen H. và cs (2010) nghiên cứu trên 86 bệnh nhân VKDT. Nghiên cứu này theo dõi bệnh nhân từ khi chưa có triệu chứng đến khi có triệu chứng nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (pre-patient) và cuối cùng là tới khi đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (patient). Kết quả cho thấy nồng độ của các cytokin tăng từ trước khi xuất hiện các triệu chứng và vẫn tiếp tục tăng khi trở thành bệnh nhân VKDT.

Tác giả Chung S.J. và cs (2011) nghiên cứu trên 40 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình 54,7 ± 14,4 (năm) cho thấy nồng độ IL-6 có tăng và sẽ giảm đi khi được điều trị. IL-6 tương quan với CRP.

Tác giả Parkova Goldbergova M. và cs (2012) nghiên cứu trên 156 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung vị là 55,6 cho thấy nồng độ IL-6, TNF-α, IL-8 và IL-10 không tăng trên bệnh nhân VKDT. IL-6 tương quan với CRP, anti- CCP và DAS28. TNF-α tương quan với RF và anti-CCP. IL-8 và IL-10 tương quan với anti-CCP.

Tác giả Shimamoto K. và cs (2013) nghiên cứu trên 61 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 57,3 ± 11,0 (năm) cho thấy trung bình nồng độ của các cytokin (phương pháp đếm tế bào/hạt dòng chảy (flow cytometry)): IL-1β là 11,38 ± 17,08, IL-2 là 31,33 ± 68,91, IL-6 là 51,52 ± 85,50 và TNF-α là 23,37± 45,74 (pg/ml). Nồng độ các cytokin này đều tăng. Các cytokin này tương quan thuận với nhau, ngoại trừ IL-6. IL-6 tương quan với DAS28.

Tác giả Wei S.T. và cs (2015) phân tích tổng hợp 14 nghiên cứu trước đó trên 890 bệnh nhân VKDT nhằm tìm ra mối liên quan giữa nồng độ IL-6 và TNF-α với bệnh VKDT cho thấy các nồng độ này đều tăng và có liên quan đến HĐB bệnh VKDT.

Tác giả Prado A.D. và cs (2016) nghiên cứu trên 64 bệnh nhân VKDT được điều trị bằng các DMARDs tổng hợp, có độ tuổi trung bình là 55,3 ± 9,8 (năm), cho thấy nồng độ huyết thanh của các cytokin (phương pháp đếm tế bào/hạt dòng chảy) có trung vị [tứ phân vị]: IL-2 là 7,02 [6,78 – 7,73], IL-6 là

10,03 [9,04 – 10,91], IL-10 là 11,05 [10,64 – 12,01] và TNF-α là 8,27 [7,95 – 8,92] (pg/ml). Nồng độ các cytokin này đều tăng. Nồng độ IL-6 tương quan với DAS28, VS, CRP và số khớp sưng.

Tác giả Mateen S. và cs (2017) nghiên cứu trên 100 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 40,06 ± 10,63 (năm) cho thấy nồng độ IL-1, IL-6, IL-10 và TNF- tăng trên bệnh nhân VKDT có DAS28 > 3,2 so với nhóm còn lại.

Như vậy, tuy có một số điểm khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng nhìn chung thì các nghiên cứu cho thấy nồng độ của nhiều cytokin có khuynh hướng tăng trên bệnh nhân VKDT. Trong đó, nồng độ một số cytokin (nổi bật hơn là IL-6) có mối tương quan đến HĐB.

2.4.1.3. Nghiên cứu về sự thay đổi nồng độ cytokin khi điều trị TCZ và mối liên quan giữa nồng độ cytokin ban đầu với đáp ứng điều trị.

Tác giả Nishimoto N. và cs (2008) nghiên cứu trên bệnh nhân 15 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 40,06 ± 10,63 (năm) điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ cả IL-6 và sIL-6R đều tăng sau 6 tuần điều trị TCZ.

Tác giả Funahashi K. và cs (2009) [101] nghiên cứu trên 22 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 55 điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ IL-6 và MMP3 tương quan thuận với CDAI và DAS28 nên có thể coi là chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị.

Tác giả Kashama T. và cs (2013) nghiên cứu trên 21 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 56,1 ± 14,9 điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ của IL-6 và TNF-α đều có khuynh hướng giảm sau 3 tháng điều trị.

Tác giả Nishina N. và cs (2013) nghiên cứu trên 43 bệnh nhân VKDT có trung vị độ tuổi là 60 điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD kết

luận rằng sIL-6R thấp là yếu tố tiên lượng tốt cho hiệu quả điều trị của TCZ sau 24 tuần.

Tác giả Shimamoto K. và cs (2013) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 57.3 ± 11.0 (năm) điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ IL-6 tăng trong khi nồng độ IL-2 và TNF-α giảm sau 4 tuần điều trị. Ngoài ra, nồng độ IL-6 ban đầu thấp là yếu tố dự đoán tốt cho kết quả điều trị.

Tác giả Lee S.J. và cs (2015) nghiên cứu trên 44 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 52,2 ± 1,6 (năm) điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ IL-6, sIL-6R và TNF-α trước điều trị không phải là yếu tố dự báo hiệu quả điều trị của TCZ. Nồng độ IL-6 không thay đổi trong quá trình điều trị trong khi nồng độ TNF không thay đổi ở nhóm lui bệnh nhưng lại tăng ở nhóm không đạt lui bệnh.

Tác giả Wang J. và cs (2016) nghiên cứu tổng hợp trên 5 nghiên cứu trước đó kết luận rằng nồng độ IL-6 và CRP không phải là yếu tố dự đoán hiệu quả điều trị của TCZ sau 6 tháng.

Tác giả Diaz-Torne C. và cs (2017) nghiên cứu trên 63 bệnh nhân VKDT điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nhóm bệnh nhân có nồng độ IL-6 cao và nồng độ sIL-6R thấp trước điều trị đáp ứng tốt nhất với TCZ sau 24 tuần điều trị.

Tác giả Aizu M. và cs (2017) nghiên cứu trên 44 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 40.06 ± 10.63 (năm) điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nhóm bệnh nhân có nồng độ IL-6 thấp ở hai thời điểm sau 12 tuần và 24 tuần điều trị cho tỷ lệ lui bệnh cao sau 52 tuần điều trị.

Tác giả Choi I. A. và cs (2018) nghiên cứu trên 43 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 51,6 ± 10,6 (năm) điều trị với TCZ liều 8mg/kg/tháng + DMARD cho thấy nồng độ IL-33, không phải IL-6, giảm sau 24 tuần.

Như vậy, các nghiên cứu có các kết luận khác nhau về sự tăng hay giảm nồng độ IL-6 sau khi điều trị TCZ. Sự tăng hay giảm này có thể có liên quan đến thời điểm đánh giá nồng độ IL-6 là bao nhiêu lâu sau khi điều trị TCZ. Việc dùng nồng độ IL-6 ban đầu là yếu tố tiên lượng điều trị còn nhiều điều bàn cãi và có thể cần kết hợp thêm việc sử dụng nồng độ sIL6-R. Ngoài ra, có thể cần nghiên cứu thêm việc sử dụng nồng độ các cytokin khác ngoài IL-6 để theo dõi và tiên đoán hiệu quả điều trị của TCZ.

2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

2.4.2.1. Nghiên cứu về nồng độ cytokin trên bệnh nhân VKDT

Nghiên cứu của tác giả Lưu Văn Ái và cs (2014) trên 76 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 53,4 ± 12,4 (năm) điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy nồng độ trung bình của các cytokin (pg/ml) trong huyết thanh (phương pháp miễn dịch hóa phát quang) là: IL-1β (123,77 ± 532,51), IL-2 (279,93 ± 945,04), IL-6 (91,35 ± 170,52), IL-8 (270,84 ± 445,45), IL-10 (134,58 ± 496,14) và TNF-α (106,27 ± 265,57).

Nghiên cứu của tác giả Võ Tam và cs (2016) trên 42 bệnh nhân VKDT có độ tuổi trung bình là 55,55 ± 15,25 (năm) cho thấy trung bình nồng độ IL-6 huyết thanh (phương pháp miễn dịch hóa phát quang) là 36,4 ± 31,98 (pg/ml), cao hơn so với những người bình thường.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Thông và cs (2017) trên 86 bệnh nhân VKDTcó độ tuổi trung bình là 53,44 ± 7,30 (năm) cho thấy: trung bình và trung vị nồng độ (pg/mL) (kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt huỳnh quang) của IL-6 lần lượt là 19,06 ± 22,94 và 10,49; của TNF-α là 2,37 ± 2,69 và 1,68. Trong đó nồng độ IL-6 cao hơn nhóm chứng, nồng độ TNF-α thấp hơn nhóm chứng. Nồng độ IL-6 và TNF-α huyết thanh không tương quan với HĐB.

Như vậy, tuy có nhiều nghiên cứu về bệnh VKDT nhưng cho đến nay các nghiên cứu về nồng độ các cytokin trên bệnh nhân VKDT còn rất hạn chế. Kết quả nồng độ các cytokin khác nhau giữa các nghiên cứu. Cần có thêm

nhiều nghiên cứu về vấn đề này để đánh giá vai trò của các cytokin trên bệnh nhân VKDT ở Việt Nam.

2.4.2.2. Nghiên cứu về đáp ứng lâm sàng và cận lâm sàng khi điều trị TCZ trong bệnh viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Hoa (2012) trên 10 bệnh nhân VKDT có RF (+) với 12 tuần đìều trị cho thấy TCZ có hiệu quả rõ rệt trong cải thiện tình trạng bệnh. Không phát hiện tác dụng phụ của thuốc trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Thông và cs (2015) trên 6 bệnh nhân VKDT đáp ứng không đầy đủ với MTX: điều trị phối hợp TCZ 8 mg/kg/tháng với MTX 15 mg/tuần cho thấy TCZ làm cải thiện rõ ràng các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng và không có tác dụng ngoại ý đáng kể trong thời gian 3 tháng điều trị.

Nhìn chung, các báo cáo tại Việt Nam cho thấy TCZ đạt hiệu quả điều trị và độ an toàn cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn nhiều hạn chế như số lượng bệnh nhân ít, thời gian theo dõi điều trị ngắn. Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokin khi điều trị với TCZ trên bệnh nhân VKDT.

3 CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm129 bệnh nhân VKDT đến khám và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2019.

3.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1: 129 bệnh

nhân trên hoặc bằng 18 tuổi, không phân biệt giới tính được chẩn đoán xác định VKDT theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp Khớp Học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology-ACR) 1987 đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2: trong số 129

bệnh nhân, lựa chọn 46 bệnh nhân có chỉ định điều trị TCZ (Actemra) theo khuyến cáo của Hội Thấp Khớp Học Việt Nam và ACR và không có chống chỉ định với TCZ.

Chỉ định điều trị TCZ: bệnh nhân không đạt mục tiêu điều trị với điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi lâm sàng,cận lâm sàng,nồng độ của một số cytokin (IL-1, IL-2, IL-6, IL-8, IL-10, TNF-α)máu ngoại vi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị bằng thuốc ức chế IL-6 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)