Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp” doc (Trang 44 - 47)

II Đấu thầuự án khởi công mớ

1.5.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty.

2006 820 820 820 nt Đang quyết toán

1.5.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua: 1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty.

1.5.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty. 1.5.1.1. Đánh giá kết quả đầu tư:

Trong giai đoạn vừa qua kết quả hoạt động đầu tư phát triển ở công ty Xây lắp Hoá chất đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, trước hết thể hiện ở tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2003-2006 là 142.990,663 triệu đồng trong đó xây lắp là 102.936,901 triệu đồng, máy móc thiết bị là 38.855,673 triệu đồng. Các hoạt động đầu tư khác phải nói là không đáng kể. Do đặc điểm của ngành xây lắp nên vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị.

Trong những năm qua, nhờ các hoạt động đầu tư phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển và trưởng thành của công ty. Cùng với mức tăng trưởng ổn định vững chắc, cơ sở sản xuất không ngừng được bổ sung phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, công ty cũng đã đạt được một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 1.14: Kết quả đạt được của công ty. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu Trđ 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Lợi nhuận sau thuế Trđ 640,56 1027 1044 1481 1568 Thu nhập/người Nghìn đồng 1309,4 1395,7 1466,9 1525 1650 Đóng góp cho ngân sách Trđ 5196,87 9276,4 10322,9 7182,97 8281,873 (Nguồn: Phòng Tài chính kế toán).

Cụ thể như sau:

* Tốc độ tăng doanh thu các năm:

Bảng 1.15: Tốc độ tăng doanh thu các năm: Đơn vị: Triệu đồng. Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Kế hoạch) Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 260.000 So sánh liên hoàn (%) __ 79,8 4,4 -26,37 9,71 -9,27

( Nguồn: Phòng Tài chính kế toán).

Doanh thu của các năm liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu của 2 năm 2005 và 2006 lại giảm so với các năm còn lại. Sở dĩ 2 năm 2005 và 2006 doanh thu của công ty có giảm đi vì cạnh tranh trong đấu thầu còn phức tạp và quyết liệt, giá vật tư đầu vào liên tục biến động tăng: giá điện, xi măng, sắt thép, xăng dầu…cơ chế của ngân hàng tiếp tục thắt chặt đối với các doanh nghiệp xây lắp, lãi suất tín dụng tăng cao, công nợ tồn đọng do chia tách chưa có chuyển biến nhiều, số dư nợ vẫn còn lớn, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc triển khai thực hiện các hợp đồng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2007, công ty chỉ đặt kế hoạch doanh thu là 260 tỷ đồng, còn thấp hơn so với năm 2006. Đây có thể là một chỉ tiêu khiêm tốn bởi vì trong năm 2007 công ty tiếp tục thi công nhiều công trình trọng điểm quốc gia có giá trị rất lớn nên thực tế doanh thu của công ty sẽ khá cao.

* Giá trị tài sản cố định trong kì:

Tài sản cố định là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập và hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu và có thể đưa vào sử dụng được ngay. Tài sản cố định bao hàm cả những thiết bị đã mua sắm và đã đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.

Bảng 1.16: Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006

Tổng vốn đầu tư thực hiện Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64

Giá trị TSCĐ huy động Trđ 4338,998 21818,267 14515,64 18870,26

Tỷ lệ Giá trị TSCĐ/ Tổng

vốn đầu tư thực hiện % 38,65 39,42 41,34 45,69

(Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy tuy giá trị tài sản cố định huy động qua các năm là khác nhau nhưng tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng vốn đầu tư thực hiện lại tăng dần qua các năm điều đó chứng tỏ ít có sự thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư của công ty, tình trạng ứ đọng vốn ít.

* Thị phần:

Để xác định thị phần của Công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu của Công ty so với doanh thu ngành Xây dựng.

Bảng1.17: Thị phần của Công ty Xây lắp Hoá chất.

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2002 2003 2004 2005 2006

Doanh thu ngành xây dựng Tỷ đồng 84426 111424 109621 110760 116850

Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 31,97 -1,62 1,04 5,49

Doanh thu của công ty Tỷ đồng 188,977 339,795 354,742 261,199 286,6

Tốc độ phát triển liên hoàn % __ 79,8 4,4 -26,37 9,7

Doanh thu công ty / Doanh thu ngành xây dựng

0,00223 0,00305 0,00324 0,00236 0,00245

(Nguồn: Tổng cục thống kê).

Thị phần của công ty được thể hiện qua tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng, tỷ số này càng cao chứng tỏ thị phần công ty càng tăng lên. Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2002 đến năm 2004 tỷ số này không ngừng tăng lên điều đó chứng tỏ trong 3 năm này thị phần của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2002, doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng là 0,00223 nhưng sang năm 2003 thì là 0,00305 tương ứng với tốc độ tăng doanh thu ngành xây dựng là 31,97% tốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độ tăng doanh thu của công ty là 79,8%. Trong năm này hoạt động đầu tư của công ty có hiệu quả nên đã làm cho thị phần của công ty tăng lên. Nhưng sang năm 2005 thì tỷ số doanh thu công ty/ doanh thu ngành xây dựng lại giảm xuống còn 0,00236, tỷ số này giảm vì trong năm này doanh thu của công ty giảm 26,37% so với năm 2004 chính vì vậy mà thị phần của công ty cũng giảm theo. Đến năm 2006, công ty chuyển sang mô hình mới là Công ty TNHH nhà nước một thành viên, với mô hình mới này đã làm cho doanh thu của công ty tăng 9,7% so với năm 2005 và làm cho doanh thu công ty / doanh thu ngành xây dựng tăng lên là 0,00245, điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần của công ty tăng lên. Với những khó khăn bước đầu công ty đã vượt qua và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường lắp máy.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất: Thực trạng và giải pháp” doc (Trang 44 - 47)