Chính sách sản phẩm hữu hiệu là chính sách mà có thể giúp Công ty quản lý danh mục sản phẩm và chủng loại sản phẩm của mình một cách hữu hiệu nhất, giúp Công ty đưa ra được những quyết định tốt hơn về nhãn
hiệu, làm thế nào để có thể sử dụng bao bì và nhãn hiệu như một công cụ marketing. Do vậy, khi nhìn vào thực trạng của Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà ta có thể thấy danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty đang dần thay đổi về tỷ trọng các mặt hàng chủ lực. Để hoàn thiện được chính sách sản phẩm Công ty cần xem xét một số quyết định liên quan như: quyết định về danh mục mặt hàng, quyết định về loại sản phẩm, quyết định nhãn hiệu, quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu. Bên trong những quyết định lớn này còn bao gồm nhiều những quyết định nhỏ khác liên quan trực tiếp đến việc quản lý sản phẩm, chủng loại sản phẩm, sử dụng bao bì và nhãn hiệu,... Thực tế cho thấy, ở Công ty văn phòng phẩm Hồng Hàđãđưa ra được những chính sách về sản phẩm nhưng trong chính sách về sản phẩm của Công ty vẫn còn một số tồn tại.
Đối với các quyết định làm nổi bật sản phẩm và thanh lọc loại sản phẩm Công ty chưa làm một cách triệt để. Ví dụ, đối với các sản phẩm đem lại lợi nhuận thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu thì Công ty nên thanh lọc bớt loại sản phẩm đó, dành ngân sách đóđể làm nổi bật những sản phẩm được coi là sản phẩm chủ lực của mình lên.
Đối với quyết định về nhãn hiệu: Thực tế cho thấy, tất cả các sản phẩm của Công ty đều mang nhãn hiệu : HONG HA. Quyết định này cũng cóđiểm thuận lợi là nhãn hiệu HONG HA đã có từ rất lâu, tuy nhiên khi nhắc đến HONG HA người ta thường liên tưởng đến sản phẩm là bút máy HONG HA còn các sản phẩm khác như: giấy vở, mũ pin, chai lọ,... thì người tiêu dùng thường không nghĩđó là sản phẩm của Công ty Hồng Hà. Do vậy, đối với sản phẩm bút hiện nay của Công ty thì Công ty vẫn nên sử dụng nhãn hiệu cũ là HONG HA, còn những sản phẩm khác thì Công ty nên gắn cho nó những nhãn hiệu mới mà những nhãn hiệu này phải đạt được tiêu chuẩn trong việc gắn nhãn, tức là phải mang sáu cấp độý nghĩa:
+ Một nhãn hiệu trước tiên phải gợi lên trong ý nghĩ những thuộc tính nhất định.
+ Một nhãn hiệu không chỉ là một tập hợp những thuộc tính. Khách hàng không mua những thuộc tính mà họ mua những ích lợi. Các thuộc tính cần được chuyển thành những ích lợi thực dụng hay tình cảm.
+ Nhãn hiệu cũng nói lên một điều gìđó về giá trị của người sản xuất.
+ Nhãn hiệu còn thể hiện một nền văn hóa nhất định.
+ Nhãn hiệu cũng có thể phác họa một nhân cách nhất định. + Nhãn hiệu thể hiện khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm đó. Tất cả những điều này cho thấy rằng nhãn hiệu là một biểu tượng phức tạp. Nếu Công ty chỉ xem nhãn hiệu như một cái tên thì Công ty đã không thấy hiết được ý nghĩa của việc gắn nhãn. Một thách thức trong việc gắn nhãn là làm cho nhãn hiệu cóý nghĩa sâu sắc hơn, tức là công chúng có thể hình dung được tất cả sau ý nghĩa của nhãn hiệu. Hơn nữa, nhãn hiệu còn có những tác dụng rất riêng như: người phân phối muốn có nhãn hiệu của những người sản xuất để làm phương tiện tạo thuận lợi cho việc quản lý sản phẩm, xác định người cung ứng, đảm bảo sản xuất theo những tiêu chuẩn chất lượng nhất định và tăng mức độưa thích của người mua. Khách hàng cần có tên nhãn để giúp họ xác định những khác biệt về chất lượng mua sắm có hiệu quả hơn.
Đối với quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu: Đối với các sản phẩm của Công ty khi đưa ra thị trường nhất thiết phải có bao gói và gắn nhãn, bao bìđối với các sản phẩm của Công ty chỉđóng vai trò thứ yếu- nóđược sử dụng chủ yếu làđể bảo quản hàng hóa và thuận tiện cho khâu vận chuyển. Ví dụ, đối với sản phẩm bút các loại Công ty có thểđóng : 10 chiếc/ 1 túi, 12 chiếc/ 1 túi, 35 chiếc/ 1 cốc. Hay đối với sản phẩm chai lọ: Công ty có thể dựa vào thể tích của từng loại chai đểđóng vào 1 bao cho phù hợp...
Gần đây, bao bìđã trở thành công cụ marketing đắc lực. Bao bì thiết kế tốt có thể tạo ra giá trị thuận tiện cho người tiêu dùng và giá trị khuyến mãi cho người tiêu dùng. Trong một cửa hàng có rất nhiều mặt hàng khác nhau và khách hàng chưa biết chọn loại hàng hóa nào thì khi ấy bao bìđược ví như “ người bán hàng trong năm giây”, nó có tác dụng giới thiệu rất hiệu quảđối với khách hàng mà không cần lời nói. Do vậy, Công ty cần phải hoàn thiện các quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu trong đó cần phải quan tâm đến những quyết định về các yếu tố phụ của bao bì như: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và dấu hiệu của nhãn hiệu. Các yếu tố bao bì phải hài hòa với nhau và cũng phải hài hòa với những quyết định về
giá cả, quảng cáo và những yếu tố marketing khác. Hay nói cách khác thì chính sách về sản phẩm phải hài hòa với các chính sách khác trong marketing – mix.