4.Tranh chấp và các hình thức giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Luận văn: “chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ- thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng” potx (Trang 26 - 30)

Trường hợp, nếu các bên thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng thì tranh chấp xảy ra là một điều không thể có. Trong trường hợp nếu xảy ra tranh chấp, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào vào điều khoản ghi trong hợp đồng và những quy định của pháp luật để xác định xem bên nào vi phạm, bên nào bị vi phạm. Từ đó, đưa ra những cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan niêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng, không những được thiết lập giữa các tổ chức trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện như vậy, việc nảy sinh các tranh chấp là một điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là trong việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ.

Các tranh chấp phát sinh chứng tỏ quan hệ làm ăn của các chủ thể có vấn đề, tức là đã có bất công, có mâu thuẫn mà nếu không giải quyết kịp thời thì quan hệ làm ăn của họ có thể bị phá vỡ. Điều quan trọng là việc giải quyết các tranh chấp đó hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên, sự can thiệp của Nhà nước có thẩm quyền hay trung gian chỉ là giải pháp cuối cùng. Các quan hệ làm ăn này đều dựa trên sự thỏa thuận ý chí bình đẳng của các bên chủ thể, các quan hệ làm ăn biến đổi theo sự thay đổi của thị trường, thời gian là tiền, nên các tranh chấp cũng cần được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, Nhà nước luôn khuyến khích các chủ thể trong quan hệ hợp động sử dụng các biện pháp tự giải quyết với nhau, chỉ khi không giải quyết được thì có thể nhờ chuyên gia có kinh nghiệm giải quyết hoặc thông qua trọng tài thương mại.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các bên tham gia quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác vừa cạnh tranh với nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho

mình, các tranh chấp xảy ra là một điều không thể tránh khỏi. Trong điều kiện đó, việc giải quyết các tranh chấp phải bảo đảm: giải quyết nhanh, thuận lợi, hạn chế mức tối đa sự gián đoạn của quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường, bảo đảm yếu tố bí mật trong kinh doanh, đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên.

Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra là tạo ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để các nhà kinh doanh có thể thực hiện quyền tự do của mình. Đồng thời, bảo đảm các phương thức đó được xây dựng theo hướng từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế.

Thể chế kinh tế thị trường cho phép các chủ thể kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật không cấm. Xuất phát từ quyền tự do kinh doanh, các chủ thể tự do thỏa thuận và đưa ra các nguyên tắc xử sự, các chủ thể có những lựa chọn khác nhau cho hành vi của mình trên cơ sở các quy phạm pháp luật mang tính tùy nghi, các chủ thể có những hành vi và thỏa thuận mà pháp luật không dự liệu những vẫn không bị xem là trái pháp luật. Đứng trước góc độ Nhà nước thì Nhà nước được quyền chủ động đưa các tranh chấp đó ra xét xử. Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh phù hợp với pháp luật là một quyền trong quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, các chủ thể kinh doanh có quyền lựa chọn hình thức giải quyết các tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích cho mình mà không chịu sự áp đặt ý chí của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, các phương thức được sử dụng để giải quyết tranh chấp gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

Trong đó, thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thỏa thuận

thống nhất. Yêu cầu của quá trình thương lượng là: đòi hỏi các bên phải có thiện chí, hợp tác và có đầy đủ những am hiểu cần thiết về chuyên môn. Kết quả của thương lượng là những cam kết, thỏa thuận về những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ bế tắc hoặc bất đồng phát sinh mà các bên thường không ý thức được trước đó.

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển các quan hệ kinh doanh trong một thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên. Các giao dịch thương mại ngày càng gia tăng với tốc độ phức tạp ngày càng cao, việc các bên không chỉ đạt được thỏa thuận trong một tranh chấp, mà còn gìn giữ các quan hệ làm ăn lâu dài là điều cơ bản và nhạy cảm với các nhà kinh doanh. Để đạt được mục tiêu này, các bên phải có được cơ hội để bộc lộ, giải tỏa, xóa bỏ những hiểu lầm, xác định các lợi ích nền tảng của mình và những lĩnh vực có thể thỏa thuận để tìm ra giải pháp chung.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài trong đó các bên tranh chấp sẽ lựa chọn trọng tài viên cho mình để giải quyết tranh chấp. Hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn một trọng tài viên làm chủ tịch hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên phải có nghĩa vụ thi hành, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ không thể giải quyết thông qua cơ chế hòa giải, thương lượng hay không muốn lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.

Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2003 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với nhau

và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;

Phương thức giải quyết thông qua Tòa án hay Trung tâm Trọng tài là những thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất tài phán. Trong đó, Trọng tài được coi là Tòa án tư trong việc giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền của Tòa án và Trọng tài đều là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, tuy nhiên thủ tục tố tụng của hai phương thức này được tiến hành khác nhau. Tòa án nhân danh quyền lực của Nhà nước trong việc xét xử, còn trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự. Trong quá trình xét xử tại Tòa án, các bên không có quyền lựa chọn Thẩm phán và Tòa án xét xử, còn trọng tài thì ngược lại, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình.

Mỗi phương thức đều có những ưu thế cũng như những hạn chế của nó, do đó khi tranh chấp xảy ra các bên có thể thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp nhất. Để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thời gian là vàng là bạc, do đó việc giải quyết tranh chấp cũng phải được tiến hành nhanh chóng thuận lợi cho các bên.

Một phần của tài liệu Luận văn: “chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ- thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng” potx (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w