Phân tích chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH MAKETING QUỐC tế CHO sản PHẨM nội THẤT của DOANH NGHIỆP IKEA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 28)

3.2.1. Mô hình SWOT chéo

Strengths - Điểm mạnh

1.Thương hiệu toàn cầu lâu đời với kinh nghiệm thành công tại nhiều thị trường lớn. Với tôn chỉ “Design for Masses” – thiết kế cho số đông, các sản phẩm của IKEA tương thích với không gian sống của đại bộ phận các hộ gia đình.

2.Sản phẩm “Chất lượng - Thời thượng - Giá rẻ” với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, đảm bảo cả tính năng lẫn

Weaknesses - Điểm yếu

1.Sự hiện diện thấp trên thị trường châu Á - thị trường khổng lồ không thể bỏ qua. Tập trung ở Bắc Mỹ và Châu Âu, họ đã để lại một khoảng cách đáng kể ở các khu vực khác.

2.Để đáp ứng nhu cầu cho sự hiện diện đông đảo trên toàn cầu, IKEA đã trở thành một nhà tiêu thụ gỗ lớn - ảnh hưởng đến độ che phủ rừng lớn. Các nhà bảo tồn coi

thẩm mỹ. Luôn có những ý tưởng kinh doanh độc đáo sáng tạo gây ngạc nhiên. 3. Luôn chú trọng công đoạn nghiên cứu thị trường để giảm thiểu rủi ro khi mở rộng hoạt động tại các khu vực mới. Điển hình cho sự thận trọng này, IKEA đã mất tới 6 năm để thiết lập IKEA Hàn Quốc tại Gwangmyeong.

4.Thực sự tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững – từ việc ra mắt thực đơn món ăn thân thiện với môi trường trong các nhà hàng IKEA cho đến khái niệm cộng đồng năng lượng sạch.

công ty là mối đe dọa đối với môi trường trong hoạt động hàng ngày của họ. 3.Chưa triệt để trong khâu vận chuyển, hậu cần (đã có trường hợp khách hàng phải đợi nhiều ngày mới nhận được hàng hay phàn nàn về việc nhận đồ đạc tháo rời mà không kịp vặn vít).

Opportunities - Cơ hội

1. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển ổn định, nhu cầu của người dân về mặt hàng nội thất chất lượng & thẩm mỹ cao, giá cả hợp lý ngày càng tăng.

2. Công dân thế hệ số đang

Chiến lược ngắn hạn S - O

Phát huy điểm mạnh & tận dụng cơ hội.

S (1,2) - O (1)

Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:

Nổi bật hóa sự khác biệt của sản phẩm trên thị trường về

Chiến lược trung hạn W - O

Khắc phục điểm yếu & tận dụng cơ hội.

W (1) - O (1)

Chiến lược thâm nhập thị trường:

trở thành một động lực ngày càng lớn trong bức tranh tiêu dùng Việt Nam (dự kiến chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ quốc gia vào năm 2030)

3. Xu hướng lựa chọn lối sống có ý thức (lối sống và hành vi tiêu dùng có cân nhắc đến những người xung quanh, môi trường, xã hội) gia tăng. (91% NTD Việt Nam nhận thức và tham gia vào lối sống này, đối chiếu với con số 86% tại Indonesia, 73% tại Thái Lan, và 75% tại Malaysia. Đáng lưu ý, 84% người Việt Nam trả lời khảo sát cho biết họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm thể hiện lối sống có ý thức)

chất lượng, giá cả, kiểu dáng thiết kế, tính đa năng trong 1 sản phẩm.

S (1,2) - O (2)

Chiến lược truyền thông Marketing:

Đầu tư thông điệp và kênh truyền thông để tiếp cận người tiêu dùng ngay từ đầu. Nhấn mạnh tương tác gắn kết qua công nghệ số, tận dụng tối đa mạng xã hội, các nội dung truyền phát trực tiếp (livestream), và các hệ sinh thái trực tuyến để sớm tạo được lực kéo.

S (4) - O (3)

Chiến lược Marketing “Xanh”:

Tiếp tục phát huy những chiến dịch đã ra đời (ví dụ IKEA Steps tại Greenwich) tại thị trường mới. Bằng cách này, doanh nghiệp vừa quảng cáo được vị trí cửa hàng mới vừa ủng hộ việc bảo vệ môi trường (một mũi tên trúng hai đích).

khía cạnh của thị trường Việt Nam để có sự thâm nhập hiệu quả nhất. Nếu thành công, đây sẽ là bước đệm để IKEA tiếp tục mở rộng thị phần sang nhiều quốc gia châu Á khác sử dụng mô hình thâm nhập tương tự như những gì đã làm tại Việt Nam.

W (2) - O (3)

Chiến lược phát triển bền vững:

Lập kế hoạch chỉ sử dụng vật liệu tái chế và tái tạo trong các sản phẩm của doanh nghiệp. Chuyển đổi sang xu hướng sử dụng các nguyên liệu thô như len, bông, thủy tinh, trong đó gỗ và bông là những nguyên liệu có thể tái tạo và tái chế. Tập trung vào việc tăng cường cung cấp gỗ có chứng chỉ từ các khu rừng được quản lý có trách nhiệm đồng thời nỗ lực tìm kiếm các nguyên liệu thay thế để

tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá. Hiện thực hóa các mục tiêu như giảm trung bình 70% tác động khí hậu tổng thể trên mỗi sản phẩm đến năm 2030.

Threats - Thách thức

1. Xu hướng dành nhiều sự ưu ái hơn cho các thương hiệu bản địa của NTD (minh chứng là dù các đơn vị bán lẻ nước ngoài từng tiên phong trong việc đưa mô hình thương mại hiện đại vào Việt Nam nhưng hầu hết các thương hiệu chuỗi bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay lại là các tên tuổi trong nước, như Bách Hóa Xanh, CoopMart, VinMart). Các doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành như Phố Xinh, ChiLai hay PVD Decor đã xây dựng thành công thương hiệu và mô hình bán lẻ hiện đại trong nước.

Chiến lược trung hạn S - T

Phát huy điểm mạnh & hạn chế rủi ro.

S (1,3) - T (1)

Chiến lược định vị thương hiệu:

Xây dựng thương hiệu có khả năng tạo mối liên hệ gần gũi, tính ý thức, và nếu có thể, tạo tiếng vang ở cấp độ bản địa. Cân nhắc “bản địa hóa” thương hiệu bằng cách sử dụng các biểu tượng và đại sứ văn hóa bản địa, thiết kế các sản phẩm chú trọng đến di sản địa phương, v.v. để hòa hợp với “hơi thở chung của thời đại”.

S (3) - T (2)

Chiến lược bảo hộ thương hiệu:

Chiến lược dài hạn W - T

Khắc phục điểm yếu & hạn chế rủi ro.

W (3) - T (3)

Chiến lược DIY cho khâu vận chuyển:

Xây dựng một hệ thống phân phối hoặc một giải pháp mà người mua có thể mang hàng hóa trên xe gắn máy của họ. Ví dụ như hệ thống rơ moóc cho xe gắn máy (tương tự như việc cung cấp xe kéo cho xe đạp của khách hàng tại Thụy Điển) hoặc có thể phát triển hệ thống phân phối phức tạp hơn với hình thức giao hàng tận nhà.

2. Việt Nam được xếp hạng thứ 77 trong số 140 quốc gia về bảo hộ quyền SHTT (IPR) trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2018. Việt Nam có các quy định về bảo vệ quyền SHTT. Tuy nhiên, việc thực thi là chưa mạnh.

3. Khả năng tiếp cận ô tô ở thị trường Việt Nam là không cao và đại bộ phận dân cư đi lại bằng xe gắn máy.

Nghiên cứu những thông tin về các vấn đề SHTT có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Các biện pháp phòng vệ cần được thực thi sớm khi có kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam.

3.2.2. Chiến lược STP

a) Phân khúc thị trường (Segmentation)

Phân khúc thị trường theo độ tuổi: từ 25-34, những người trẻ đã đi làm ưa chuộng không gian sống tối ưu.

Phân khúc thị trường theo thu nhập: Phân khúc phổ thông có mức thu nhập dưới 30 triệu đồng/ tháng, phân khúc cao cấp có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/ tháng.

b) Thị trường mục tiêu (Targeting)

Quy mô thị trường:

Theo thống kê của Thương ᴠụ Ý tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện là hơn 21 USD/người/năm. Theo báo cáo của Statiѕta, doanh thu của ngành kinh doanh nội thất tại Việt Nam хếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.

Hiện tại, năm 2019 Việt Nam có khoảng 1.500 nhà xuất khẩu đồ nội thất, với khoảng 450 trong số đó là các công ty FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), chiếm hơn 45% xuất khẩu đồ nội thất.

Mordor Intelligence dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ là năm bùng nổ của phân khúc nội thất nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam. Phân khúc nội thất nhà bếp bao gồm các thiết bị nhà bếp và đồ nội thất bằng gỗ khác.

Biểu đồ 3.2.1: Doanh thu từ thị trường nội thất nhà bếp tại Việt Nam tính theo đơn vị triệu đô (2015-2024)

Nguồn: Mordor Intelligence

Nguồn cung hiện tại và tương lai

Ngày nay, công ty có năm nhà cung cấp khung ghế tại châu Âu, ba nhà cung cấp ở Mỹ và hai nhà cung cấp ở Trung Quốc. Để giảm chi phí cho vải cotton bọc ghế IKEA tập trung sản xuất tại bốn nhà cung cấp chính ở Trung Quốc và châu Âu.

Ngoài ra, IKEA còn thực hiện mô hình liên kết Công ty chế biến – Hộ trồng rừng đạt chứng chỉ FSC sản xuất SP gỗ cho IKEA, trong đó IKEA sẽ cung cấp nguồn vốn cho các hộ gia đình trồng rừng, đồng thời ký hợp đồng dài hạn với các công ty chế biến gỗ để đảm bảo nguồn cung cho IKEA

Hiện nay, thị phần ngành nội thất Việt Nam hầu hết đều nằm trong các công ty của Malaysia, Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt còn chưa liên kết được với nhau, thị phần riêng lẻ và tập trung ở phân khúc giá rẻ.

Hình 3.2.2: Thị phần các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Nguồn: Mordor intelligence

Thị phần của dự án

Dựa trên tình hình thị phần trong ngành nội Thất của Việt Nam, Ikea chọn phân khúc giá phổ thông, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng

c) Định vị sản phẩm (Positioning)

Cung cấp nội thất đa chức năng, chất lượng cao tự lắp ráp, thiết kế nhỏ gọn, giá tầm trung, vượt lên trên định nghĩa nội thất bình thường thông qua nhấn mạnh giá trị cảm xúc.

3.2.3. Phân tích đối tượng mục tiêu

a) Nhân khẩu học:

• Bất kể giới tính

• Độ tuổi: 26 - 41

b) Địa lý:

➢ Các thành phố lớn (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…)

c) Hành vi và tâm lý:

• Thích những thứ mang lại dấu ấn cá nhân cho bản thân nhưng vẫn có thể tạo ra được sự gắn kết cho những thành viên trong gia đình.

• Có xu hướng lựa chọn thuê nhà hoặc mua chung cư thay vì mua nguyên căn.

• Quan tâm đến những giải pháp nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích nhưng không gò bó và vẫn đảm bảo được sự thoải mái nhất có thể.

d) Nhận định:

Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đón đầu công nghệ, truyền thông xã hội và hội nhập, Millennials - thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1981 – 1996, dường như không có khoảng cách giữa công việc và tận hưởng cuộc sống. Họ thích những chuyến công tác, đi du lịch hoặc chuyển nơi làm việc. Họ có khả năng thích nghi và luôn tìm kiếm một không gian sống tiện nghi.

Bên cạnh đó, thế hệ này yêu cầu cao về không gian sống nhưng lại cảm giác gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Họ thích những sản phẩm cho chính bàn tay họ lắp ráp bởi lẽ nó có tạo ra những giá trị cảm xúc cũng như những kỉ niệm mang tính gắn bó. Đó là nơi với đầy đủ tiện nghi, tiện ích, muốn vui chơi - làm việc - học tập hay thư giãn.

3.2.4. Phân tích mô hình 3C a) Category truth a) Category truth

Ngành nội thất ở Việt Nam là một ngành “bất động”, khi người mua hàng tiếp nhận các món hàng một cách thụ động và thiếu cảm xúc gắn bó.

b) Consumer truth

Tôi thích những thứ mang dấu ấn cá nhân, bởi tôi, cho tôi.

IKEA không chỉ cung cấp nội thất, mà là những nội thất được làm nên bởi bạn, thông qua hình thức “Flat Packing”, khiến sự gắn bó về mặt cảm xúc với món đồ trở nên mạnh mẽ hơn

3.2.5. Insight và Big Idea a) Insight a) Insight

Tôi yêu thích những gì tự mình làm ra, dẫu xấu hay đẹp. Vì khi tôi tự làm một thứ gì đó, tôi cảm thấy sự gắn bó mạnh mẽ về mặt cảm xúc từ những kỉ niệm xung quanh nó

b) Big Idea: “The Bond We Build Up”

Thông qua cụm từ “the bond” tượng trưng cho sự gắn kết và cụm từ build-up mang ý nghĩa “xây dựng sự gắn kết - tự lắp ráp nên những món đồ”, ý tưởng lớn “The Bond We

Build Up” thể hiện sản phẩm của IKEA không chỉ đơn thuần là những giải pháp nội thất

thông minh mà còn là công cụ mang lại sự gắn kết cho những thành viên trong gia đình.

3.2.6. Key message – Communication task a) Key message a) Key message

“House that build up your bond - Ngôi nhà của sự gắn kết”.

b) Communication task

• Tạo awareness về cơ chế tự lắp ráp đồ ở IKEA để nhấn mạnh giá trị cá nhân.

• Tăng engagement và brand love ngay sau đó khi dùng những món đồ để kể câu chuyện về các mối liên kết giữa người và người trong quá trình làm ra nó.

• Cuối cùng, hướng người mua về mục tiêu kinh doanh chính yếu ban đầu - mua đồ tại cửa hàng và mang về nhà lắp ráp.

3.3 Triển khai kế hoạch marketing (Chiến lược 4Ps): 3.3.1. Sản phẩm (Product): 3.3.1. Sản phẩm (Product):

Các sản phẩm của IKEA chủ yếu theo hơi hướng tối giản và tiện dụng. Giờ đây, để xâm nhập vào thị trường Việt Nam, IKEA cần điều chỉnh một số chi tiết của sản phẩm để phù hợp với văn hóa nhà ở Việt Nam nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của IKEA. IKEA có

thể bắt đầu bằng việc sản xuất các sản phẩm với kích thước nhỏ gọn hơn so với thông thường.

3.3.2. Giá cả (Price):

Khách hàng Việt, đặc biệt là những khách hàng tầm trung, sẽ cân nhắc rất kỹ khi mua sắm những mặt hàng có giá trị cao, ví dụ như đồ nội thất. Họ có tâm lý “sính ngoại”, cộng với quan điểm “hàng tốt thì đắt, hàng rẻ thì dở” và sự yêu thích “giá rẻ, chiếm hời”, thì việc đưa ra một mức giá hợp lý sao cho phù hợp túi tiền nhưng lại thể hiện được chất lượng của IKEA thực sự là một vấn đề quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc có một chiến lược giá hợp lý sẽ giúp IKEA thâm nhập thị trường tốt hơn trong giai đoạn đầu, tăng quyết định mua của người tiêu dùng và tạo điều kiện phát triển nhanh chóng ở những giai đoạn sau này. Thực hiện tốt chiến lược giá còn tạo áp lực cho các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc và mở rộng thị phần nhanh chóng, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng cho IKEA. Do đó, với một mức giá thích hợp, IKEA có thể phá vỡ định kiến “hàng tốt giá cao”, tạo ra sự khác biệt và tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt.

3.3.3. Phân phối (Place):

Nắm bắt thói quan tiêu dùng của người Việt, thay vì đặt cửa hàng nằm trong các trung tâm thương mại lớn hay là các showroom nhỏ để trưng bày hàng mẫu và bán hàng, IKEA bước đầu có thể xây dựng một siêu thị nội thất quy mô lớn trên mỗi đô thị loại đặc biệt tại Việt Nam với tiêu chí “ngắm thỏa thích đi, đừng chỉ lo mua sắm”. Đây không chỉ là điểm đến cho khách hàng xem hàng mẫu để quyết định mua sắm, đây còn là điểm đến tham quan vào mỗi dịp cuối tuần hay những ngày nghỉ lễ.

Bên cạnh đó, IKEA phát triển website và ứng dụng riêng với giao diện vừa là một kênh bán hàng trực tuyến, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm và ưu đãi, vừa là một kênh tham quan về mặt thị giác cũng như cung cấp các thông tin hữu ích về việc thiết kế nội thất, hay mẹo nhỏ sử dụng các mặt hàng nội thất. Ngoài ra, IKEA thực hiện liên kết với các nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Shopee... và nền tảng thanh toán trực tuyến

như Momo, Airpay… Nhờ đó, IKEA sẽ tăng độ phủ sóng trên toàn quốc với những thông điệp thân thiện với khách hàng.

3.4.3. Xúc tiến (Promotion) a) Phase 1: Trigger a) Phase 1: Trigger

Objectives: Kích thích sự ý thức của đối tượng mục tiêu về sự gắn bó cảm xúc với những món đồ trong nhà.

Digital Clip: “Ngày mình được sinh ra”

Lấy bối cảnh IKEA như một trung tâm cung cấp giấy khai sinh và những món đồ là

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH MAKETING QUỐC tế CHO sản PHẨM nội THẤT của DOANH NGHIỆP IKEA TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)