Giải pháp khắc phục hiện tượng này?

Một phần của tài liệu Báo cáo toán rời rạc (p2) (Trang 72 - 88)

Giải pháp đầu tiên: Vì bi kịch tài sản công cộng tới từ tài sản công cộng nên cách làm đầu tiên được nghĩ đến là biến các tài sản này tài sản tư nhân, chính phủ có quyền đứng ra bán đấu giá các tài sản này, chính phụ cũng có thể cho thuê và bán các giấy phép sử dụng tài sản. Như trong ví dụ của anh An và anh Bình thì ta thấy ao cá có thể được bán và cho thầu bởi một người trả giá cao hơn mà tài sản đã được tư nhân hóa thì người chủ sẽ không tìm cách để khai thác nó một cách triệt để nữa. Để khắc phục hiện tượng xả thải, chính phủ sẽ giám sát và theo dõi và thu phí dựa trên lượng xả thải của doanh nghiệp. Nếu như mất chi phí do việc sử dụng tài nguyên thì doanh nghiệp sẽ giảm tải việc xả thải ra môi trường.

Việc tư nhân hóa sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của bi kịch tài sản công tuy nhiên đây không phải là giải pháp cho mọi vấn đề. Bởi nếu như tất cả mọi thứ đều được tư nhân hóa sẽ gây nên hiện tượng bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Nhiều người nghèo sẽ khó tiếp cận các dịch vụ thiết yếu như đường xá, công trình công cộng. Hoặc có nhiều thứ vốn dĩ không thể biến thành tài sản riêng như tài nguyên rừng hay động vật hoang dã.

Giải pháp thứ hai là các hiệp đích và hiệp ước giữa các quốc gia với nhau. Sự cạnh tranh không chỉ tới từ cá nhân và doanh nghiệp mà còn ở mức độ quốc gia, các quốc

gia sẽ cạnh tranh nhau vì không muốn bị thụt lùi so với các nước khác. Do vậy các hiệp định như hiệp định xả thải CO2, sử dụng tài nguyên trên biển cần được kí kết. Dù hơi muộn nhưng nhiều hiệp định đã được kí kết để hướng đến mục đích lâu dài hơn.

Thế độc quyền trong kinh tế

Cạnh tranh và hợp tác trên thị trường độc quyền nhóm

Trên thị trường độc quyền nhóm, ta vẫn giả định rằng các doanh nghiệp luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một quyết định cụ thể của mỗi doanh nghiệp là hợp lý hay không, phụ thuộc vào cách thức phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp khiến cho hành vi của họ giống như hành vi của những người tù trong trò chơi tiến thoái lưỡng nan mà ta vừa đề cập.

Giả sử trên một thị trường độc quyền nhóm chỉ có hai doanhnghiệp A và B, có những đường chi phí giống hệt nhau. Nếu hai doanh nghiệp này cấu kết được với nhau, chúng có thể ứng xử như một cacten độc quyền. Trong trường hợp này, lựa chọn sản lượng tối ưu đối với toàn ngành cho phép các doanh nghiệp có thể định giá độc quyền khá cao đối với những người tiêu dùng, và tổng lợi nhuận của cả hai doanh nghiệp đạt được mức lớn nhất là 120 tỷ đồng. Để đạt được điều này, mỗi doanh nghiệp đều phải cam kết duy trì sản lượng của mình ở mức thấp (ví dụ mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ sản xuất một nửa mức sản lượng tối ưu nói trên) và sẽ thu được 60 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu một doanh nghiệp riêng rẽ lựa chọn một mức sản lượng cao hơn, giá sản phẩm trên thị trường sẽ hạ xuống một chút. Doanh nghiệp này có thể thu được lợi nhuận cao hơn (ví dụ 80 tỷ đồng) do nó hạ được giá thành sản phẩm và bán được một khối lượng sản phẩm lớn hơn. Tuy nhiên, vì giá sản phẩm hạ xuống, doanh nghiệp còn lại vẫn duy trì sản xuất ở mức sản lượng thấp như cam kết sẽ bị thua thiệt: nó chỉ còn thu được 20 tỷ đồng lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp thứ hai cũng sản xuất ở mức sản lượng cao như doanh nghiệp thứ nhất, giá cả sản phẩm hạ mạnh và tổng lợi nhuận của ngành chỉ còn là 80 tỷ đồng, tức mỗi doanh nghiệp chỉ thu được 40 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp trong các trường hợp trên được trình bày ở ma trận dưới đây:

Trong trò chơi này, mỗi doanh nghiệp đều có hai chiến lược hànhđộng: cấu kết (hợp tác) và sản xuất ở mức sản lượng thấp hoặc phớt lờ những thỏa thuận (cạnh tranh) để sản xuất ở mức sản lượng cao. Những người lãnh đạo doanh nghiệp A sẽ suy nghĩ một cách lô gic như sau: "Nếu doanh nghiệp B thực hiện đúng cam kết và duy trì mức sản lượng thấp, doanh nghiệp A của mình hoặc sẽ thu được 80 tỷ đồng lợi nhuận nếu sản xuất ở mức sản lượng cao hoặc chỉ thu được 60 tỷ đồng lợi nhuận nếu cũng chỉ sản xuất ở mức sản lượng thấp như cam kết. Trong trường hợp này, A sẽ có lợi hơn nếu chọn chiến lược sản lượng cao. Nếu doanh nghiệp B phớt lờ thỏa thuận chung và chọn chiến lược sản lượng cao, A hoặc sẽ thu được 40 tỷ đồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng cao hoặc sẽ chỉ thu được 20 tỷ đồng lợi nhuận nếu chọn mức sản lượng thấp như đã cam kết. Cũng giống như trường hợp trước, sản xuất với mức sản lượng cao vẫn có lợi hơn đối với doanh nghiệp A. Như vậy, dù doanh nghiệp B hành động như thế nào, để tối đa lợi nhuận của mình, doanh nghiệp A cần lựa chọn chiến lược sản lượng cao". Nói một cách khác, chiến lược trội của doanh nghiệp A là sản xuất ở mức sản lượng cao. Lập luận một cách tương tự, chúng ta cũng thấy chiến lược sản lượng caocũng là chiến lược trội của doanh nghiệp B. Kết quả là cả hai doanhnghiệp đều có xu hướng không sản xuất ở mức sản lượng thấp như đã cam kết, do đó, mỗi doanh nghiệp chỉ thu được 40 tỷ đồng lợi nhuận - một kết cục không đáng được mong đợi nhất đối với các doanh nghiệp này. Qua ví dụ trên, chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp độc quyềnnhóm rất khó thỏa thuận được với nhau để hành động như một cacten độc quyền. Bằng cách cấu kết với nhau để ứng xử như một nhà độc quyền, các doanh nghiệp có thể định giá cao và thu được lợi nhuận độc quyền. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại luôn

có động cơ để vi phạm các thỏa thuận có tính chất cấu kết nhằm thu lợi riêng cho mình. Sự lừa gạt hay cạnh tranh với nhau khiến cho các doanh nghiệp không đạt được kết cục tốt nhất do hợp tác mang lại.

Trò chơi "tiến thoái lưỡng nan của người tù" có thể áp dụng để tìmhiểu nhiều trường hợp khác, trong đó những người tham gia luôn luôn phải đối diện với vấn đề hợp tác hay cạnh tranh với nhau trong thế phụ thuộc lẫn nhau. Trong những trường hợp này, lợi ích cá nhân thường xung đột với lợi ích nhóm và việc theo đuổi các lợi ích cá nhân thường ngăn cản sự hợp tác để rốt cục các bên tham gia đều rơi vào tình thế bất lợi. Ta hãy xem xét thêm một vài ví dụ.

Chạy đua quảng cáo:Giả sử trên thị trường bia có hai công ty đang hoạt động. Nếu các công ty này không tiến hành quảng cáo (hay đúng hơn chỉ giữ nguyên mức quảng cáo như chúng đang áp dụng), mỗi công ty sẽ chiếm được một nửa thị trường và mỗi năm thu được 100 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu cả hai đều nỗ lực gia tăng quảng cáo, chúng vẫn giữ nguyên được thị phần của mình, song do phải gánh chịu thêm những chi phí quảng cáo nên lợi nhuận của mỗi công ty đều giảm xuống còn 80 tỷ đồng. Nếu chỉ một công ty gia tăng quảng cáo, còn công ty kia không hành động gì, công ty thứ nhất sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng và bán được nhiều hàng hơn, thị trường của nó sẽ mở rộng trên cơ sở xâm chiếm và làm thu hẹp thị trường của đối thủ. Trong trường hợp này, côngty quảng cáo sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn thậm chí so với trạng tháiban đầu, khi cả hai đều không quảng cáo. Giờ đây, nó thu được mỗi năm 120 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp đối thủ giảm xuống còn 60 tỷ đồng. Ở đây chúng ta lại gặp lại những vấn đề tương tự như trong bài toán thế tiến thoái lưỡng nan của người tù. Khi cả hai công ty không tiến hành quảng cáo thêm, tổng lợi nhuận của chúng là tối đa (200 tỷ đồng). Xét theo ý nghĩa dài hạn và lợi ích tổng thể của cả hai công ty, đó là trạng thái tốt nhất đối với chúng. Các công ty này nên cấu kết với nhau bằng một thỏa thuận chung nhằm ngăn chặn một cuộc chay đua về quảng cáo. Tuy nhiên, trong trò chơi này, chiến lược trội của mỗi công ty vẫn là gia tăng quảng cáo: nó có thể thu được 120 tỷ thay vì 100 tỷ đồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó không hành động gì; hoặc nó sẽ thu được 80 tỷ đồng thay vì 60 tỷ đồng lợi nhuận nếu đối thủ của nó lựa chọn chiến lược gia tăng quảng cáo. Kết quả là cả hai công ty đều gia tăng quảng cáo, chấp nhận làm cho lợi nhuận giảm sút so với trường hợp chúng hợp tác được với nhau để duy trì chi phí quảng cáo thấp.

Cạnh tranh giá cả:Trên thị trường độc quyền nhóm, cạnh tranh giácả cũng là một phương thức mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đối phó với các đối thủ và tìm cách mở rộng thị trường mỗi khi có thể. Do có quyền lực thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm không phải là người chấp nhận giá mà có khả

năng định giá. Nếu cấu kết được với nhau trong vấn đề định giá, các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận tổng thể. Mỗi doanh nghiệp phải cam kết định giá ở một mức giá nào đó (ta gọi đó là mức giá cấu kết). Khi định giá theo mức giá cấu kết, mỗi doanh nghiệp đều hy vọng các đối thủ của mình cũng sẽ làm như vậy. Tuy nhiên, nếu các đối thủ định giá ở mức giá cao như đã cam kết, một doanh nghiệp lại có thể gia tăng được lợi nhuận riêng của mình bằng cách lựa chọn mức giá khác với mức giá cấu kết. Chẳng hạn, bằng cách lựa chọn mức giá thấp hơn, doanh nghiệp có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng của các đối thủ, mở rộng được thị phần, nhờ đó gia tăng được lợi nhuận, mặc dù điều này làm giảm tổng lợi nhuận chung cũng như lợi nhuận riêng của các đối thủ. Một lần nữa chúng ta lại thấy các doanh nghiệp độc quyềnnhóm rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nếu duy trì các mức giá cấukết, chúng có thể thu được lợi nhuận cao bằng cách tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức giá cấu kết lại không phải là mức giá tối đa hóa lợi nhuận của từng doanh nghiệp riêng lẻ. Mỗi doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn bằng cách lừa gạt đối thủ (để cho các đối thủ định giá theo mức cấu kết, còn mình sẽ định giá khác). Khi nghi ngờ đối thủ cũng sẽ vi phạm điều đã cam kết, doanh nghiệp sẽ bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh giá cả. Nếu các đối thủ không còn duy trì mức giá cấu kết, việc định giá thấp hơn để duy trì thị phần vẫn đem lại cho mỗi doanh nghiệp một kết cục tốt hơn so với việc một mình nó định giá theo mức giá cấu kết. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp vẫn có một chiến lược trội: định giá thấp hơn mức giá cấu kết. Khi tất cả các doanh nghiệp đều hành động như vậy, các doanh nghiệp riêng biệt không mở rộng được thị phần của mình cũng như không gia tăng được lợi nhuận. Trái lại, do phải hạ giá chung, các doanh nghiệp đều phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn. Kết quả của cuộc cạnh tranh giá cả là: lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành đều giảm sút so với trường hợp chúng có thể hợp tác được với nhau để duy trì các mức giá tối ưu hơn.

Tính lặp đi, lặp lại của trò chơi và sự hợp tác

Chúng ta đã thấy, do động cơ cá nhân có tính ích kỷ, các doanh nghiệp độc quyền nhóm khó duy trì được sự hợp tác hay cấu kết trong hành động. Mỗi doanh nghiệp đều có xu hướng vi phạm các thỏa thuận (công khai hay ngấm ngầm) đã đạt được do chạy theo lợi ích riêng của mình. Dù vẫn biết cạnh tranh hay sự bất hợp tác không đem lại kết cục tốt nhất cho mỗi doanh nghiệp và tổng thể các doanh nghiệp, xu hướng vi phạm này khiến cho các doanh nghiệp không đi đến được những thỏa thuận có tính chất hợp tác với nhau.

Cần lưu ý rằng, khi chúng ta nói, nếu các doanh nghiệp độc quyền nhóm cấu kết được với nhau, chúng có thể giành được một kết cục có lợi nhất, chúng ta mới

chỉ xét theo lợi ích nhóm của chúng. Tuy nhiên, đó cóthể không phải là kết cục mà xã hội mong đợi. Việc cấu kết để có thể ứngxử như một cacten độc quyền, mặc dù cho phép các doanh nghiệp có thể tối đa hóa được lợi nhuận chung của chúng song lại có thể gây ra tổn thất hiệu quả đối với xã hội (điều này chúng ta sẽ xem xét ở chương 10). Chẳng hạn, việc cấu kết để duy trì sản lượng thấp, định giá cao nhằm thu lợi nhuận độc quyền có thể làm thiệt hại cho những người tiêu dùng. Những người này sẽ phải mua hàng hóa với giá đắt hơn và phải tiêu dùng với một khối lượng hàng hóa ít hơn. Chính vì sự cấu kết của các doanh nghiệp lớn có thể gây ra tổn thất hiệu quả xã hội nên nó thường bị luật pháp ngăn cấm. Thành thử việc cấu kết dưới dạng các thỏa thuận công khai của các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia thường bị xem là một hành vi bất hợp pháp. Trong điều kiện đó, sự cấu kết, nếu diễn ra thường phải thực hiện dưới dạng các thỏa thuận ngầm. Điều này làm cho việc cấu kết hay hợp tác giữa các doanh nghiệp độc quyền nhóm càng trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi sự cấu kết hay hợp tác vẫn tồn tại trong một số ít trường hợp. Động lực nằm đằng sau quá trình này chính là sự những cân nhắc về lợi ích dài hạn của các doanh nghiệp khi trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần Chúng ta trở lại ví dụ về hai doanh nghiệp độc quyền nhóm A và B đứng trước sự lựa chọn giữa hai chiến lược hành động: cấu kết với nhau để duy trì sản lượng thấp hay cạnh tranh với nhau bằng chiến lược sản lượng cao. Nếu trò chơi cấu kết nói trên chỉ diễn ra một lần, động cơ để lừa gạt đối thủ và vi phạm các thỏa thuận chung sẽ tương đối mạnh ở mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ sẵn sàng sản xuất ở mức sản lượng cao với kỳ vọng sẽ thu được 80 tỷ đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh (ví dụ một tháng) thay vì 60 tỷ đồng. Khi đối thủ chưa kịp phản ứng do vẫn bị ràng buộc bởi các điều đã thỏa thuận, một doanh nghiệp có thể thu thêm được 20 tỷ đồng lợi nhuận trong kỳ bằng cách vi phạm các cam kết. Khoản lợi nhuận tăng thêm khá hấp dẫn để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược lừa gạt đối thủ. Tuy nhiên, nếu trò chơi lặp đi, lặp lại nhiều lần, doanh nghiệp sẽ hiểu ngay kết cục dài hạn: một khi nó đã lựachọn sản xuất với mức sản lượng cao, doanh nghiệp đối thủ sẽ có đủ lý dođể không chấp nhận sản xuất ở mức sản lượng thấp như đã thỏa thuận. Trong kỳ tiếp theo, doanh nghiệp này cũng sẽ sản xuất ở mức sản lượng cao và lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp chỉ còn 40 tỷ đồng. Thay vì triển vọng thu thêm được 20 tỷ đồng trong một lần (trong một tháng duy nhất, doanh nghiệp đang có ý định lừa gạt đối thủ sẽ đối diện với nguy cơ bị trừng phạt trong dài hạn: mỗi tháng tiếp theo, nó sẽ mất mát 20 tỷ đồng lợi nhuận (do lợi nhuận cấu kết 60 tỷ đồng sẽ giảm xuống

Một phần của tài liệu Báo cáo toán rời rạc (p2) (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)