Bảo dưỡng thường xuyên

Một phần của tài liệu doantotnghiepcongngghe gtvt (Trang 60)

Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và còn chốt chẻ không. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không.

Thông rửa các phần tử lọc của bơm dầu, kiểm tra áp suất trong hệ thống trợ lực, điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra xiết chặt vỏ của cơ cấu lái với khung xe, trục lái với giá đỡ trong buồng lái, kiểm tra độ rơ và lực quay vành tay lái. Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái bánh răng trụ thanh răng.

* Khi bảo dưỡng sửa chữa phải tuân thủ một số quy định sau: - Tháo lắp đúng thứ tự

- Làm đúng, làm hết nội dung bảo dưỡng sửa chữa - Không làm bừa làm ẩu

- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, các chi tiết tháo lắp phải để đúng nơi quy định.

3.3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

3.3.1. Lái nặng

* Nguyên nhân

- Lốp trước không đủ căng hay mòn không đều; - Góc đặt bánh trước không đúng;

- Khớp cầu bị mòn. * Khắc phục

- Kiểm tra áp suất lốp;

- Kiểm tra các khớp cầu.

3.3.2. Hành trình tự do lớn

* Nguyên nhân

- Khe hở ăn khớp trong cơ cấu lái và độ rơ của các chi tiết trong dẫn động lái quá lớn; - Có khe hở trong ổ bi đỡ trục răng.

- Đai ốc bắt vô lăng xiết không đủ chặt. - Lỏng ổ bi bánh xe.

* Khắc phục

- Điều chỉnh lại khe hở ăn khớp, độ căng của ổ bi trong cơ cấu lái và độ rơ khớp cầu trong dẫn động lái.

3.3.3. Trợ lực lái làm việc nhưng lực trợ lực nhỏ

* Nguyên nhân - Thiếu dầu;

- Có không khí và nước trong hệ thống; - Hỏng bơm;

- Chảy dầu trong cơ cấu lái do mòn các khớp bao kín; - Van an toàn lưu lượng bị kênh;

- Lò xo van an toàn áp suất bị liệt hay quá yếu. * Khắc phục

- Bổ xung dầu; - Xả khí và thay dầu;

- Kiểm tra bơm dầu, sửa chữa nếu hỏng; - Thay thế các phớt bao kín;

- Hỏng bơm; - Dây đai chùng;

- Dính con trượt van phân phối; - Xi lanh trợ lực hỏng.

* Khắc phục - Bổ xung dầu; - Thay dầu và xả khí;

- Tháo bơm kiểm tra sửa chữa; - Căng lại dây đai;

- Tháo rửa con trượt van phân phối;

- Kiểm tra sự dịch chuyển xi lanh, lực để dịch chuyển không quá 6 KG. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.5. Mất trợ lực lái

* Nguyên nhân

- Lỏng đế van an toàn; - Kênh van lưu lượng; - Dây đai quá chùng. * Khắc phục

- Tháo bơm kiểm tra các van; - Điều chỉnh lại dây đai.

3.3.6. Có tiếng ồn khi bơm làm việc

* Nguyên nhân

- Thiếu dầu trong bình dầu; - Tắc và hỏng lưới lọc;

- Có không khí trong hệ thống. * Khắc phục

- Bổ xung dầu;

- Rửa lưới lọc và kiểm tra; - Xả không khí trong hệ thống.

3.3.7. Có tiêng gõ trong cơ cấu lái

* Nguyên nhân

- Khe hở ăn khớp quá lớn; - Mòn các ổ đỡ;

- Vỡ, mẻ, sứt trong cặp bánh răng ăn khớp. * Khắc phục

- Điều chỉnh ăn khớp trong cơ cấu lái; - Điều chỉnh, thay thế các ổ đỡ bị mòn; - Thay thế các chi tiết hỏng trong cơ cấu lái.

3.3.8. Dầu chảy qua lỗ thông hơi của bơm

* Nguyên nhân - Mức dầu quá cao; - Tắc hỏng lưới lọc. * Khắc phục

- Tháo bớt dầu đến mức quy định; - Kiểm tra rửa lưới lọc.

3.3.10. Dây đai quá căng

* Nguyên nhân

- Khi lắp bơm không kiểm tra điều chỉnh. * Khắc phục

- Điều chỉnh đệm bánh đai để căng lại dây đai đúng tiêu chuẩn.

3.3.11. Dây đai chùng

* Nguyên nhân

- Do quá trình sử dụng không kiểm tra điều chỉnh; - Dây đai bị giãn.

* Khắc phục - Căng lại dây đai. - Thay dây mới.

3.3.12. Chảy dầu ở các đệm phớt

* Nguyên nhân - Các đệm bị lão hóa;

- Do chuyển động các chi tiết bị cọ xát;

- Sức căng lò xo giảm nên độ kín của phớt giảm. * Khắc phục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. Một số nội dung bảo dưỡng, sửa chữa chính

3.4.1. Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái

Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.

Hình 3.1. Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái.

* Các bước tiến hành để đo hành trình tự do

- Kẹp thước đo hành trình tự do vành tay lái vào vỏ trục lái.

- Đánh tay lái sang trái cho đến khi bánh trước của xe bắt đầu dịch chuyển thì dừng lại, đánh dấu vị trí lên thước.

- Quay vành tay lái theo hướng ngược lại cho đến khi bánh xe dịch chuyển.

- Góc quay của kim sẽ tương ứng với hành trình tự do của vành tay lái lúc này nếu xe không nổ máy thì hành trình tự do vành tay lái phải nhỏ hơn 30 mm.

Nếu hành trình tự do quá lớn thì phải điều chỉnh khớp của thanh nối, cơ cấu lái, điều chỉnh độ rơ trục các đăng lái, siết chặt đai ốc bắt trục các đăng, điều chỉnh moay ơ bánh xe.

Hình 3.2. Kiểm tra đầu thanh nối.

- Bắt chặt cụm thanh nối lên êtô (Không được xiết êtô quá chặt). - Lắp đai ốc vào vít cấy.

- Lắc khớp cầu ra trước và sau 5 lần hay hơn.

- Đặt cân lực vào đai ốc, quay khớp cầu liên tục với tốc độ từ 3 đến 5 giây cho một vòng quay, và kiểm tra mômen quay ở vòng quay thứ 5.

- Mômen quay tiêu chuẩn: 0,29 đến 1,96 Nm

Nếu mômen quay không nằm trong giá trị tiêu chuẩn, phải thay đầu thanh nối bằng chiếc mới.

3.4.3. Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng

- Kiểm tra xem vô lăng có bị lệch tâm hay không.

- Dán băng dính che lên tâm bên trên của vô lăng và nắp trên của trục lái.

- Lái xe theo đường thẳng trong 100 m với tốc độ không đổi 56 km/h, giữ vô lăng để duy trì hướng chạy.

Hình 3.3. Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng.

- Quay vô lăng đến vị trí thẳng.

- Vẽ một đường thẳng khác lên băng dính che dán trên vô lăng, như trên hình 4.3 - Đo khoảng cách giữa hai đường thẳng trên băng dính ở trên vô lăng.

- Chuyển khoảng cách đo được thành góc đánh lái. Khoảng cách là 1mm = Khoảng 1 độ góc lái.

3.4.4. Điều chỉnh góc quay vô lăng

- Vẽ một đường thẳng trên thanh nối và đầu thanh răng ở chỗ có thể nhìn thấy dễ dàng. - Dùng thước dây, đo khoảng cách giữa đầu thanh nối và ren đầu thanh răng.

Hình 3.4. Điều chỉnh góc quay vô lăng.

- Tháo 2 kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải ra khỏi thanh răng. - Nới lỏng các đai ốc hãm bên trái và bên phải.

- Quay đầu thanh răng phải và trái với một lượng như nhau (nhưng ngược chiều nhau) theo góc lái.

- Lắp các kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.5. Kiểm tra áp suất, độ đảo của lốp

- Kiểm tra các lốp xem có bị mòn hay áp suất lốp chính xác chưa. - Áp suất lốp lúc nguội: + Phía trước 220 kPa

Hình 3.5. Kiểm tra áp suất lốp.

- Dùng đồng hồ so, kiểm tra độ đảo của lốp. - Độ đảo lốp: 1,4 mm (0,055 in) hay nhỏ hơn.

3.4.6. Kiểm tra góc quay bánh xe

Hình 3.6. Kiểm tra góc quay bánh xe.

- Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải, và đo góc quay. - Góc quay bánh xe: + Bánh Bên Trong 41°01’ +/- 2°

+ Bánh xe bên ngoài 35°21’

- Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và bên trái khác với giá trị tiêu chuẩn, phải kiểm tra chiều dài đầu thanh răng bên trái và bên phải.

Hình 3.7. Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin.

- Để bánh trước trên tâm của dụng cụ đo góc đặt bánh xe. - Tháo ốp bánh xe.

- Đặt dụng cụ đo góc camber-caster-king pin và gắn nó vào tâm của moayơ cầu xe hoặc bán trục.

- Kiểm tra camber, caster và góc kingpin.

Bảng 3.1. Góc Camber, caster và góc kingpin

Kích Thước Lốp Camber Caster Góc King Pin

(Tham khảo) 175/65R14 -0°08' +/- 0°45' (-0.13° +/- 0.75°) 4°41' +/- 0°45' (4.68° +/- 0.75°) 11°14' (11.23°) 185/60R15 -0°08' +/- 0°45' (-0.13° +/- 0.75°) 4°41' +/- 0°45' (4.68° +/- 0.75°) 11°13' (11.21°)

- Tiến hành kiểm tra trong khi xe trống (không có lốp dự phòng hay dụng cụ trên xe). - Dung sai cho sự chênh lệch giữa bánh xe trái và phải là 0 độ 30 phút hay nhỏ hơn cho cả hai góc camber và caster.

-Lắp ốp moay ơ bánh xe.

Nếu góc caster và góc kingpin không nằm trong vùng tiêu chuẩn sau khi đã điều chỉnh đúng góc camber, phải kiểm tra lại các chi tiết của hệ thống treo xem có bị hỏng và hoặc mòn không.

3.4.8. Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm

Hình 3.8.Kiểm tra độ chụm.

Kiểm tra độ chụm tiêu chuẩn theo bảng 3.2. Nếu độ chụm không như tiêu chuẩn, phải điều chỉnh các đầu thanh nối.

Bảng 3.2. Độ chụm tiêu chuẩn Kích Thước Lốp A+B (Tham khảo) C-D 175/65R14 0°10' (0.17°) 1.5 +/- 2.0 mm (0.05 +/- 0.08 in.) 185/60R15 0°4' (0.07°) 1.6 +/- 2.0 mm (0.06 +/- 0.08 in.) * Điều chỉnh độ chụm

Hình 3.9. Điều chỉnh độ chụm.

- Đo các độ dài ren của các đầu thanh răng bên phải và bên trái. Tiêu chuẩn chiều dài ren chênh lệch 1.5 mm hay nhỏ hơn.

- Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thước lái. - Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối.

- Điều chỉnh các đầu thanh răng nếu sự chênh lệch về chiều dài ren giữa các đầu thanh răng bên phải và bên trái không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.

- Kéo dài đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo được lệch về hướng ra ngoài. - Thu ngắn đầu thanh răng dài hơn nếu độ chụm đo được hướng vào trong.

- Vặn các đầu thanh răng bên phải và bên trái một lượng bằng nhau để điều chỉnh độ chụm.

- Phải đảm bảo rằng chiều dài của đầu nối thanh răng trái và phải là giống nhau. - Xiết chặt đai ốc hãm đầu thanh nối đến mômen xiết tiêu chuẩn: 75 Nm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.9. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái

a. Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái.

Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.

b. Kiểm tra dầu trợ lực

Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉ dẫn. Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt.

* Các bước tiến hành: - Đỗ xe ở nơi bằng phẳng.

- Tắt máy kiểm tra mức dầu trong bình chứa.

- Kiểm tra mức dầu nằm trong vùng HOT LEVEL trên vỏ bình chứa. Nếu dầu nguội thì kiểm tra mức dầu nằm trong vùng COLD LEVEL.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia để làm nóng dầu. Nhiệt độ dầu 75÷800 C. - Kiểm tra xem có bọt hoặc vẩn đục không.

- Để động cơ chạy không tải, đo mức dầu trong bình chứa. - Tắt máy, chờ vài phút và đo mức dầu trong bình chứa.

- Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải mức dầu cần thấp hơn mặt trên của bầu dầu 5 mm.

- Nếu cần thiết thì bổ xung dầu dầu đúng chủng loại ATF DEXRON© I hoặc II c. Thay dầu trợ lực lái

Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần 1 năm nếu xe hoạt động liên tục.

* Các bước tiến hành:

- Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe không chạm đất. - Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay.

- Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xả dầu. - Tắt máy, đổ dầu sạch vào bình (dầu ATF DEXRON© I hoặc II).

- Áp suất dầu nhỏ nhất: 60 kgf/cm2. f. Kiểm tra lực lái

- Để vô lăng ở vị trí trung tâm. - Tháo cụm nút nhấn còi.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải. - Đo lực lái ở cả hai phía.

- Lực lái: 60 kgf.cm hay nhỏ hơn. g. Kiểm tra sự làm việc của bơm

Để kiểm tra cần tháo bơm ra khỏi xe, xả dầu, làm sạch bên ngoài. Bơm làm việc tốt khi áp suất lớn hơn 60 KG/cm2 ở số vòng quay 800 ÷ 1000 v/p.

- Tiến hành kiểm tra bơm trên giá thử động cơ có dẫn động băng dây đai, có bộ phận trợ lực đồng hồ áp lực van bi để đóng tức thời đường nén của bơm, khi đóng hoàn toàn van bi nếu bơm làm việc tốt phải đạt 65 KG/cm2.

- Nhiệt độ dầu khi thử nghiệm nếu hệ thống trợ lực làm việc tốt thì nhiệt độ trong khoảng 75÷800 C.

h. Kiểm tra rô to bơm

- Dùng pan me đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt + Độ dày nhỏ nhất: 1,77 mm.

+ Độ cao nhỏ nhất: 8,00 mm. + Độ dài nhỏ nhất: 14,97 mm.

- Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt bên của rãnh rôto và cánh gạt của bơm. + Khe hở lớn nhất: 0,03 mm.

i. Kiểm tra van điều khiển lưu lượng

- Bôi dầu trợ lực lên van điều khiển lưu lượng và kiểm tra rằng nó rơi vào lỗ lắp van một cách êm dịu bằng chính trọng lượng của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra rò rỉ của van bằng cách bịt 1 trong các lỗ và cấp khí nén khoảng 4÷5 kgf/cm vào lỗ phía đối diện và chắc chắn rằng khí không lọt ra khỏi các lỗ ở đầu van.

- Kiểm tra lò xo nén của van diều khiển lưu lượng: dùng thước cặp đo chiều dài tự do của lò xo nén van điều khiển lưu lượng, chiều dài tự do nhỏ nhất: 35,8 mm.

j. Đo khe hở gữa trục và bạc của bơm

- Dùng panme và đồng hồ đo lỗ, đo khe hở đầu giữa trục và bạc. + Khe hở tiêu chuẩn: 0,01÷ 0,03 mm.

+ Khe hở cực đại: 0,07 mm.

- Nếu khe hở lớn hơn giá trị cực đại, thay cả cụm bơm.

3.5. Tháo lắp cơ cấu lái

* Dụng cụ cần thiết: - Kìm tháo phanh. - Đế từ của đồng hồ đo. - Panme ngoài 25 – 50 mm. - Đồng hồ đo đường kính xi lanh. - Bộ dụng cụ tháo vít.

* Dụng cụ đo:

- Cờ lê lực 200 kgf.cm (20 Nm).

- Cờ kê lực loại nhỏ 8 – 13 kgf.cm (0,8 – 1,3 Nm).

* Bôi trơn và keo làm kín - Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080, THREE BOND 1344, LOCTITE 242 hay loại tương đương.

3

Tháo thanh lái.

Một phần của tài liệu doantotnghiepcongngghe gtvt (Trang 60)