B.TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH môn hóa vô cơ HIĐRO và các NGUYÊN tố PHÂN NHÓM IB, IIB các NGUYÊN tố PHÂN NHÓM VIIA (Trang 28 - 30)

- Lấy 8g than gỗ (chọn cục đen và xốp), dùng chày và cối sứ đập thành hạt nhỏ(

B.TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Câu 1: Than hoạt tính khác hay thường như thế nào?

So với than thường và than hoạt tính có bề ngoài gần như giống nhau. Tuy nhiên cấu trúc của chúng khác nhau hoàn toàn . Dưới kính hiển vi ta có thể thấy cấu trúc bê trong của than hoạt tính giống như tổ ong, chính vì vậy mà than hoạt tính có thể hấp thụ cặn bã, khí độc . Than thường có màu sắc đậm hơn , than hoạt tính mịn có màu sắc nhạt hơn.

Câu 2: Ở thí nghiệm 1, đun sôi than trong nước nhằm mục đích gì? Tại sao đun một thời gian than lại chìm?

- Đun sôi than trong nước nhằm làm cho không khí bao bọc hạt than bên trong lẫn bên ngoài đều thoát ra , tạo điều kiện cho nước thấm ướt các hạt than .

- Đun sôi một thời gian thì các hạt than sẽ thấm nước, hòa trộn cả trong và ngoài thì lúc đó than sẽ chìm xuống đáy becher.

thì lúc đó than sẽ chìm xuống đáy becher.

Câu 3: Tại sao khi nung lại để trong bình hút ẩm để làm nguội, mà không làm nguội ngoài không khí?

Sau khi nung ở 500oC, lấy ra để nguội thì phải bỏ trong bình hút ẩm vì nếu làm nguội ở ngoài thì khi nguội xuống dưới 100oC than sẽ hút ẩm trở lại. Lúc đó cân khối lượng sẽ không chính xác.

Câu 4: Phương pháp điều chế than hoạt tính:

Có 3 phương pháp điều chế than hoạt tính hoạt tính: - Phương pháp sản xuất nhiệt phân

- Phương pháp sản xuất than máng - Phương pháp sản xuất than lò: + Phương pháp sản xuất than lò lỏng + Phương pháp sản xuất than lò khí

Câu 6: Trình bày tính chất hóa học của Cacbon? 1. Tác dụng với Oxi:

Phản ứng tỏa nhiều nhiệt : C + O2 = CO2

2. Tác dụng với hợp chất : ở nhiệt độ cao C khử được nhiều oxit, phản ứng với nhiều chất oxi hóa khác nhau như HNO3, H2SO4…..

C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + H2O

3. Tác dụng với hidro : Cacbon phản ứng với hidro ở nhiệt độ cao có xúc tác, tạo thành khí metan.

C + H2 ® CH4 4. Tác dụng với kim loại :

Ở nhiệt độ cao, cacbon phản ứng với một số kim loại tạo thành cacbua kim loại. 4Al + 3C ® Al4C3

Câu 7: Thế nào là hiện tượng hấp thụ, hấp phụ? Có mấy loại hấp phụ?

- Hấp thụ trong hóa học là hiện tượng vật lý hay hóa học mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.

- Hấp phụ, trong hóa học là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp hoặc là sự gia tăng nồng độ của chất này trên bề mặt chất khác.

- Có 2 quá trình hấp phụ: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. Câu 8: Nguyên nhân gây ra hiện tượng hấp phụ của than hoạt tính?

Than hoạt tính có tính hấp phụ cao do cấu trúc của than hoạt tính là các lỗ rỗng xốp, bề mặt riêng lớn, diện tích tiếp xúc nhiều, hấp thụ được các ion,phân tử cực nhỏ vào trong các lỗ rỗng.

Câu 9: Trình bày cơ chế hấp phụ?

Cơ chế của quá trình hấp phụ có ba giai đoạn:

- Qúa trình khuếch tán chất bị hấp phụ từ môi trường đến bề mặt chất hấp phụ. Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất vật lí và thủy động lực của môi trường. - Các chất bị hấp phụ khuếch tán theo các mao quản đến bề mặt chất hấp phụ. - Giai đoạn cuối cùng là tương tác hấp phụ.

Câu 10: Có thể dùng than hoạt tính để hấp thụ kim loại nặng không? Tại sao? Than hoạt tính hấp thụ được kim loại nặng .Vì mang lưới cấu trúc rỗng của than hoạt tính rất lớn nên khả năng hấp phụ than hoạt tính rất mạnh và lưu giữ tốt đối với các chất khí, chất lỏng và các phân tử hữu cơ khác.

Câu 11: Mục đích của việc dẫn khí qua dung dịch KMnO4 ?

Việc dẫn khí qua KMnO4 là để phân biệt khí CO2 và SO2 . Vì khí SO2 sẽ làm mất màu KMnO4.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH môn hóa vô cơ HIĐRO và các NGUYÊN tố PHÂN NHÓM IB, IIB các NGUYÊN tố PHÂN NHÓM VIIA (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)