. VĂN HOÁ DOANH NHÂN CỦA VINFAST
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Phong cách:
Trong tiếng Việt khái niệm phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau: Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động và ứng xử tạo nên cái riêng của mỗi người, một loại người nào đó. Những đực điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong các sấng tác nói chung của cùng một thể loại. Dạng nông ngữ trong những hoàn cảnh xã hội điển hình nào đó khác với những dạng về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Nói tóm lại, phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức để thực hiện một hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùng tính chất hoạt
động. Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đều theo một phong cách nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau, con người thường đi theo một hướng ứng xử nhất định mà bản thân người đó đã định hướng rõ ràng để thực hiện những mục tiêu và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra phong cách riêng.
1.2. Lãnh đạo:
Có nhiều quan niệm khác nhau về lãnh đạo.
Theo James Gibson: lãnh đạo là một phần công việc của quản lý nhưng không phải toàn bộ công việc quản lý. Lãnh đạo là năng lực thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định. George Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức. R. Tannenbaum, R. Weschler và F. Massarik: Lãnh đạo là ảnh hưởng liên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích chuyên biệt.
H. Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
P. Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Có nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý. Nhưng có thể khái quát thành hai khuynh hướng điển hình: Một là: Lãnh đạo và quản lý là đồng nhất với nhau. Hai là: Lãnh đạo và quản lý là hoàn toàn khác biệt. Thực chất, lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt. Để thấy được lãnh đạo và quản lý vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt, cần phải căn cứ vào các phương diện sau:
- Thứ nhất, xét về chủ thể hoạt động. Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ một nhà lãnh đạo cũng có thể được gọi là một nhà quản lý, và ngược lại, một nhà quản lý có thể được coi là một nhà lãnh đạo. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý được biểu hiện: chỉ những nhà quản lý cấp cao mới là những nhà lãnh đạo đúng nghĩa; còn các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thường không được gọi là nhà lãnh đạo.
- Thứ hai, xét về phương diện mục tiêu (Nội dung) hoạt động. Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý đó là các hoạt động này dù được thực thi theo cách nào thì cũng nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thuộc về tính chất của mục tiêu mà chúng hướng tới. Mục tiêu của lãnh đạo mang tính định hướng, chiến lược, định tính; Mục tiêu của quản lý mang tính chất cụ thể, chiến thuật, định lượng. Thứ ba, về phương thức hoạt động. Sự đồng nhất giữa lãnh đạo và quản lý: hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý đều phải được thực hiện trên cơ sở khoa học và nghệ thuật để phối hợp các nguồn lực nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất. Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý thể hiện ở chỗ: hoạt động lãnh đạo là hoạt động nhằm hướng dẫn, động viên, khích lệ nhân viên và duy trì kỷ luật, kỷ cương của họ, do vậy, yếu tố nghệ thuật phải được đặt lên hàng đầu và cùng với nó là phải sử dụng yếu tố khoa học; hoạt động quản lý là hoạt động nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cương và động viên, khích lệ nhân viên, do vậy, yếu tố khoa học được đặt lên trước và cùng với nó là yếu tố nghệ thuật Từ những quan niệm về lãnh đạo và về mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý, xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo và quản lý, có thể đưa ra một định nghĩa về lãnh đạo (theo nghĩa rộng) như sau: Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
1.3. Phong cách lãnh đạo:
Theo tác giả Trần Ngọc Khuê: phong cách lãnh đạo là nói đến hệ thống hành vi cá nhân của người lãnh đạo, quản lý trong việc sử dụng những quyền hạn, quyền lực, tri thức và trách nhiệm được giao. Phong cách lãnh đạo là một khái niệm thường gặp, còn hay gọi là kiểu lãnh đạo hay lối làm việc của người lãnh đạo. Có quan niệm rằng phong cách lãnh đạo được giải thích như là một hệ thống các mục đích, các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong công tác quản lý. Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, phong cách lãnh đạo đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học và thường khái niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:
- Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo; nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
- Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện, tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = cá tính x môi trường. Nhìn chung những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên phần lớn các định nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá...
Như vậy, phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.
1.3. Các mô hình phong cách lãnh đạo:
a, Phong cách lãnh đạo chuyên quyền - Là nhà lãnh đạo ra quyết định một cách
đơn phương, hạn chế sự tham gia của cấp dưới; quyền hạn được tập trung tối đa vào nhà lãnh đạo; không tham vấn nhân viên, không cho phép có ý kiến; giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh, chờ đợi sự phục tùng; giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định; quản lý bằng th ưởng phạt. - Nhà lãnh đạo chuyên quyền sẽ dựa trên sự đe dọa và thưởng phạt để gây ảnh hưởng đến nhân viên; họ thường không tin tưởng và không cho phép nhân viên có ý kiến. - Phong cách này th ường được sử dụng khi nhân viên chưa được đào tạo, không biết nhiệm vụ hay quy trình phải làm; hoặc khi có những mẹnh lệnh, chỉ dẫn cần thiết; hoặc thời gian ra quyết định bị hạn chế; hoặc quyền lực của người lãnh đạo bị đe dọa; hoặc cầ có sự phối hợp giữa các bộ phận.
b, Phong cách lãnh đạo bàn giấy - Quản lý bằng g iấy tờ, công việc thực hiện
theo quy trình hoặc chính sách, nếu công việc chưa có hướng dẫn thì chuyển lên cấp trên, tăng cường các nguyên tắc. - Phong cách này sử dụng khi nhân viên đã quen với công việc, và cần phải hiểu một số quy trình chuẩn mực. - Không sử dụng khi nhân viên không còn hứng thú trong công việc và làm việc với đồng nghiệp; nhân viên chỉ biết làm các công việc được chỉ định.
c, Phong cách lãnh đạo dân chủ - Khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc ra
quy ết định, thông tin đến cấp dưới mọi thông tin liên quan đến họ và chia sẻ quá trình ra quyết định; phân quyền; khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp, sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện nhân viên. - Phong cách này được sử dụng khi: muốn nhân viên được thông tin về mọi vấn đề có ảnh hưởng đến họ; muốn nhân viên chia sẻ công việc ra quyết định và thực hiện; muốn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và thăng tiến và tạo sự thích thú trong công việc; có nhiều vấn đề cần giải quyết đòi hỏi sự tham gia của nhiều người; muốn khuyến khích làm việc theo nhóm.
d, Phong cách lãnh đạo tự do - Nhà quản trị cho phép nhân viên quyền tự do cao
nhất có thể; cho phép nhóm, tập thể toàn quyền quyết định; cấp dưới có thể hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào họ xem là phù hợp; nhà quản trị là người cung cấp thông tin và đầu mối liên hệ với bên ngoài. - Phong cách này sử dụng phù hợp khi nhân viên có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cao; hoặc khi có sử dụng chuyên gia bên ngoài hoặc tư vấn. - Không thích hợp khi nhà qu ản trị không có khả năng đánh giá công việc của nhân viên; hoặc khi nhà quản trị không hiểu được trách nhiện của mình và mong muốn nhân viên hỗ trợ mình.