a) Phân khúc thị trường (Segmentation)
Phân khúc thị trường theo độ tuổi: từ 25-34, những người trẻ đã đi làm ưa chuộng không gian sống tối ưu.
Phân khúc thị trường theo thu nhập: Phân khúc phổ thông có mức thu nhập dưới 30 triệu đồng/ tháng, phân khúc cao cấp có mức thu nhập trên 30 triệu đồng/ tháng.
b) Thị trường mục tiêu (Targeting)
● Quy mô thị trường:
Theo thống kê của Thương ᴠụ Ý tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện là hơn 21 USD/người/năm. Theo báo cáo của Statiѕta, doanh thu của ngành kinh doanh nội thất tại Việt Nam хếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.
Hiện tại, năm 2019 Việt Nam có khoảng 1.500 nhà xuất khẩu đồ nội thất, với khoảng 450 trong số đó là các công ty FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), chiếm hơn 45% xuất khẩu đồ nội thất.
Mordor Intelligence dự báo, giai đoạn 2020 - 2025 sẽ là năm bùng nổ của phân khúc nội thất nhà bếp tại thị trường nội thất Việt Nam. Phân khúc nội thất nhà bếp bao gồm các thiết bị nhà bếp và đồ nội thất bằng gỗ khác.
Biểu đồ 3.2.1: Doanh thu từ thị trường nội thất nhà bếp tại Việt Nam tính theo đơn vị triệu đô (2015-2024)
Nguồn: Mordor Intelligence
● Nguồn cung hiện tại và tương lai
Ngày nay, công ty có năm nhà cung cấp khung ghế tại châu Âu, ba nhà cung cấp ở Mỹ và hai nhà cung cấp ở Trung Quốc. Để giảm chi phí cho vải cotton bọc ghế IKEA tập trung sản xuất tại bốn nhà cung cấp chính ở Trung Quốc và châu Âu.
Ngoài ra, IKEA còn thực hiện mô hình liên kết Công ty chế biến – Hộ trồng rừng đạt chứng chỉ FSC sản xuất SP gỗ cho IKEA, trong đó IKEA sẽ cung cấp nguồn vốn cho các hộ gia đình trồng rừng, đồng thời ký hợp đồng dài hạn với các công ty chế biến gỗ để đảm bảo nguồn cung cho IKEA
Hiện nay, thị phần ngành nội thất Việt Nam hầu hết đều nằm trong các công ty của Malaysia, Thái Lan. Các doanh nghiệp Việt còn chưa liên kết được với nhau, thị phần riêng lẻ và tập trung ở phân khúc giá rẻ.
Hình 3.2.2: Thị phần các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nguồn: Mordor intelligence
● Thị phần của dự án
Dựa trên tình hình thị phần trong ngành nội Thất của Việt Nam, Ikea chọn phân khúc giá phổ thông, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
c) Định vị sản phẩm (Positioning)
Cung cấp nội thất đa chức năng, chất lượng cao tự lắp ráp, thiết kế nhỏ gọn, giá tầm trung, vượt lên trên định nghĩa nội thất bình thường thông qua nhấn mạnh giá trị cảm xúc.