Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý cấp tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN QUÂN ĐỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 95 - 101)

Mô hình quy trình TD mới được MB xây dựng và áp dụng từ tháng 10/2010 trên cơ sở thí điểm từng CN lớn. Và được cải tiến dần dần: thời gian đầu là tập trung từ Phòng giao dịch lên chi nhánh, sau đó tập trung mảng tín dụng KHCN từ CN lên Hội sở, và hiện nay đang thí điểm tập trung mảng tín dụng KHDN từ CN lên HO. Quy trình đưa ra phỏng theo mô hình quản lý rủi ro TD tập trung hiện đang được áp dụng tại nhiều NH và tỏ ra khá hiệu quả về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số rủi ro như đề cập Chương 2. Do đó, MB cần áp dụng các biện pháp cụ thể sau:

3.2.2.1. Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ

Yêu cầu Bộ phận Quan hệ khách hàng thu thập, khai thác, xử lý thông tin KH đầy đủ, kịp thời để có thể đánh giá KH vay một cách toàn diện. Ví dụ như các thông tin từ các chứng từ KH cung cấp, nội bộ NH, các cơ quan có liên quan (cơ quan thuế, CIC, Tổng cục thống kê; Tổng cục hải quan; Bộ kế hoạch đầu tư; Tòa án...), các tạp chí chuyên ngành, các cơ quan thông tin đại chúng, internet, từ đối thủ cạnh tranh và hàng loạt các nguồn khác có tính ngành, lĩnh vực như các hiệp hội, các công ty thông tin thương mại, xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, để tránh tình trạng CV QHKH che dấu, cố tình làm sai lệch thông tin hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác, khi gặp gỡ trao đổi trực tiếp KH, bộ phận bán hàng cảm thấy KH hoặc khoản vay phức tạp nên đề xuất bộ phận thẩm định cùng đi. Mặt khác, MB chủ động tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM trên cùng địa bàn để đi tiên phong trong việc phát huy nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”.

3.2.2.2. Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

Yêu cầu Bộ phận thẩm định căn cứ hồ sơ CV QHKH cung cấp phân tích, đánh giá KH theo tiêu chuẩn định tính như phân tích 6C, chú ý khi phân tích tiêu chí năng lực KH (Capacity) cần thẩm định năng lực pháp luật và

năng lực hành vi KH, đặc biệt các KH là DN hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hai ngành thường KH không đáp ứng quy định PL là kinh doanh xăng dầu và sử dụng người phụ trách chuyên môn chỉ trên giấy tờ trong ngành dược gây rủi ro MB nếu KH bị thanh tra, kiểm tra và phải ngừng hoạt động.... Thiết kế phương án cho vay phải phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của KH, tránh tình trạng sai lệch trong phương thức cấp hạn mức dẫn đến thông báo đã có, hạn mức được duyệt nhưng KH không thể giải ngân, phải sửa đổi, điều chỉnh thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của MB trong mắt KH. Tình trạng này xảy ra ở MB là do CV QHKH thiếu kinh nghiệm, chưa nắm rõ phương thức hoạt động, kinh doanh của KH nên không thể hiện đầy đủ trong đề xuất trong khi CVTĐ đưa ra các phương thức quản lý máy móc, rập khuôn không có sự sáng tạo và nhạy bén.

Mặt khác, CN trong phạm vi thẩm quyền của mình khi phê duyệt khoản vay tránh cấp vốn cho KH thiếu căn cứ, cơ sở, thời gian vay vốn lưu động quá dài (12 tháng), không đẩy nhanh vòng quay vốn, để KH chiếm dụng vốn NH và sử dụng vốn sai mục đích hay những khoản vay nhằm mục đích đảo nợ. Bên cạnh đó, lại không kiểm soát được dòng tiền của DN gây rủi ro trong việc thu hồi nợ. Cấp hạn mức KH đảm bảo phù hợp tính chất và chu kỳ hoạt động kinh doanh, đặc biệt kinh doanh theo mùa vụ. Nếu khoản vay có kỳ hạn dài, TSĐB thường giảm giá trị với tỷ lệ nhanh hơn so với số dư nợ gốc KH trả hàng tháng, đặc biệt thời gian sau giải ngân vài năm (như trường hợp vay mua xe thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay). Do đó, NH nên thiết kế phương án trả nợ gốc nhanh dần.

Đối với TSĐB (Collateral), do đặc thù TD VN vẫn coi trọng TSĐB như là nguồn trả nợ thứ hai do đó việc soạn thảo, ký kết hợp đồng phải chặt chẽ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi giải ngân vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài

sản và quyền truy đòi nợ của NH. Khi định giá tài sản phải có nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải thật chính xác, an toàn, đảm bảo tính khách quan và khả mại. Đặc biệt định giá BĐS, hệ số k MB đua ra phải trên cơ sở giá thị truờng do Bộ phận kinh doanh khảo sát theo địa bàn các CN hoạt động và tham khảo giá trị định giá tại NH khác. Tránh áp giá từ trên xuống không phù hợp tình hình thực tế do Hội sở (ở Hà Nội) sẽ không nắm vững giá đất tại khu vực Miền Trung và Miền Nam dẫn đến hệ số k mang tính chủ quan ảnh huởng lợi ích KH hoặc mất KH. Mặt khác, cần quan tâm công tác kiểm tra định kỳ và cập nhật tình hình tài sản. Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao cho bộ phận định giá tài sản độc lập nhằm theo sát sự biến động của tài sản tránh tình trạng để CV QHKH tự thực hiện. Vì thực tế đại đa số Chuyên viên không kiểm tra thực tế mà chỉ làm qua loa, chiếu lệ. Hầu hết các khó khăn khi xử lý truờng hợp nợ quá hạn xuất phát từ mục đích cho vay mua xe là do CBTD lơ là trong việc quản lý tài sản MB, đến khi KH không trả đuợc nợ chuyển giao Bộ phận xử lý nợ thì tài sản đã không thuộc quyền sử dụng KH và mua bán qua tay nhiều nguời, dẫn đến rất khó khăn trong việc xác định tài sản và chủ sở hữu hiện tại, dù tài sản trên vẫn thuộc quyền sở hữu MB về mặt pháp luật.

Đối với hàng hóa là HTK luân chuyển, cần phải thực hiện kiểm tra thuờng xuyên tránh hàng hóa không đủ đảm bảo du nợ KH, hàng kém chất luợng, quy cách quản lý và luu kho không đảm bảo, không phân biệt đuợc hàng thế chấp giữa các TCTD. Truờng hợp không luu hàng hóa thế chấp tại MB riêng để giảm chi phí KH, cần thiết thuê bảo vệ độc lập để kiểm soát hàng và thẩm định kỹ năng lực Bên bảo vệ. Rõ ràng giải pháp nhận HTK là biện pháp đảm bảo đã mở ra cho NH lẫn KH một buớc tiến dài trong việc phát triển TD tại VN, và hầu nhu chỉ các NH tại đô thị lớn mới áp dụng. Thực tế cho thấy nếu NH phải xử lý hàng tồn kho của KH thì rất khó tiêu thụ

và phải thuê bên thứ 3 hỗ trợ trong trường hợp chưa có bộ phận xử lý TSĐB.Công tác quản lý đối với loại tài sản này cũng rất phức tạp. Mặc dù, MB đã có công văn hướng dẫn chi tiết cụ thể đối với việc nhận hàng tồn kho luân chuyển song hầu hết các CV QHKH chưa nắm vững và chưa nâng cao tính tuân thủ. Yêu cầu trước mắt, phải nghiên cứu kỹ quy trình, quy định MB, xem xét loại hàng tồn kho trước khi nhận về tính khả mại, tính thông dụng, thời hạn sử dụng, giá trị hàng, khả năng tiêu thụ...

Dự phòng rủi ro TSĐB: Yêu cầu KH mua bảo hiểm đối với các tài sản rủi ro như ô tô, hàng tồn kho, máy móc thiết bị. Khi thuê bảo vệ độc lập kiểm soát nhập xuất hàng thế chấp tại MB phải đánh giá được tư cách pháp lý, uy tín và năng lực tài chính công ty bảo vệ, tránh sự thông đồng giữa bảo vệ và KH gây thất thoát hàng hoá.

3.2.2.3. Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay

Minh bạch hóa và nâng cao vai trò, tính cẩn trọng trong phê duyệt của Hội đồng TD/ban lãnh đạo CN/Cán bộ quản lý liên quan. Đối với cán bộ phê duyệt các hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn cao có hình thức xử lý, luân chuyển công việc phù hợp hơn.

Các yêu cầu quản lý khoản vay trình bày rõ ràng, súc tích, phù hợp đặc tính, đặc thù từng khoản vay, không rập khuôn, máy móc và mang tính khả thi cao. Tránh trường hợp ra thông báo phê duyệt TD quá dài dòng, mập mờ, gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm cho nhân viên nghiệp vụ khi tác nghiệp và quá phức tạp trong quản lý khoản vay trên thực tế.

3.2.2.4. Giai đoạn kiểm tra sau cho vay

Kiểm tra sau cho vay gồm: kiểm tra tình hình tài chính, nguồn trả nợ, dòng tiền KH, mục đích sử dụng vốn sau giải ngân và TSĐB. Như đã đề cập trong chương 2 về tình trạng kiểm soát sau thường chỉ mang tính hình thức, đối phó của các CN, đây cũng là hồi còi báo động không chỉ tại MB mà còn

tại rất nhiều NH khác. Đặc biệt, rủi ro vẫn tồn tại nhiều trong định huớng phát triển TD đối với KH SME do đặc thù thông tin chua minh bạch, tồn tại 2 hệ thống BCTC (nội bộ và thuế), BCTC thuờng không đuợc kiểm toán, phuơng thức hoạt động ít đuợc làm rõ, chua tách bạch giữa tài sản, nguồn vốn công ty và gia đình, cá nhân... Tuy nhiên, đây lại là đối tuợng ít chịu kiểm tra, KSNB và thanh tra NHNN.

Đây cũng là lỗ hổng tại MB nên dẫn đến mâu thuẫn rủi ro không đuợc tích cực phát hiện, ngăn ngừa và Bộ phận thẩm định vẫn còn yêu cầu quản lý xa rời thực tế, rập khuôn đối với KH từ năm này qua năm khác nhung không đuợc điều chỉnh. Điều kiện truớc mắt cần tập trung nhân sự và có quy trình chặt chẽ, quy định và giám sát chặt chẽ đối với việc theo dõi TD sau giải ngân.

Biện pháp cụ thể nhu: giám sát liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phát hiện sớm vấn đề, liên lạc thuờng xuyên để cập nhật thông tin, nhận định và phân tích BCTC hàng quý, hàng năm. Phát hiện các hoạt động đầu cơ, mạo hiểm của DN. Nếu DN đầu tu vào một pháp nhân cần thu thập đầy đủ thông tin về pháp nhân đó. Một tín hiệu nguy hiểm khác là vấn đề thấu chi liên tục trong tài khoản của KH, hoặc là sự suy giảm rõ rệt về số du và doanh số chuyển tiền của DN. Nên thu thập thông tin trên CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tuợng, để nắm bắt kịp thời tình hình TD KH. Quy định này nên đua vào phần kiến nghị khi xét cấp TD cho KH.

3.2.2.5. Thu hồi và xử lý nợ

Thuờng xuyên theo dõi quá trình trả nợ, qua đó, đánh giá phần nào tiềm lực KH, thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tuơng lai. Tìm hiểu rõ thực trạng kinh doanh, phân tích về khả năng phục hồi DN, thái độ của KH, tình trạng và khả năng xử lý TSĐB.Lựa chọn phuơng pháp xử lý linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng KH và khả năng từng CN, đảm bảo hiệu quả và chi phí hợp lý. Xử lý TSĐB là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng mọi biện pháp khác để thu hồi nợ.

Việc xử lý nợ cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt theo đúng trình tự và thủ tục. Tuy nhiên, không nên nóng vội, cần thực hiện “thấu tình đạt lý” để hạn chế thấp nhất tổn thất cho MB.

3.2.2.6. Sử dụng các công cụ bảo hiểm hạn chế, bù đắp tổn thất

RRTD như đã phân tích ở các phần trước, có thể xuất phát từ những nguyên nhân mà NH không lường trước được. Vì vậy, sử dụng các công cụ bảo hiểm, công cụ phái sinh nhằm phòng chống rủi ro và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất là cực kỳ quan trọng, như công cụ:

Hoán đổi rủi ro vỡ nợ (Credit default swap): Thông qua những người môi giới, NH sẽ mua 1 hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận danh mục cho vay hoặc danh mục đầu tư nhằm ngăn chặn tổn thất do giá trị tài sản bị giảm)

Sử dụng hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập: (Người mua bảo hiểm chi trả dựa vào thu nhập có từ việc giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ rủi ro bằng tổng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thanh toán của khoản nợ đó. Lãi suất khoản nợ thay đổi tương ứng với khả năng vỡ nợ. Người bán bảo hiểm trả tiền dựa vào khoản thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ, trừ đi khoản đền bù nhận được do phải chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả của sự hoán đổi này là người mua bảo hiểm được hưởng dòng thu nhập tương xứng với việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Việc hoán đổi các dòng thu nhập được thực hiện theo hợp đồng chứ không trao đổi quyền sở hữu nhằm quản lý danh mục rủi ro chủ động, NH dễ dàng chuyển đổi danh mục. Cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu hành lang pháp lý để phát triển dịch vụ trên;

Hợp đồng quyền TD: Là công cụ bảo vệ NH trước những tổn thất trong giá trị tài sản TD, rủi ro chi phí vay vốn tăng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng TD của NH giảm sút.

đối với các sản phẩm vay tín chấp, thẻ TD, KH lớn tuổi và còn trong độ tuổi đuợc bảo hiểm, hoặc làm việc trong các ngành nghề có rủi ro cao.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN QUÂN ĐỘITHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w