Tìm hiểu bài toán chọn nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật cây quyết định và xây dựng ứng dụng hỗ trợ học sinh trường THPT võ nguyên giáp chọn nghề (Trang 46 - 52)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Tìm hiểu bài toán chọn nghề

2.1.1. Khái niệm ngành nghề 2.1.1.1. Khái niệm nghề

Tác giả Lƣơng Văn Úc cho rằng ―Nghề là một hình thức phân công lao động, nó đƣợc biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc đƣợc sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp nhƣ nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tƣơng ứng nhƣ nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng‖ [3].

Góc nhìn của tác giả khác ―Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ đƣợc đào tạo, con ngƣời có đƣợc những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng đƣợc những nhu cầu của xã hội‖.

Vì nhu cầu của con ngƣời rất lớn nên cần phải có 1 hệ thống lớn với nhiều nghề nghiệp khác nhau mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, hệ thống đó là ―Thế giới nghề nghiệp‖. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nƣớc này nhƣng lại không thấy ở nƣớc khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng nhƣ về phƣơng pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hƣớng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nƣớc ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trƣờng (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dƣới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

2.1.1.2. Phân loại nghề nghiệp

(1) Phân loại nghề theo hình thức lao động (Lĩnh vực lao động)

 Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo  Lĩnh vực sản xuất

(2) Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động

 Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính

 Những nghề thợ (công nhân)

 Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật

 Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật  Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học  Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên

 Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt

(3) Theo lĩnh vực (Ngành)

Phụ thuộc vào cách phân ngành của từng quốc gia. Có 1 số ngành phổ biến nhƣ sau:

 Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, khuyến nông  Công nghiệp: cơ khí, xây dựng

 Tài chính: chứng khoán, ngân hàng

 Sản xuất: khai thác, lắp ráp, vận hành máy móc  Giáo dục: dạy học, quản lý trƣờng học

 Y tế: bác sỹ, y tá, ...

 Công nghệ thông tin: lập trình, kiểm thử, hệ thống ...

(4) Theo đối tƣợng lao động

Có 4 nhóm đối tƣợng lao động, mỗi công việc, mỗi nghề sẽ có thiên hƣớng làm nhiều hơn với 1 nhóm đối tƣợng lao động nhất định:

 Con ngƣời: quản lý, dịch vụ …

 Công cụ - máy móc: cơ khí, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp ...  Dữ liệu: kế toán, khoa học máy tính ...

 Ý tƣởng: thiết kế, âm nhạc, điện ảnh ...

(5) Theo giá trị sức lao động

Nghề nghiên cứu cơ bản: giá trị sức lao động phản ánh bằng các khám phá khoa học nhƣng khó quy đổi thành giá trị tài chính (tiền)

Nghề nghiên cứu phát triển ứng dụng: giá trị sức lao động cao, có thể quy đổi ra tiền bằng việc bán, cho thuê hoặc góp vốn bằng các bằng phát minh, sáng chế.

Nghề nghệ thuật: chia làm 2 nhóm nhỏ là nghệ thuật sáng tạo và nghệ thuật trình diễn. Giá trị công việc của nghề này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Khi xã hội phát triển thì nghệ thuật mới đƣợc đánh giá cao và trả lƣơng/giá trị tƣơng xứng

Nghề sản xuất trực tiếp: sản xuất vật chất và cung cấp dịch vụ. Có giá trị lao động thấp, không có tích lũy lƣu lại để hƣởng lại.

(6) Theo thời gian đào tạo

 Sơ cấp: dƣới 1 năm  Trung cấp: 1 đến 2 năm  Cao đẳng: 3 đến 4 năm  Đại học: 4 đến 5 năm  Sau đại học: trên 5 năm

2.1.2. Phƣơng pháp chọn nghề

2.1.2.1.Quy trình hư ng nghiệp

Quy trình hƣớng nghiệp gồm 3 bƣớc:

Bƣớc 1: Là bƣớc đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hƣớng nghiệp là

giúp cho học sinh trả lời đƣợc câu hỏi: Em là ai? Trên cơ sở hƣớng dẫn học sinh

khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và tƣ vấn cá nhân.

Bƣớc 2: Giúp học sinh trả lời đƣợc câu hỏi: Em đang đi về đâu? Trên cơ sở

hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và qua tƣ vấn cá nhân.

Bƣớc 3: Giúp học sinh trả lời đƣợc câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn

t i? Trên cơ sở hƣớng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đó

thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghề nghiệp.

Hình 2.1. Quy trình hƣớng nghiệp

Em là ai?

Sở thích, Cá tính, Khả năng và giá trị

nghề nghiệp

Em đang đi về đâu?

Thông tin nghề nghiệp,Thông tin thị trƣờng tuyển dụng lao động Làm sao để đến nơi em muốn tới?

Kĩ năng cần thiết, Giáo dục/ Bằng cấp, Xây dựng mạng lƣới chuyên nghiệp

Quy trình hƣớng nghiệp có thể đƣợc lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi ngƣời. Đặc điểm của quy trình hƣớng nghiệp là bƣớc 1, bƣớc 2 và bƣớc 3 có ảnh hƣởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bƣớc trƣớc là cơ sở để thực hiện bƣớc sau. Ngƣợc lại, kết quả thực hiện bƣớc sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bƣớc đã thực hiện trƣớc đó để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bƣớc 3), học sinh có thể nhận ra mình chƣa hiểu rõ về thị trƣờng tuyển dụng lao động (bƣớc 2) hoặc nhận ra mình chƣa hiểu rõ về bản thân (bƣớc 1). Trong trƣờng hợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bƣớc 2 hoặc bƣớc 1 trƣớc khi hoàn tất bƣớc 3. Các em cần lƣu ý tránh sự ảnh hƣởng có thể của các yếu tố định kiến và khuôn mẫu giới khi thực hiện 3 bƣớc trong quy trình lập kế hoạch của bản thân. [2]

2.1.2.2.Lý thuyết cây nghề nghiệp

Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi ngƣời đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hƣớng học, chọn nghề phù hợp và nó đƣợc coi là phần ―Rễ‖ của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái nhƣ mong muốn của ngƣời trồng cây. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trƣớc hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo ―rễ‖ vì đây là yếu tố có ảnh hƣởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những ngƣời quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với ―rễ‖ sẽ có nhiều khả năng thu đƣợc những ―quả ngọt‖ trong hoạt động nghề nghiệp nhƣ: Có cơ hội việc làm cao, đƣợc nhiều ngƣời tôn trọng, lƣơng cao, công việc ổn định... [2]

Hình 2.2 Mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp 2.1.2.3.Lý thuyết m t mã HOLLAND

Lí thuyết Mật mã Holland đƣợc phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland. Ông là ngƣời nổi tiếng và đƣợc biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đƣa ra lí thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hƣớng nghiệp nhƣ sau:

1/ Bất kì ai cũng thuộc vào một trong 6 kiểu ngƣời đặc trƣng sau đây: Realistic (R) - tạm dịch là ngƣời thực tế/nhóm kĩ thuật (KT); Investigate (I) - tạm dịch là nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu (NC); Artistic (A) - Nghệ sĩ/nhóm nghệ thuật (NT); Social (S) - tạm dịch là ngƣời công tác xã hội/nhóm xã hội (XH); Enter- rising (E) - Tạm dịch là ngƣời dám làm/nhóm quản lý (QL); Conventional (C) tạm dịch là ngƣời tuân thủ/nhóm nghiệp vụ (NV). 6 chữ cái của 6 kiểu ngƣời đặc trƣng gộp là thành chữ RIASEC.

Những ngƣời thuộc cùng một kiểu ngƣời có sở thích tƣơng đối giống nhau: Ngƣời mang mã XH (code S) XH rất thích tiếp xúc với ngƣời và thấy khó khăn khi tiếp xúc với vật thể; ngƣời mã QL (code E) thì thích tiếp xúc với dữ liệu và ngƣời, trong khi kiểu ngƣời có mã NC (code I) lại thích tiếp cận với ý tƣởng và vật thể; ngƣời mã NV (code C) thích tiếp xúc với dữ liệu và vật thể; ngƣời mã NT (code A) thích tiếp xúc với ý tƣởng và ngƣời.

2/ Có 6 loại môi trƣờng tƣơng ứng với 6 kiểu ngƣời nói trên. Môi trƣờng tƣơng ứng với kiểu ngƣời nào thì kiểu ngƣời ấy chiếm đa số trong số ngƣời thành viên của môi trƣờng ấy. Ví dụ: môi trƣờng có hơn 50% số ngƣời có mã XH (code S) trội nhất thì đó là môi trƣờng loại XH.

3/ Ai cũng tìm đƣợc môi trƣờng phù hợp cho phép mình thể hiện đƣợc kĩ năng, thái độ và hệ thống giá trị của mình

4/ Thái độ ứng xử của con ngƣời đƣợc quy định bởi sự tƣơng tác giữa kiểu ngƣời của mình với các đặc điểm của môi trƣờng. Ví dụ, ngƣời mang mã NT (code A) đƣợc tuyển chọn vào môi trƣờng NT (A) sẽ dễ dàng cảm thông với ngƣời xung quanh, mau chóng bắt nhịp với công việc, đƣợc đồng nghiệp tin yêu và có nhiều cơ hội thành công trong công việc.

5/ Mức độ phù hợp giữa một ngƣời với môi trƣờng có thể đƣợc biểu diễn trong mô hình lục giác Holland.

Có 4 mức phù hợp giữa kiểu ngƣời và loại môi trƣờng: Kiểu ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng nấy là mức phù hợp cao nhất, ví dụ nhƣ kiểu ngƣời NT làm việc trong môi trƣờng NT; ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng cận kề với kiểu ngƣời của mình (cùng một cạnh của lục giác), ví dụ nhƣ KT-NC (ngƣời kiểu KT làm việc trong môi trƣờng NC) là mức độ phù hợp thứ nhì; Ngƣời nào làm việc trong môi trƣờng cách 1 đỉnh của lục giác, ví dụ NC-NV (kiểu ngƣời NC làm việc trong loại môi trƣờng NV) sẽ có mức phù hợp thứ 3; còn kiểu ít phù hợp nhất là khi kiểu ngƣời và loại môi trƣờng nằm ở 2 đỉnh đối xứng trong lục giác Holland, ví dụ KT- XH hay QL-NC hay NT-NV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật cây quyết định và xây dựng ứng dụng hỗ trợ học sinh trường THPT võ nguyên giáp chọn nghề (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)