Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái

Một phần của tài liệu doantotnghiepcongngghe gtvt (Trang 73 - 76)

a. Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái.

Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.

b. Kiểm tra dầu trợ lực

Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉ dẫn. Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt.

* Các bước tiến hành: - Đỗ xe ở nơi bằng phẳng.

- Tắt máy kiểm tra mức dầu trong bình chứa.

- Kiểm tra mức dầu nằm trong vùng HOT LEVEL trên vỏ bình chứa. Nếu dầu nguội thì kiểm tra mức dầu nằm trong vùng COLD LEVEL.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.

- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia để làm nóng dầu. Nhiệt độ dầu 75÷800 C. - Kiểm tra xem có bọt hoặc vẩn đục không.

- Để động cơ chạy không tải, đo mức dầu trong bình chứa. - Tắt máy, chờ vài phút và đo mức dầu trong bình chứa.

- Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải mức dầu cần thấp hơn mặt trên của bầu dầu 5 mm.

- Nếu cần thiết thì bổ xung dầu dầu đúng chủng loại ATF DEXRON© I hoặc II c. Thay dầu trợ lực lái

Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần 1 năm nếu xe hoạt động liên tục.

* Các bước tiến hành:

- Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe không chạm đất. - Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay.

- Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xả dầu. - Tắt máy, đổ dầu sạch vào bình (dầu ATF DEXRON© I hoặc II).

- Áp suất dầu nhỏ nhất: 60 kgf/cm2. f. Kiểm tra lực lái

- Để vô lăng ở vị trí trung tâm. - Tháo cụm nút nhấn còi.

- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải. - Đo lực lái ở cả hai phía.

- Lực lái: 60 kgf.cm hay nhỏ hơn. g. Kiểm tra sự làm việc của bơm

Để kiểm tra cần tháo bơm ra khỏi xe, xả dầu, làm sạch bên ngoài. Bơm làm việc tốt khi áp suất lớn hơn 60 KG/cm2 ở số vòng quay 800 ÷ 1000 v/p.

- Tiến hành kiểm tra bơm trên giá thử động cơ có dẫn động băng dây đai, có bộ phận trợ lực đồng hồ áp lực van bi để đóng tức thời đường nén của bơm, khi đóng hoàn toàn van bi nếu bơm làm việc tốt phải đạt 65 KG/cm2.

- Nhiệt độ dầu khi thử nghiệm nếu hệ thống trợ lực làm việc tốt thì nhiệt độ trong khoảng 75÷800 C.

h. Kiểm tra rô to bơm

- Dùng pan me đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt + Độ dày nhỏ nhất: 1,77 mm.

+ Độ cao nhỏ nhất: 8,00 mm. + Độ dài nhỏ nhất: 14,97 mm.

- Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt bên của rãnh rôto và cánh gạt của bơm. + Khe hở lớn nhất: 0,03 mm.

i. Kiểm tra van điều khiển lưu lượng

- Bôi dầu trợ lực lên van điều khiển lưu lượng và kiểm tra rằng nó rơi vào lỗ lắp van một cách êm dịu bằng chính trọng lượng của nó.

- Kiểm tra rò rỉ của van bằng cách bịt 1 trong các lỗ và cấp khí nén khoảng 4÷5 kgf/cm vào lỗ phía đối diện và chắc chắn rằng khí không lọt ra khỏi các lỗ ở đầu van.

- Kiểm tra lò xo nén của van diều khiển lưu lượng: dùng thước cặp đo chiều dài tự do của lò xo nén van điều khiển lưu lượng, chiều dài tự do nhỏ nhất: 35,8 mm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

j. Đo khe hở gữa trục và bạc của bơm

- Dùng panme và đồng hồ đo lỗ, đo khe hở đầu giữa trục và bạc. + Khe hở tiêu chuẩn: 0,01÷ 0,03 mm.

+ Khe hở cực đại: 0,07 mm.

- Nếu khe hở lớn hơn giá trị cực đại, thay cả cụm bơm.

Một phần của tài liệu doantotnghiepcongngghe gtvt (Trang 73 - 76)